Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Những giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải sinh hoạt

  • greennewstv
  • 1 Tháng Mười Hai, 2018
Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt đang là nỗi lo chung của các vùng, các quốc gia khi mà tình trạng ùn ứ rác thải ngày càng trở nên quá tải và ô nhiễm nghiêm trọng. Việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt ở nước ta là rất cần thiết.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiện nay khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày là khoảng 38.000 tấn, vào gần 14 triệu tấn/năm. Điều đáng nói là hầu hết lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta chưa được phân loại ngay từ đầu mà dùng biện pháp chôn lấp nên càng ngày rác thải càng trở nên quá tải và ô nhiễm môi trường.

Nội dung tóm tắt

  • A Rác thải sinh hoạt là gì?
  • B Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt
    • 1. Đốt rác thải rắn
    • 2. Công nghệ phân loại rác thải
    • 3. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
    • 4. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học
    • 5. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế

A Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn phân loại bỏ đi trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Đến nay rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, khu bệnh viện, trường học khu chiếm tỉ lệ cao.

Xử lý rác thải sinh hoạt là thách thức lớn đối với ngành môi trường, không chỉ ở các thành phố lớn mà tại vùng nông thôn tình trạng quá tải do rác thải cũng đang là vấn đề nhức nhối.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt tại nông thôn quá tải

B Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt

1. Đốt rác thải rắn

Đốt rác thải cũng gặp không ít khó khăn do rác thải có nhiều thành phần khó cháy và độ ẩm quá cao nên xử lý rác thải sinh hoạt bằng các lò đốt rác thải sinh hoạt có hiệu quả thấp.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này xử lý rác thải sinh hoạt này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp xỉ, tro. Tuy vậy thì chi phí đầu tư, vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khá cao, chỉ phù hợp nếu thực hiện ở các nước tiên tiến, phát triển. Ở các nước phát triển cũng sử dụng nhà máy đốt rác thải để phát điện và biến rác thành nguyên liệu có ích.

2. Công nghệ phân loại rác thải

Phân loại rác thải là khâu quan trọng đầu tiên của công nghệ xử lý, sau bước phân loại rác các loại bao tải xác rắn cũ và nhựa các loại sẽ bán lại cho các đơn vị mua thu làm nguyên vật liệu tái chế để tái chế ra các vật liệu sử dụng sinh hoạt khác.

3. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp xử lý ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở sau khi chất thải các nơi tập trung thu gom vào nhà máy sẽ được phân loại bằng nhiều phương pháp thủ công phân ra thành nhiều kiện lớn. Kim loại, nhựa, ni long, thủy tinh là những chất có thể tái tái chế tận dụng được sẽ thu gom lại để mang đi tái chế còn những chất còn lại không sử dụng sẽ được băng chuyền chuyển đến hệ thống ép thủy lực để làm giảm tối đa thể tích.

4. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học

Phương pháp ủ sinh học hiện nay đang triển khai mở rộng tại một số địa phương. Ưu điểm nhận thấy sau quá trình xử lý bằng phương pháp này không gây ra mùi và sinh ra các vi sinh vật gây hại. Sau quá trình ủ sinh học sẽ ổn định được chất thải, chuyển hóa chất hữu cơ sang dạng ổn định và đặc biệt hơn cả đó là quá trình này làm thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất có thể làm phân bón cho cây trồng rất tốt.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học mang lại nhiều hiệu quả

Trên thế giới đã xử lý rác thải theo phương pháp ủ sinh học này nhằm làm cho rác thải hữu cơ thành phân compot đạt hiệu quả kinh tế cao từ các công nghệ này.

5. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế

Chúng ta chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 đến 2 lạng giun là có thể xử lý được không dưới 300 kilogram rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý đạt tới 100%. Nhờ giun quế đùn đất, tiêu hóa và thải ra chất hữu cơ nên chỉ sau một thời gian, đất sẽ đạt được độ tơi xốp, rất tốt để bón cho cây trồng.

Những phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt kể trên đang được xử lý phố biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế trong việc xử lý rác thải sinh hoạt để xử lý, tái chế một cách hiệu quả rác thải sinh hoạt cần có sự quản lý và cách thức tái chế hiệu quả hơn.

Xem thêm >>> Rác thải sinh hoạt là gì? Tác hại của rác thải sinh hoạt

Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt - vấn đề còn nhiều nan giải

Thứ bảy, 31/7/2021 | 11:09:41 Sáng
Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

(HBĐT) - Những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đã nhiều lần được đại biểu HĐND tỉnh đưa lên nghị trường chất vấn lãnh đạo ngành hữu quan. Dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra và sự vào cuộc của hệ thống chính trị ngày một quyết liệt hơn, nhưng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt vẫn là vấn đề "nóng. Ở khu vực đô thị, rác thải sinh hoạt mỗi ngày thu gom vượt quá công suất xử lý; còn ở khu vực nông thôn, đây thực sự là một trong những rào cản lớn trong hành trình về đích nông thôn mới (NTM) của không ít địa phương.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải tồn đọng, không được phân loại, xử lý ở bãi rác thuộc xã Cao Sơn (Đà Bắc).

"Nóng vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt

Xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt, rồi những vấn đề phát sinh do rác thải tồn đọng chưa được xử lý đã tồn tại nhiều năm trên địa bàn tỉnh, nhất là TP Hòa Bình. Qua các cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đại biểu HĐND các cấp, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là liên quan đến rác thải sinh hoạt được nhiều cử tri quan tâm, thậm chí kêu cứu đến ngành chức năng. Trong những năm gần đây, nhiều lần các đại biểu dân cử đã chất vấn lãnh đạo ngành TN&MT về giải pháp, tiến độ giải quyết những điểm nóng liên quan đến rác thải sinh hoạt. Tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa XVI (diễn ra vào tháng 12/2020), đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm. Như vấn đề quy hoạch đất đai khu vực xử lý rác thải của tỉnh và TP Hòa Bình với những câu hỏi đặt ra về thời gian TP Hòa Bình có địa điểm, nhà máy đủ công suất, công nghệ phù hợp để xử lý hết rác thải của thành phố; các phương án, giải pháp cụ thể của UBND tỉnh trong việc vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh và TP Hòa Bình...

Dù đã có những giải pháp đưa ra, những lý giải được người đứng đầu Sở TN&MT trả lời ngay tại phiên chất vấn. Và thực tế thời gian qua, việc thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn TP Hòa Bình, cũng như ở một số địa phương trong tỉnh đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố, việc tập kết rác thải vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Ở khu vực nông thôn, những bãi rác tự phát, những con suối ngập rác vẫn còn khá phổ biến. Đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) cho biết: Hiện nay, công tác triển khai các điểm chôn lấp, xử lý chất thải rắn (CTR) đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo mọi nguồn lực để thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2436/QĐ-UBND, ngày 22/10/2018 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR tỉnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 16 khu xử lý CTR cấp vùng huyện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 20 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, 3 lò đốt rác thải sinh hoạt cỡ nhỏ đang hoạt động, gồm: 1 khu xử lý CTR hoạt động (khu xử lý rác tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) có 2 lò đốt với công suất khoảng 50 tấn/ngày đêm, hiện tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện Lương Sơn), 1 khu xử lý CTR xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) do Công ty TNHH năng lượng môi trường Bắc Việt làm chủ đầu tư, công suất giai đoạn 1 là 100 tấn/ngày; 1 nhà máy xử lý rác thải tại thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) do Công ty CP công nghệ cao Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Hoa, các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cấp vùng huyện đã được UBND huyện quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên chưa đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và hạ tầng. Nhiều bãi chôn lấp chưa được xây dựng thành các ô chôn lấp hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, còn tồn tại các bãi chôn lấp tự phát.

Lỡ hẹn về đích nông thôn mới vì... bãi rác

Năm 2020, xã Cao Sơn (Đà Bắc) phấn đấu về đích NTM. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và Nhân dân, Cao Sơn đã có bước tiến nhanh trong hành trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, xã đã không về đích theo lộ trình vì vướng tiêu chí số 19 về môi trường. Mà vướng nhất là vấn đề thu gom, xử lý chất thải và xây dựng bãi rác đạt chuẩn. Năm 2021, xã tập trung tháo gỡ tiêu chí này để có thể hoàn thành về đích. Theo chia sẻ của lãnh đạo xã thì đây là nhiệm vụ khó. Ngoài yếu tố ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến gần 400 người dân đi làm xa phải trở về nhà nên thu nhập bị ảnh hưởng nhiều, thì khó nhất vẫn là tiêu chí về môi trường vì thực tế tồn tại nhiều năm qua.

Đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Xã có 9 xóm nhưng chỉ có bãi rác rộng khoảng 2.000 m2 đặt tại xã Sơn Phú. Những năm qua, mới 4/9 xóm (Sơn Phú, Nà Chiếu, Sèo, Tằm) được thu gom rác thải, các xóm khác bà con tự thu gom, đốt, nhiều hộ vẫn vứt rác bừa bãi ra môi trường. Trong những năm gần đây, lượng rác ngày một tăng nên bãi rác đã quá tải mà chưa có bãi rác mới để giảm tải cho bãi rác cũ. Lượng rác được thu gom hàng ngày chưa được 50% tổng lượng rác thải trong ngày. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Bãi rác hiện cũng ở gần khu dân cư nên gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bãi rác nằm quá gần khu dân cư, đó là điều đầu tiên chúng tôi có thể khẳng định khi đến ghi nhận thực tế tại bãi rác xã Cao Sơn thuộc địa bàn xóm Sơn Phú. Từ bãi rác đến hộ dân gần nhất chỉ cách khoảng vài chục mét, đó là hộ ông Đỗ Tiến Dũng. Gia đình ông Dũng đã phải "chung sống với bãi rác này hơn chục năm qua. Ông Dũng cho biết, đây là bãi tập kết rác nên mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều năm trước đây, rác được xử lý bằng cách đốt khiến gia đình ông và những hộ dân xung quanh chìm trong làn khói dày đặc. Ông Dũng bức xúc: "Thật không hiểu tại sao lại xây dựng một bãi rác quá gần khu sinh sống của người dân như vậy. Gia đình tôi thường xuyên phải đưa các cháu nhỏ vào nhà họ hàng trong xã để tránh mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác thổi lên. Ngoài rác thải sinh hoạt còn có cả xác động vật nên lúc nào gia đình tôi cũng phải sắm hàng tệp bẫy ruồi nhặng. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, chuyển bãi rác ra khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường.

Đúng như chia sẻ của các hộ dân xóm Sơn Phú, quan sát thực tế có thể thấy, rác được tập kết khá nhiều nhưng không được phân loại, xử lý. Rác thải thu gom được đổ ngay gần cổng bãi rác, dù phía trong còn không gian trống khá rộng nên rác càng gây ảnh hưởng lớn hơn đến đời sống dân sinh. Việc di dời bãi rác ở xóm Sơn Phú là cấp thiết bởi vị trí nằm quá gần khu dân cư. Thực trạng thu gom, xử lý rác thải, hay bãi rác được quy hoạch không đảm bảo khoảng cách với khu dân cư không phải là vấn đề chỉ xảy ra ở xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Chưa từng có một bãi rác nào được xây dựng trên địa bàn nên vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt luôn là nỗi trăn trở của chính quyền và người dân xã Quyết Thắng (Lạc Sơn). Sau sáp nhập các xã Phú Lương, Phúc Tuy, Chí Thiện thành xã Quyết Thắng, hiện xã có diện tích khá rộng, dân số đông nhưng xã chưa được xây dựng bãi rác nào. Đồng chí Bùi Văn Âu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý rác thải. Thế nhưng, thực tế vẫn còn nhiều hộ chưa có ý thức, còn xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, nhiều bãi rác tự phát hình thành ở các xóm trên địa bàn, tình trạng xả rác ra sông, suối dù đã giảm so với trước nhưng vẫn xảy ra. Một vấn đề đáng ngại là hiện nay ở các khu vực giáp ranh, nhất là giáp ranh với xã Thượng Cốc thường xuyên xảy ra tình trạng người dân vứt rác với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường. Xã đã quy hoạch địa điểm xây dựng bãi rác. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm sớm xây dựng bãi rác để đảm bảo môi trường, bởi hiện nay lượng rác thải sinh hoạt càng ngày càng nhiều hơn so với trước.

Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Để nâng cao hiệu quả quản lý CTR nói chung và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng, đồng chí Nguyễn Thị Hoa cho biết: Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu và ủng hộ việc thu gom, xử lý rác thải. Xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp; tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/ 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân. Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải. Tăng cường công tác xã hội hóa về BVMT, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác quản lý, xử lý chất thải.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của các địa phương trong việc quy hoạch khu xử lý rác thải, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tại các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải, vận chuyển chất thải liên tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn; rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành đơn giá xử lý chất thải rắn có thu hồi năng lượng. Cùng với đó tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm. Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác BVMT tại địa phương theo Luật BVMT năm 2014. Đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý chất thải.

Viết Đào


Cần loại bỏ bãi tập kết rác, trả lại mỹ quan cho đô thị

Nguyễn Văn Sáng

Phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình


Những năm qua, trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại nhiều bãi tập kết rác thải gây mất mỹ quan đô thị. Trong đó, có những điểm tập kết rác ở ngay gần khu dân cư sinh sống hay trên tuyến đường giao thông có lưu lượng người qua lại hằng ngày rất cao. Đặc biệt, trên tuyến đường Trương Hán Siêu, tình trạng tập kết rác thải gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Đây là tuyến đường hàng ngày rất đông người dân đi tập thể dục vì đường đẹp, gần sông Đà nên khí hậu trong lành. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, trên tuyến đường này (thuộc địa phận phường Tân Hòa) có một đoạn đường trở thành nơi tập kết rất nhiều rác thải. Mỗi khi chúng tôi đạp xe đi thể dục qua đều phải bịt khẩu trang, có người không chịu nổi mùi hôi thối bốc lên đành phải quay xe trở lại.

Với khối lượng rác lớn như vậy, lại để qua thời gian dài không chỉ gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân mà nước rỉ rác còn chảy vào khu sản xuất của người dân, ngày mưa thì chảy ra sông Đà gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó, chúng tôi đề nghị phải xử lý sớm bãi rác tồn tại trong thời gian dài để trả lại mặt đường Trương Hán Siêu. Đồng thời, loại bỏ các điểm tập kết trong lòng thành phố để không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Từ đó, xây dựng đô thị ngày càng xanh - sạch - đẹp và văn minh hơn.


Mỗi người nêu cao ý thức trong việc thu gom, xử lý rác thải của gia đình

Bùi Văn Đượng

Xóm Gia Phú, xã Gia Mô (Tân Lạc)


Do trên địa bàn xã Gia Mô (Tân Lạc) chưa được xây dựng bãi rác nên những năm qua, người dân tự thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đối với gia đình tôi có 5 người (trong đó 2 người đi làm ăn xa) thì lượng rác mỗi ngày không nhiều. Để giữ gìn vệ sinh, gia đình tôi thu gom rác và phân loại các loại rác khác nhau để xử lý. Hằng tuần, chúng tôi tiến hành đốt rác nên không có rác bị tồn đọng. Tuy nhiên, tôi nhận thấy còn nhiều người chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường chung, đơn giản như việc vứt chai lọ, túi nilon bừa bãi. Nhiều người thu gom rác thải vào các bao tải rồi vứt ra sông, suối hoặc đồi rừng, thậm chí ngay ven đường giao thông gây mất thẩm mỹ và ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn xóm có con sông chảy qua, thi thoảng chúng tôi vẫn bắt gặp xác lợn, gà thối rữa trôi nổi do các hộ dân ở đầu nguồn vứt xuống. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.

Chính vì thế, để bảo vệ môi trường thì mỗi người cần có ý thức tự thu gom, xử lý rác thải của gia đình mình. Việc làm này không chỉ góp phần bảo môi trường, xây dựng nếp sống văn minh mà cũng chính là để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.



Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Tập huấn nghiệp vụ quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Sở TT&TT vừa tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh năm 2021. Tham dự có 90 học viên là công chức phụ trách công tác kế hoạch tài chính; cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách CNTT tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Xã Ngổ Luông: Chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc

(HBĐT) - Trước đợt rét đậm, rét hại của mùa đông năm nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dự trữ thức ăn, gia cố chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng nhằm ủ ấm, tránh dịch bệnh, giảm tối đa thiệt hại cho đàn vật nuôi.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Tập huấn phương pháp, kỹ năng thực hành thao giảng khuyến nông

(HBĐT) - Trong thời gian 2 ngày (16-17/11), tại TP Hoà Bình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức lớp tập huấn phương pháp kỹ năng thực hành thao giảng khuyến nông cho 22 học viên là cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu

(HBĐT) - Sáng 15/11, Sở TN&MT tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường (BVMT), cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai cho cán bộ phụ trách môi trường cấp huyện và công chức địa chính nông nghiệp môi trường cấp xã của các huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi: Chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn tiên phong, gương mẫu triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Qua đó, từng bước thay đổi nhận thức, hành động của cán bộ, hội viên và Nhân dân, góp phần giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp và hoàn thiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Sở Công Thương tặng làn đi chợ và tuyên truyền về chống rác thải nhựa

(HBĐT) - Chiều 12/11, tại Trung tâm thương mại AP Plaza, phường Đồng Tiến (TPHòa Bình), Sở Công Thươngtổ chức tuyên truyền về chống rác thải nhựa và tặng 240 chiếc làn đi chợ cùng túi nilon thân thiện với môi trường tớiNhân dân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày: Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai