Ông bầu clb tphcm là ai

Bầu Bình vốn có 23 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản đã xây dựng Sài Gòn FC theo mô hình CLB chuyên nghiệp của J-League [Nhật Bản]. Ông tạo tiếng vang trong cộng đồng Nhật Bản lẫn người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi có những bước đi căn cơ như hợp tác với các CLB Nhật Bản là FC Tokyo ở J-League 1, Ryukyu ở J-League 2, 1 đội ở J-League 3 [sắp công bố]. Mời chuyên gia giỏi từ Nhật Bản sang giúp phát triển Sài Gòn FC, mời dàn cầu thủ Nhật Bản, trong đó có cựu ngôi sao Daisuke Matsui để từng bước J-League hóa. Song song đó ông còn mở đường cho cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản thi đấu…

Chủ tịch Sài Gòn FC trả lời phỏng vấn trên báo Nhật Bản

Ảnh chụp màn hình

Lý giải những bước đi trên, bầu Bình nói trên báo Nhật Bản: “Tôi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam. Chúng tôi cũng có học viện bóng đá của riêng mình, tuy nhiên phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể gặt hái thành quả. Việc tích lũy kinh nghiệm thi đấu tại J-League sẽ giúp nâng cao trình độ các cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam. Chúng tôi muốn các cầu thủ thấm nhuần các tiêu chuẩn luyện tập cũng như văn hóa của Nhật Bản, đó cũng là lý do tôi giao cho ông Shimoda [cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản] trách nhiệm huấn luyện Sài Gòn FC.

Bầu Bình [giữa] cùng dàn chuyên gia, HLV, cầu thủ Nhật Bản đang đầu quân cho Sài Gòn FC

Sài Gòn FC

Bước tiếp theo, tôi sẽ cố gắng đưa càng nhiều cầu thủ Việt Nam sang thi đấu tại giải J-League càng tốt. Thông qua việc hợp tác với FC Ryukyu của J-League 2, mỗi năm tôi sẽ gửi hai cầu thủ hàng đầu Việt Nam qua đây. Mặc dù điều này gây tổn thất lớn cho lực lượng của Sài Gòn FC, nhưng thành tích trước mắt không phải là ưu tiên hàng đầu của tôi. Ưu tiên hàng đầu của tôi đó chính là đào tạo nguồn nhân lực. Tôi muốn sau khi sang Nhật Bản, các em có thể học được văn hóa và rèn luyện nhân cách để trở về cống hiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn của các cầu thủ Việt Nam vẫn còn hạn chế nên để thi đấu và cọ xát thực tế tại giải J-League 1 thì chưa đủ tầm, do đó trước mắt tôi sẽ tăng số lượng cầu thủ Việt thi đấu cọ xát tại các giải J-League 2 và J-League 3. Tôi cũng sẽ thương thuyết với các CLB khác của J-League 3 để đưa các cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản. Tôi đã ký hợp tác với FC Tokyo của J-League 1 về mặt quản lý vận hành CLB, đồng thời chúng tôi cũng đang xúc tiến kế hoạch thành lập học viện bóng đá cho Saigon FC. Các cầu thủ Việt Nam có ý chí, lòng quyết tâm và sự chăm chỉ. Điều còn thiếu duy nhất chính là cơ hội”.

Sài Gòn FC thu hút được nhiều nhà tài trợ để nuôi đội bóng

Bảo Hằng

\n

Chủ tịch Sài Gòn FC Trần Hòa Bình cũng tiết lộ những thành công bước đầu trong chiến lược J-League hóa. “Chỉ trong khoảng 1 ngày bán vé cho trận khai mạc V-League mùa giải năm nay cũng là trận ra mắt của cầu thủ Daisuke Matsui, chúng tôi đã bán được gần 14,600 vé. Ở trận khai mạc mùa trước, chúng tôi chỉ bán được khoảng 130 vé, nhưng ở mùa giải năm nay, doanh thu bán vé trong trận khai mạc đã bằng doanh thu bán vé của cả mùa giải năm ngoái”.

Bầu Bình nói thêm: “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn [SCB], đơn vị tài trợ của chúng tôi quảng bá thương hiệu trong những trận đấu trên sân nhà của FC Ryukyu. Hiện nay có khoảng 3000 người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Okinawa và khoảng 6000 người ở tỉnh Kagoshima. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản khi gửi tiền về Việt Nam, họ muốn được sử dụng dịch vụ của ngân hàng Việt Nam để cảm thấy an tâm hơn. Tôi muốn bóng đá trở thành cầu nối cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của 2 nước, ví dụ như việc xúc tiến thành lập chi nhánh ngân hàng Okinawa tại TP.HCM hay thành lập chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại tỉnh Okinawa…”.

Cao Văn Triền [phải] đi tiên phong xuất ngoại sang chơi ở J-League 2

Sài Gòn FC

Cũng hôm nay, Sài Gòn FC trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM [JCCH] trong thông báo được đăng trên trang chủ của Hội này. Theo JCCH, Sài Gòn FC là CLB bóng đá nước ngoài duy nhất thành Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài.

Bầu Thụy ăn mừng vô địch Cúp quốc gia 2012 cùng CLB Sài Gòn Xuân Thành, chỉ tiếc là cuộc vui này quá ngắn ngủi - Ảnh: N.KHÔI

Theo đó, CLB Navibank Sài Gòn giải thể vào năm 2012. Một năm sau, đến lượt CLB Sài Gòn Xuân Thành bị xóa sổ. Việc cả hai CLB này chỉ tồn tại đúng ba mùa bóng cho thấy bóng đá chuyên nghiệp VN "dễ vỡ" bởi khi các ông bầu buông tay, các CLB lập tức giải thể.

Bỏ của chạy lấy người

Sau nhiều năm vắng bóng, các nhà đầu tư tại TP.HCM đã quyết định mua suất V-League để giúp sân Thống Nhất sáng đèn trở lại ở V-League. Thế là sau V-League 2009, CLB Quân Khu 4 được chuyển giao cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt [Navibank] với giá 15 tỉ đồng và đổi tên thành Navibank Sài Gòn.

Mùa giải đầu tiên ra mắt khán giả TP.HCM ở V-League 2010, Navibank Sài Gòn chỉ trụ hạng vào giờ chót sau khi thắng CLB hạng nhất Than Quảng Ninh trong trận play-off trên sân Chi Lăng [Đà Nẵng]. Vì thế, ông bầu Nguyễn Vĩnh Thọ đã đầu tư mạnh mẽ cho CLB Navibank Sài Gòn ở mùa 2011 khi đem về một loạt ngôi sao như tiền vệ Tài Em, thủ môn Nguyễn Thế Anh... với tiền lót tay và lương cao ngất. Bầu Thọ còn tuyên bố hợp tác với CLB Bayern Munich để mở học viện tại TP.HCM.

Sau đó, dù chỉ giành hạng 8 V-League 2011 nhưng Navibank Sài Gòn đã đoạt Cúp quốc gia 2011 để lần đầu tiên tham dự AFC Cup. Nhưng bất ngờ sau V-League 2012, bầu Thọ đã tuyên bố bỏ bóng đá trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người khi gửi công văn cho chủ tịch LĐBĐ TP.HCM [HFF] Trần Anh Tú xin chuyển giao đội bóng cho TP.HCM vì gặp khó khăn về kinh phí sau khi đã bỏ ra hơn 300 tỉ đồng đầu tư cho đội trong ba năm.

"Năm 2012, hội đồng quản trị Navibank đã quyết định và thống nhất ngưng tài trợ cho đội bóng. Hội đồng quản trị Công ty bóng đá Navibank Sài Gòn xin được phép chuyển giao lại đội bóng cho TP.HCM quản lý hoặc chuyển cho những đơn vị trong và ngoài TP.HCM có nhu cầu tiếp nhận. Trong trường hợp CLB Navibank Sài Gòn không tìm được đơn vị tiếp nhận chuyển giao và quản lý sẽ xin được giải thể vì công ty không có kinh phí đầu tư cho đội bóng tham dự mùa giải tiếp theo", công văn viết.

Bầu Thọ bỏ, CLB Navibank Sài Gòn được công ty của ông bầu Nguyễn Đức Thụy [ông chủ của CLB Sài Gòn Xuân Thành] chi tiền ra mua lại nhằm kinh doanh, bán suất tham dự V-League 2013 cho địa phương nào cần. Nhưng do không có khách mua, bầu Thụy quyết định cho CLB Navibank Sài Gòn giải thể vào ngày 5-12-2012.

Không thích thì giải tán

Trẻ hơn bầu Thọ, ông bầu Nguyễn Đức Thụy [sinh năm 1976] bạo tay đầu tư hơn bởi các công ty đều do mình hoặc gia đình làm chủ. Tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở TP.HCM, bầu Thụy đã mua lại suất thi đấu Giải hạng nhất 2011 của đội Hòa Phát V&V, sau đó chuyển đội bóng vào Nam vào tháng 10-2010 và đổi tên là CLB Sài Gòn Xuân Thành.

Với sự đầu tư cả trăm tỉ đồng/mùa của bầu Thụy, CLB Sài Gòn Xuân Thành đem về hàng loạt hợp đồng bom tấn như Phước Tứ, Đình Luật, Tấn Trường, Huỳnh Kesley... để ngay lập tức đoạt được chức vô địch Giải hạng nhất 2011, vô địch Cúp quốc gia 2012 và hạng 3 V-League 2012.

Sân Thống Nhất ngày đó luôn có khoảng 10.000 khán giả đến xem dàn sao của CLB Sài Gòn Xuân Thành thi đấu. Thậm chí trận đấu quyết định ngôi vô địch V-League 2012 giữa Sài Gòn Xuân Thành và Hà Nội T&T đã "vỡ sân" ngay trước khi trận đấu bắt đầu. Sân Thống Nhất phải đóng cửa trước 30 phút để đảm bảo an toàn vì bên trong không còn chỗ để đứng trong khi bên ngoài vẫn còn hàng ngàn khán giả đập cửa đòi vào. 

Nhưng Sài Gòn Xuân Thành đã không thể vô địch khi bị Hà Nội T&T cố tình cầm hòa [Hà Nội thắng là vô địch], tạo điều kiện cho một đội bóng khác của bầu Hiển là SHB Đà Nẵng thắng V.Ninh Bình ở trận đấu cùng giờ và đăng quang.

Chứng kiến tác hại của tình trạng một ông chủ nhiều đội bóng, bầu Thụy bắt đầu chán bóng đá. Ông gửi công văn đến lãnh đạo TP.HCM để "trao tặng" đội bóng khi mùa giải kết thúc và mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về kinh phí để Sài Gòn Xuân Thành có thể thi đấu tốt hơn ở mùa giải mới 2013. Cuối năm 2012, bầu Thụy nhường chức chủ tịch CLB cho em trai là Nguyễn Xuân Thủy, tiền chi cho đội cũng giảm còn 25 tỉ đồng cho mùa 2013.

8 tháng sau, bầu Thủy tuyên bố bỏ giải và xóa sổ CLB Sài Gòn Xuân Thành khi V-League 2013 chỉ còn 2 vòng đấu. Lý do được ông bầu này đưa ra là vì bức xúc với án phạt trừ 4 điểm của ban kỷ luật LĐBĐVN [VFF] do thi đấu thiếu tích cực trong trận đấu với chủ nhà K.Kiên Giang. 

"Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức vào đội bóng nhưng VFF và VPF đã không mang đến sân chơi công bằng cho các đội tham dự. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà tài trợ là Tập đoàn Xuân Thành. Vì vậy sau khi bàn bạc, nhà tài trợ Xuân Thành đã quyết định dừng đầu tư cho CLB, buộc đội bóng dừng thi đấu ở hai vòng cuối V-League 2013", bầu Thủy chia sẻ khi đó.

Chuyện còn tiếp diễn với bóng đá VN

Đó là câu chuyện giải tán CLB Ximăng The Vissai Ninh Bình năm 2015. Trước đó, năm 2010 Ninh Bình thăng hạng lên chơi V-League và là một trong những đội bóng rất được quan tâm tại giải đấu. Bên cạnh đó, ông Hoàng Mạnh Trường - ông chủ CLB Ninh Bình - cũng nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc.

Nhưng bóng đá Ninh Bình chỉ vui được 4 năm. Năm 2014, 9 cầu thủ Ninh Bình bị phát hiện tham gia bán độ tại một trận đấu của CLB ở AFC Cup. Cầu thủ ra hầu tòa, đầu năm 2015 ông Trường cũng giải tán CLB Ninh Bình. Với việc CLB gắn với một ông chủ, khi ông chủ cạn tiền, hết vui thì giải tán CLB là chuyện đang còn tiếp diễn với bóng đá VN. Mới nhất là câu chuyện chủ tịch CLB Than Quảng Ninh Phạm Thanh Hùng xin trả đội bóng về cho tỉnh vì "một mình tôi không nuôi nổi đội bóng".

K.XUÂN

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam: Nhiều CLB vẫn 'ăn bám' Nhà nước

NGUYÊN KHÔI

Video liên quan

Chủ Đề