Tại sao ngực căng nhưng hút sữa không ra

Thông thường, khoảng 2 đến 5 ngày sau sinh, ngực của sản phụ sẽ có dấu hiệu lớn dần lên, nặng và hơi đau do mẹ đang trong thời kỳ sản xuất nhiều sữa để cho con bú. Thế nhưng, sau khoảng 2 đến 3 tuần, mẹ sẽ thấy thoải mái hơn, bầu ngực trở nên mềm mại dù tuyến sữa vẫn đầy. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Trong trường hợp nặng, sự sưng ngực còn có thể lan tới nách khiến cho mẹ thấy đau nhói, không thoải mái, sốt nhẹ và kèm theo đó là hút sữa không ra.

Có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng sữa có thể là do ảnh hưởng cơ địa của sản phụ. Có một số trường hợp mẹ dù thường xuyên cho con bú nhưng vẫn bị căng tức ngực, vắt sữa không ra. Cũng có một vài mẹ bị căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong những ngày đầu tiên sau khi sinh em bé.

Một nguyên nhân nữa có thể do việc mẹ mặc áo ngực chật, gây nên ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Hoặc sản phụ đã từng phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép chiếm hết không gian để có thể làm tăng lượng máu, bạch huyết, sữa làm cho ngực bị cương đau.

Biến chứng tắc tia sữa có thể xảy ra

Nhiều mẹ cho rằng việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không gây nguy hại gì quá lớn, vấn đề là bé phải tìm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ để bổ sung dinh dưỡng. Thế nhưng, thực tế việc bị tắc tia sữa lại rất nguy hiểm với mẹ. Nếu không tìm cách làm tan cục sữa tắc, mẹ có thể phải đối mặt với những nguy cơ:

Viêm tuyến vú: Ngực sẽ tiếp tục bị sưng to và đau, sờ vào bầu ngực sẽ thấy có rất nhiều cục cứng, nặn sữa nhưng không ra và đầu vú có dấu hiệu sưng tấy.

  • Áp xe tuyến vú: Gây mưng mủ, đau ở tuyến vú dữ dội. Áp xe vú xảy ra sau khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần trở lên mà không điều trị.
  • Hình thành dải xơ hóa, u xơ tuyến vú: Do mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được đã lâu ngày mà không được điều trị.
  • Đa phần mẹ bị tắc sữa đều có cảm giác căng tắc, sưng đau ở vùng ngực, thậm chí một số trường hợp có thể gây sốt. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ, kéo dài còn có thể sẽ khiến mẹ bị suy nhược. Ngoài ra, quá trình tiết sữa cũng gặp nhiều ảnh hưởng, nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến mất hẳn sữa.

Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú, lúc này mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Nếu không cẩn thận mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Trẻ không được bú sữa mẹ thì sức đề kháng của trẻ cũng sẽ kém đi nhiều, con chậm lớn, có thể sẽ kém thông minh, thậm chí một vài trường hợp bé sử dụng sữa ngoài còn bị dị ứng, sặc sữa…

Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú - Ảnh minh họa: Internet

Những kinh nghiệm chữa tắc tia sữa

Sữa căng đau quá phải làm sao? Hay làm thế nào để khắc phục được tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được? dưới đây là một vài trường hợp mẹ có thể áp dụng để kích thích tuyến sữa.

Chườm bầu ngực với khăn ấm

Dùng khăn ấm và chườm nóng hai bầu vú giữa những cữ bú hoặc các cữ hút sữa để bầu ngực giảm sưng, đau, kích thích tuyến sữa. Tốt nhất, mẹ nên lấy khăn sữa của con, nhúng vào trong nước ấm, sau đó áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú để kích thích hoạt động của tuyến sữa.

Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú - Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên cho con bú

Một trong các cách làm hết căng sữa chính là cho con bú thường xuyên. Hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn thông thường. Đảm bảo không bỏ lỡ lần cho ăn nào và chắc chắn rằng mẹ đã cho bé bú đúng cách.

Vắt sữa mỗi ngày

Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó để hạn chế sữa đọng lại trong bầu ngực gây đau. Khi vắt sữa, cần chú ý hút bỏ sữa khi vú bị căng cứng và cần phải hút ở một mức độ vừa phải. Bởi nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích và tiết sữa nhiều hơn.

Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó - Ảnh minh họa: Internet

Tắm bằng nước ấm

Một cách giúp mẹ bớt đau do bị căng sữa là dùng vòi hoa sen với nước ấm và phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống. Áp dụng theo cách này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng bị căng tức ngực, những u sữa cũng sẽ mềm ra, từ đó làm cho ngực của mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi để dòng sữa thừa chảy ra và trôi theo dòng nước.

Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi - Ảnh minh họa: Internet

Massage bầu ngực

Để khắc phục mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, sau mỗi lần cho ăn, giữa thời gian tắm, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm tình trạng căng sữa. Nên đặc biệt chú ý đến các vùng ngực có hiện tượng rắn, cứng.

Chọn áo ngực phù hợp

Áo ngực chật hay bó sát có thể khiến của mẹ bị đau vú, làm đau đầu ti, ngực bị căng sữa. Để hạn chế tình trạng này, hãy chọn loại áo ngực kích thước phù hợp và rộng rãi. Tốt nhất nên dùng áo ngực dành cho sản phụ, loại áo này được thiết kế để hạn chế gây áp lực lên vùng ống dẫn sữa đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho sản phụ.

Thử nhiều tư thế khi cho con bú

Bạn có thể thử thay đổi nhiều vị trí khác nhau mỗi lần cho con bú. Điều này có tác dụng giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa đều được dọn sạch. Nhờ đó, cơn đau ngực khi cho con bú có thể được giảm bớt.

Phòng tránh tình trạng tắc sữa sau sinh

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không tìm ra nguyên nhân. Những biện pháp để giúp phòng tắc tia sữa sau sinh tuy không mang lại hiệu quả tuyệt đối nhưng cơ bản có thể giúp cho sản phụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau:

  • Cho con bú ngay sau khi sinh để tránh tình trạng bị tắc sữa non. Khi cho con bú hãy để “da kề da” để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho con bú bất cứ khi nào thấy con có nhu cầu thay vì phải tuân theo một khung giờ cứng nhắc. Đây là cách để bé phát triển toàn diện đồng thời phòng ngừa tắc tia sữa ở mẹ.
  • Lưu ý tư thế bắt núm vú của con để đảm bảo rằng con được bú nhiều sữa nhất, dễ nuốt nhất. Cho con bú hết 1 bên ngực rồi mới chuyên cho bú bên còn lại. Nếu trong một cữ bú con bú không hết, hãy dùng máy hút sữa hoặc tự vắt sữa ra bình và bảo quản ở tủ lạnh.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh vùng ngực sạch sẽ trước, sau khi bé ti hoặc máy hút sữa nhất là vệ sinh phần đầu vú.
  • Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo, đạm có trong sữa cuối.
  • Ăn uống đủ chất và vận động đều đặn.
Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được cũng như cách khắc phục tình trạng này tại nhà mà bạn có thể tham khảo nếu gặp phải trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, hãy sớm đến các trung tâm y tế để kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng hay hậu quả sau này cho cả mẹ và bé.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tinh-trang-me-bi-cang-sua-nhung-sua-khong-tiet-ra-duoc-phai-lam-sao-khac-phuc-349112.html

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn về sức khỏe cho cả mẹ và con. Đối với con, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất và việc bú mẹ còn giúp con giảm nguy cơ mắc một số bệnh như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, hen, dị ứng, tiểu đường và ung thư thời thơ ấu.

Còn về phía mẹ, khi cho con bú là mẹ giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, tiểu đường…

Nhưng các vấn đề không mong muốn có thể xuất hiện khi khi cho con bú và nếu không xử lý đúng cách thì những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Rất nhiều mẹ gặp rắc rối hút không ra sữa hoặc ra rất ít sữa trong khi ngực vẫn căng sữa nên không thể hút trữ sữa hoặc không kích được sữa đủ cho con ăn no.

Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề vì sao hút sữa không ra và hút không ra sữa phải làm sao, POH sẽ giúp mẹ tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

 

Cơ chế sản sinh sữa mẹ

Hút không ra sữa phải làm sao?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được và cách khắc phục tình trạng này, thì mẹ cần phải hiểu rõ về cơ chế sản sinh sữa mẹ của cơ thể.

Cơ chế tiết sữa mẹ chịu ảnh hưởng bởi 4 hormone chính, đó là:

- Hormone estrogen và progesterone kích thích bầu ngực mẹ phát triển và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiết sữa.

- Hormone prolactin tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sữa.

- Hormone oxytocin giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực.

Mẹ đã hiểu rõ về cơ chế tiết sữa?

Quá trình sản sinh sữa mẹ được chia thành 3 giai đoạn, gọi là LI, LII và LIII có vai trò như sau:

- Giai đoạn LI là giai đoạn tạo sữa non của cơ thể. Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng nửa sau của thai kỳ cho đến khoảng 48 giờ sau sinh. Sữa non được sản xuất ra với số lượng ít nhưng rất giàu dưỡng chất, được ví như “vàng lỏng” phù hợp với dung tích dạ dày nhỏ của em bé sơ sinh.

- Giai đoạn LII diễn ra ngay sau giai đoạn LI và thường được gọi là giai đoạn chuyển tiếp từ sữa non sang sữa già. Lúc này sữa của mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn nên mẹ sẽ cảm thấy căng tức ngực rõ rệt.

- Giai đoạn LIII là giai đoạn cơ thể sản xuất sữa theo cơ chế cung - cầu dưới sự tác động của hormone oxytocin và prolactin. Từ lúc này trở đi, cơ thể mẹ sẽ sản xuất lượng sữa dựa vào nhu cầu ăn của con, nghĩa là khi con bú nhiều, bú cạn sữa thì cơ thể mẹ sẽ được kích thích sản sinh ra nhiều sữa hơn.

Như vậy, một phần nguyên nhân vì sao hút sữa không ra có thể đến từ trục trặc trong quá trình sản sinh sữa mẹ.

Cụ thể hơn là do hormone oxytocin không hoạt động đúng cách khiến sữa mẹ không thể giải phóng khỏi bầu ngực như mẹ mong muốn, hoặc do cơ thể mẹ tạo ra quá ít sữa không đủ để hút ra.

Có nên vắt sữa không?

Khi không biết hút không ra sữa phải làm sao, nhiều mẹ thường băn khoăn không biết có nên tiếp tục hút/vắt sữa không, hay nên chuyển sang cho con bú trực tiếp. Điều này là tùy thuộc vào lựa chọn và điều kiện của từng mẹ.

Cả hai cách hút/vắt sữa và cho con bú trực tiếp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Mẹ có thể áp dụng song song cả hai cách, vừa cho con bú vừa hút kiệt sữa sau mỗi cữ bú để con luôn có sữa dự trữ, luôn được ăn no và mẹ cũng duy trì nguồn sữa tốt hơn.

Còn những mẹ ít sữa có nên dùng máy hút sữa không? Nếu có điều kiện, mẹ ít sữa nên sử dụng máy hút sữa để kích và hút sữa cho con theo lịch L3, nghĩa là cứ 3 tiếng thì hút sữa một lần để kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu của con yêu.

Trong trường hợp mẹ không mua được máy hút sữa, mẹ có thể vắt sữa bằng tay và chịu khó vắt kiệt sữa ở cả hai bầu ngực sau mỗi cữ bú của con để “làm trống” tia sữa vừa giúp kích thích sữa về nhiều, vừa giúp mẹ hạn chế được tình trạng tắc tia hoặc áp-xe vú.

Nhiều mẹ sẽ thắc mắc không biết vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không? Vắt sữa bằng tay có thể gây tổn thương vú nếu mẹ làm không đúng.

Không phải cứ vắt càng mạnh thì sữa ra càng nhiều mà mẹ nên tham khảo và thực hiện đúng kĩ thuật, kết hợp cùng các động tác massage để vắt được nhiều sữa hơn.

Vắt sữa bằng tay có bị mất sữa không?

Một số lý do giải thích vì sao hút sữa không ra?

Nguyên nhân khiến mẹ hút không ra sữa có thể là do vấn đề trong quá trình tiết sữa, do mẹ hút sữa không đúng cách hoặc dụng cụ hút sữa không phù hợp. Sau đây POH sẽ cùng mẹ tìm hiểu về từng nguyên nhân và cách giải quyết cụ thể.

Hút sữa không đúng giờ

Khi mẹ hút sữa theo một lịch hút sữa cố định, ví dụ như lịch hút sữa L3 [3 tiếng hút sữa một lần], L4 [4 tiếng hút sữa một lần] hay L5, thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất và tiết sữa nhiều nhất khi mẹ hút sữa đúng giờ.

Vì thế khi mẹ hút sữa sớm hơn so với lịch thì thường mẹ sẽ hút không ra nhiều sữa.

Còn trong trường hợp mẹ hút sữa muộn giờ, mẹ có thể sẽ hút được nhiều sữa hơn bình thường vào cữ đó nhưng cữ sau lượng sữa sẽ giảm vì cơ thể chưa đủ thời gian sản xuất sữa.

Hút sữa không đúng giờ, không theo lịch cố định sẽ khiến cơ chế sản xuất sữa của mẹ không ổn định.

Não bộ mẹ sẽ không biết được khi nào thì đến giờ mẹ sẽ hút sữa nên không thể điều khiển các hormone làm nhiệm vụ sản xuất sữa và giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực hoạt động tốt được.

Vì thế để duy trì lượng sữa nhiều và ổn định, mẹ nên hút sữa đúng lịch và nhớ hút kiệt sữa cả hai bên ngực trong mỗi cữ.

Đôi khi, mẹ cũng có thể gặp tình trạng này mỗi khi giãn cữ hút sữa vì cơ thể cần có thời gian để làm quen với lịch hút sữa mới.

Cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa hiệu quả nhất là mẹ nên giãn cữ từ từ, ví dụ từ lịch hút sữa 3 tiếng muốn giãn cữ lên lịch hút sữa 4 tiếng thì mẹ hãy thực hiện với lịch hút sữa 3.25 tiếng, rồi lên 3.5 tiếng, 3.75 tiếng và cuối cùng là lên lịch hút sữa 4 tiếng.

Phễu hút sữa không vừa vặn

Khi hút sữa bằng máy không ra, mẹ hãy kiểm tra lại kích cỡ phễu hút sữa xem có vừa vặn với quầng vú của mình không.

Nhiều mẹ không biết đến việc phễu hút sữa cũng chia thành các kích cỡ khác nhau mà chỉ sử dụng phễu mặc định, có sẵn đi kèm với máy hút sữa, nhưng phễu đó lại không vừa vặn với quầng vú nên hút sữa không hiệu quả.

Phễu hút sữa thường có kích cỡ từ 17 đến 30mm, mẹ nên đo đường kính núm ti của mình và cộng thêm 2-3mm để ra kích cỡ phễu phù hợp với mẹ.

Lựa chọn đúng kích cỡ phễu hút sữa cũng là cách hút sữa không đau hiệu quả. Đa phần các mẹ thấy đau khi hút sữa là do phễu quá chật khiến đầu ti bị cọ xát vào thành phễu gây đỏ rát, chảy máu, hoặc do phễu quá rộng làm quầng vú bị kéo quá mức vào bên trong.

Sau khi lựa chọn được phễu hút sữa phù hợp, mẹ nên có tư thế ngồi hút sữa đúng để phễu ôm trọn vào bầu ngực và hút sữa hiệu quả hơn.

Liệu mẹ có thể nằm hút sữa được không? Một số loại máy hút sữa trên thị trường hiện nay đã thiết kế loại phễu đặc biệt có thể hỗ trợ mẹ vừa nằm vừa hút sữa, nhưng không phải là tất cả các hãng máy.

Vì thế nếu mẹ muốn hút sữa khi nằm thì mẹ nên tham khảo ý kiến của hãng sản xuất và lựa chọn loại máy hút sữa phù hợp với nhu cầu của mình.

Lựa chọn phễu hút sữa vừa vặn giúp mẹ hút sữa dễ dàng và hiệu quả

Lực hút sữa quá nhẹ

Nếu mẹ hút sữa với lực quá nhẹ thì sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia và mẹ sẽ rất khó để có phản xạ xuống sữa.

Mẹ nên điều chỉnh lực hút sữa mạnh hơn sao cho khi hút sữa bằng máy, bầu ngực của mẹ cảm thấy kích thích giống như khi cho con bú trực tiếp đúng khớp ngậm và mẹ không hề thấy đau.

Lực hút sữa không phù hợp cũng là một trong những lý do tại sao hút sữa không kiệt mà ít mẹ nghĩ tới nhất.

Mỗi mẹ mỗi khác, vì thế mẹ hãy thử, cảm nhận và điều chỉnh lực hút sao cho phù hợp nhất với mình nhất.

Không massage ngực trước khi hút

Để sữa về nhanh và nhiều, mẹ nên massage hoặc chườm ấm ngực trước khi hút sữa để kích thích các nang sữa hoạt động và sản sinh nhiều sữa hơn.

Đây cũng là cách giúp mẹ hạn chế hiện tượng cương sữa và tắc tia sữa rất hiệu quả.

Mẹ có thể chườm ấm ngực bằng cách nhúng khăn sữa vào nước ấm rồi đắp lên ngực một lúc hoặc mở vòi hoa sen nước ấm xối vào ngực.

Sau đó mẹ hãy massage nhẹ nhàng quanh bầu ngực, núm vú hoặc sử dụng chế độ massage của máy hút sữa khoảng 5 phút để kích thích phản xạ xuống sữa.

Tắc tia sữa hoặc các vấn đề sức khỏe khác

Một nguyên nhân khác khiến mẹ gặp tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra là do mẹ đang bị tắc tia sữa hoặc các vấn đề sức khỏe khác như stress, ốm, sốt khiến mẹ ít sữa hơn bình thường.

Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ sờ thấy những cục cứng nhỏ trong ngực ngay cả khi ngực mềm, mẹ có thể đau hoặc không đau, nóng ran và sốt tùy vào mức độ tắc tia.

Nếu mẹ chỉ bị tắc tia sữa nhẹ thì mẹ có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách chườm ấm với khăn hoặc vòi hoa sen, massage rồi hút sữa theo đúng lịch và cố gắng hút thật kiệt cả hai bên ngực trong mỗi cữ hút.

Nếu bị tắc tia nặng với biểu hiện sốt, nóng ran, sưng đỏ tại chỗ tắc thì mẹ nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tắc tia sữa nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như viêm vú hay áp-xe vú.

Các vấn đề về sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết sữa, vì thế mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân, cố gắng ăn ngủ đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái nhé!

Tinh thần và sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa

Các lưu ý giúp mẹ gọi sữa về

Để có nguồn sữa dồi dào và ổn định cho con yêu, mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Ăn đa dạng các chất dinh dưỡng: Thực đơn của mẹ sau sinh không nên quá kiêng khem mà cần có đầy đủ và cân bằng giữa các loại thực phẩm để giúp mẹ hồi phục tốt hơn, đảm bảo dinh dưỡng cũng như nguồn sữa cho con.

- Uống nhiều nước ấm: 80% sữa mẹ là nước, vì thế mẹ cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm để kích thích sản sinh sữa tốt hơn, đặc biệt là thời điểm trước và sau khi hút sữa.

- Hút sữa đúng lịch và hút sữa đúng cách: Mẹ hãy cố gắng hút sữa đúng giờ và hút kiệt sữa, nếu có thay đổi thì không nên lệch quá 30 phút mỗi cữ để đảm bảo lượng sữa cho con.

- Ngủ đủ giấc và tránh xa stress để giữ trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất. Mẹ phải khỏe mạnh và vui vẻ thì mới sản sinh được sữa nhiều và chất lượng cho con yêu.

Tuy nhiên, để gọi sữa về là một công việc cần sự đầu tư thời gian và rất nhiều công sức. Nhưng không phải mẹ nào cũng có thời gian vì con nhỏ, hay quấy, muốn kích sữa đúng giờ cũng khó... Vậy thì hãy để POH Easy giúp đỡ mẹ nhé!

Tại POH Easy, mẹ sẽ giúp con sinh hoạt giờ giấc. Con ngủ 1,5-2 tiếng mỗi giấc ngày và 11-12 tiếng mỗi đêm giúp mẹ có dư thời gian kích sữa, đồng thời được ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Chương trình có sự tư vấn 1-1 với Bác sĩ Nhi khoa giúp mẹ chỉnh sửa cách kích sữa, cách massage, lịch kích sữa và phương pháp kích sữa, hướng dẫn kích sữa bằng tay... giúp sữa về nhanh, nhiều, hiệu quả nhất.

Đồng thời mẹ cũng được giảng viên tư vấn 1-1 bất kì khi nào mẹ gặp vấn đề giúp con ăn no, ngủ đủ và mẹ sớm quay trở lại thời con gái!

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng/ đêm cùng POH Easy [0-1 tuổi] ngay hôm nay mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề