Rối loạn tiêu hóa khi mang thai 3 tháng đầu năm 2024

Hội chứng ruột kích thích là các rối loạn chức năng của đại tràng, thường tái phát nhiều lần các triệu chứng co thắt, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng tiêu chảy xen kẽ táo bón. Đặc biệt, tình trạng này thường hay xuất hiện ở những phụ nữ mang thai, do đó việc phát hiện và kiểm soát hội chứng ruột kích thích khi mang thai vừa giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ vừa bảo đảm an toàn cho thai nhi.

1.1. Định nghĩa

Hội chứng ruột kích thích (IBS - Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là hội chứng đại tràng co thắt là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa xảy ra tại ruột già (đại tràng). Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng do rối loạn nhu động ruột, dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện mà không kèm theo bất kỳ tổn thương thực thể nào trên đường ruột.

Hội chứng ruột kích thích thường có tính chất mạn tính, tái phát nhiều lần. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ làm chất lượng sống của bệnh nhân ngày càng giảm suốt, ảnh hưởng tới tinh thần, sinh hoạt và công việc hằng ngày,...

1.2. Dịch tễ học

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở độ tuổi thanh niên và trung niên, đặc biệt cao nhất là từ 18 - 30 tuổi và giảm sau khi qua tuổi 50. Một số báo cáo thống kê cho thấy nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới với tỉ lệ 2:1. Người ở thành thị có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn. Người có trình độ học vấn cao, cán bộ, học sinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân.

1.3. Nguyên nhân

  • Vấn đề tâm lý: Những người hay bị lo lắng, suy nghĩ hoặc thường gặp những vấn đề về tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu,... rất dễ mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý thường gây ảnh hưởng đến quá trình theo dõi và điều trị bệnh.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn không hợp lý hoặc ăn các loại thực phẩm độc hại là nguyên nhân thường gặp của các rối loạn tiêu hóa nói chung và hội chứng ruột kích thích nói riêng.
  • Các nguyên nhân khác: Bệnh nhân từng mắc các bệnh lý về đường ruột, các yếu tố về mặt di truyền trong gia đình, thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc ảnh hưởng đến nội tiết,... là những nguyên nhân làm phát sinh những nhu động ruột bất thường.

2. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

2.1. Lâm sàng

  • Đau bụng hoặc luôn khó chịu ở bụng.
  • Tình trạng tiêu chảy có hoặc không xen kẽ với táo bón.
  • Táo bón thể hiện đại tiện dưới 3 lần/ tuần.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Tình trạng chướng bụng.
  • Đại tiện cảm giác không hết phân.

2.2. Cận lâm sàng

  • Các xét nghiệm công thức máu thường không có biểu hiện bất thường.
  • Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, máu ẩn trong phân.
  • Siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng (CT-scan bụng), cộng hưởng từ để tìm những khối u, các tổ chức choáng chỗ, hay tổn thương khác trong ổ bụng.
  • Nội soi đại tràng là xét nghiệm xâm lấn dùng để loại trừ các bệnh lý khác trong đường ruột.
  • Xét nghiệm sinh thiết, mô bệnh học để xác định tổn thương của đại tràng.

3. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nồng độ Estrogen và Progesterone (hormone sinh dục) tăng lên nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Hơn nữa, việc có một thai nhi đang phát triển trong tử cung có thể làm quá trình tiêu hóa của bà bầu bị ảnh hưởng.

Khoảng 75% các nguồn thông tin đáng tin cậy cho rằng có một hoặc nhiều rối loạn chức năng ruột trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp xảy ra các rối loạn tiêu hóa trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc kể cả trong suốt thai kỳ.

3.1. Các nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích khi mang thai

  • Sử thay đổi của Hormon: Khi mang thai, nồng độ Progesterone tăng cao làm giảm nhu động ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Progesterone ảnh hưởng đến chức năng của cơ vòng đường tiêu hóa, dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày và ợ chua.
  • Sử dụng thuốc: Phụ nữ mang thai thường sử dụng các thuốc chống nôn, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ. Đồng thời, Họ cũng thường xuyên bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu tăng thêm lượng máu trong thai kỳ. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại có tác dụng phụ là làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Ngoài ra, Magnesium sulfate, một loại thuốc điều trị tiền sản giật và chuyển dạ sinh non, cũng có thể gây táo bón.
  • Áp lực của thai nhi: Những phát triển của thai nhi đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột, từ đó làm thay đổi các hoạt động bình thường của các cơ quan tiêu hóa.
  • Chế độ ăn: Những bà bầu bị hội chứng ruột kích thích thường là những người nạp vào cơ thể lượng thực phẩm lớn, điều này có thể là một nhu cầu cơ bản trong thai kỳ, tuy nhiên nó có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Tâm lý: Những người phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường rất nhạy cảm, suy nghĩ, lo âu nhiều và dễ có những cảm xúc tiêu cực. Điều này là một nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp phải hội chứng ruột kích thích.

3.2. Các triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trên phụ nữ có thai hầu như giống với người bình thường, bao gồm :

  • Thay đổi tần suất đi đại tiện.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón.
  • Ợ chua, đầy hơi, chướng bụng.

3.3. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai thường không đe dọa đến tính mạng mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên có thể gây ra những biến chứng trong thai kỳ như:

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ: Các rối loạn đường tiêu hóa đặc biệt là tình trạng tăng nhu động ruột có thể gây ra tác động trên tử cung (cấu trúc giải phẫu nằm phía trước đại tràng và trực tràng), nơi chứa và bảo vệ thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy, tác động này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu người Anh còn ghi nhận hội chứng ruột kích thích còn có thể gây ra tình trạng thai ngoài tử cung ở một số sản phụ.
  • Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ: Một số báo cáo lâm sàng cho rằng, việc rối loạn đường ruột trong giai đoạn này làm tăng nguy cơ dọa sinh non hoặc sinh non. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây ra mất nước, đồng thời các tác động của nhu động ruột lên cơ tử cung kích thích hình thành các cơn gò tử cung, từ đó dẫn tới chuyển dạ sinh non.
  • Tình trạng táo bón làm giãn các cơ trơn đường ruột hoặc có thể tác động lên các mô, cơ, mạch máu và dây thần kinh ở sàn chậu, làm tăng nguy cơ sa sinh dục ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu chảy mất nước, rối loạn tiêu hóa gây biếng ăn hoặc giảm hấp thu thức ăn có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu máu và mất nước cho thai nhi, từ đó dẫn tới suy thai.

4. Điều trị hội chứng ruột kích thích ở bà bầu

Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc thường được khuyến khích như một phương pháp điều trị đầu tiên cho những rối loạn về đường ruột khi mang thai.

4.1. Điều trị không dùng thuốc

  • Chế độ ăn uống:
  • Các loại thực phẩm như giàu chất xơ như trái cây và rau sống có thể khó tiêu hóa, vì vậy chất xơ nấu chín có thể dễ tiêu hóa hơn trong ruột.
  • Uống nhiều nước có thể giảm táo bón.
  • Tránh các thực phẩm gây đầy hơi như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, đồ uống có gas,...
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa Gluten như lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen,...
  • Hạn chế các thực phẩm FODMAPs, nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như Lactose, Fructan, Fructose và một số loại đường khác.
  • Thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng: Chẳng hạn như đi bộ, yoga trước khi sinh, thái cực quyền.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi: Ngủ trưa, thiền định, cải thiện vệ sinh giấc ngủ và đảm bảo rằng cơ thể bạn có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và phát triển.
  • Việc uống trà nhẹ nhàng có thể tạo ra khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày của bạn và giúp làm dịu ruột bị kích thích.

4.2. Điều trị dùng thuốc

Các loại thuốc kê đơn bao gồm một số loại thuốc trị tiêu chảy, giảm đau hoặc táo bón thường bị hạn chế do tác dụng tiềm ẩn của chúng đối với thai nhi. Nếu thực hiện các biện pháp can thiệp không dùng thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân có thể tham khảo các loại thuốc điều trị an toàn cho thai kỳ.

  • Psyllium, Docusate Natri, thuốc nhuận tràng bôi trơn thường không liên quan đến nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như Miralax và thuốc nhuận tràng kích thích như ExLax chỉ nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Các thuốc nhuận tràng được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn vì chúng có thể gây mất nước hoặc mất cân bằng điện giải ở phụ nữ mang thai.
  • Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích không an toàn cho thai kỳ:
  • Amitiza.
  • Linzess.
  • Rifaximin.
  • Dicyclomine.

Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai được đánh giá là một tình trạng không gây nguy hiểm, vì hầu như không đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm cùng với điều trị hội chứng ruột kích thích đúng cách sẽ góp phần làm giảm các biến chứng có hại cho thai nhi.

XEM THÊM:

  • Công dụng thuốc Seodeli
  • Công dụng thuốc Talroma
  • Chứng đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.