Ví dụ về các trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Quyền thành lập, quản lý Doanh nghiệp và quyền góp vốn là hai quyền khác nhau. Có những trường hợp quyền góp vốn sẽ đương nhiên làm phát sinh quyền quản lý Doanh nghiệp và cũng có trường hợp không làm phát sinh quyền quản lý Doanh nghiệp.

Để tránh đánh đồng và hiểu rõ thế nào là quyền thành lập và quản lý Doanh nghiệp, quyền góp vốn vào DN. Trường hợp nào không được thành lập và trường hợp nào không được góp vốn… Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây:

1. Quyền thành lập và quản lý Doanh Nghiệp

Là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh của con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. Chủ thể có quyền thành lập được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh. Từ đây, DN có cơ sở pháp lý vững chắc để yêu cầu Nhà nước bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, yên tâm kinh doanh.

Quyền thành lập DN thường đi đôi với quyền quản lý DN bởi lẽ người có quyền tạo lập ra DN đó thì có quyền quyết định các chính sách để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN đó.

Nội dung tham khảo thêm:

– Hợp đồng là gì?

– Dịch vụ làm Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Sở công thương

2. Quyền góp vốn vào doanh nghiệp:

Quyền tự do kinh doanh của con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. Quyền góp vốn có phần hạn hẹp hơn so với quyền thành lập, quản lý Doanh nghiệp. Ví dụ người góp vốn chỉ có quyền nhận lợi tức sau khi DN đã nộp các khoản thuế, trả các khoản nợ…mà không có quyền điều hành, quản lý DN, hay người góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của mình.

3. Những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý Doanh nghiệp

3 nhóm đối tượng không được thành lập và quản lý DN [Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014]

Nhóm 1: Đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là không được thành lập, quản lý, điều hành DNTN, Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. [Khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005]

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Nhóm 2: Đối tượng có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế

– Người chưa thành niên.

– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Nhóm 3: Đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

4. Những trường hợp không được quyền góp vốn vào DN

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014: Có 2 trường hợp không được quyền góp vốn vào, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Cụ thể: Người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý nhà nước [theo Khoản 2 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005]

5. Trường hợp quyền góp vốn đương nhiên làm phát sinh hiệu lực của quyền quản lý Doanh nghiệp

– Thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 – 50 thành viên trở lên.

– Mua lại phần vốn góp trong công ty TNHH 2 – 50 thành viên.

– Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên góp vốn.

Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo. Hy vọng mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Luật Thành Thái  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi.

Địa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0814 393 779       Email:

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Theo Khoản 2, Điều 17, Luật doanh nghiệp 2020 nhưng tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập doanh, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức là pháp nhân nhưng bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực cụ thể theo Bộ luật tố tụng hình sự. Các cá nhân sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý hoạt động kinh doanh là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, sỹ quan, công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước; người đang chịu trách nhiệm hình sự, người đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vị của mình. Do vậy các cá nhân, tổ chức thuộc vào nhưng đối tượng nếu trên thì không có quyền thành lập công ty.

Khoản 2, Điều 17: Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp 2020

a] Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c] Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d] Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ] Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e] Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g] Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trên đây là những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý kinh doanh, những trường hợp thông thuộc vào các trường hợp nếu thì được hiểu là có quyền thành lập doanh nghiệp, để biết thêm thông tin về tư vấn doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi Công ty tư vấn pháp luật Việt An – Hãng luật chuyên sâu pháp luật doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều sự thay đổi trong quy định pháp luật. Có thể kể đến như việc bổ sung thêm các đối tượng không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm đảm bảo doanh nghiệp được thành lập và hoạt động một cách hiệu quả nhất. Để làm rõ những trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, Luật Hừng Đông xin chia sẻ về vấn đề này như sau:

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có liệt kê 07 nhóm tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất:  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động được nhờ có nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, nếu như các cơ quan, đơn vị này dùng nguồn vốn đó đi thành lập doanh nghiệp mới để thu lợi cho cơ quan đơn vị mình thì nguồn vốn nhà nước sử dụng không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách.

Thứ hai: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện hành năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 có quy định cán bộ, công chức cụ thể như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư:  Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó có thể hiểu, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Thứ năm: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Đối với nhóm chủ thể này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có bổ sung thêm một chủ thể mới không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp đó là “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”. Điều này là hợp lý, vì những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ không thể luôn luôn đảm bảo được các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật và định hướng bản thân, đồng thời không thể xử lý được các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khi xảy ra một cách kịp thời.

Thứ sáu:  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Quy định về nhóm chủ thể này của Luật Doanh nghiệp 2020 cơ bản giống với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, nhưng có bổ sung thêm một trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp là: người đang bị tạm giam. Khi một người đang bị tạm giam thì họ sẽ bị hạn chế một số quyền nên không thể đảm bảo được hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập.

Thứ bảy: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đây là một quy định mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại khi có hành vi phạm tội. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội [Điều 80 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017]. Theo đó quy định mới này là hoàn toàn phù hợp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Công ty Luật Hừng Đông về vấn đề Những trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc về vấn đề liên quan hoặc những vấn đề pháp lý khác, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được hỗ trợ.

Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề