Ảnh hưởng của dòng biển nóng đến lượng mưa như thế nào

Câu 2: Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?


Các dòng biển nóng, lạnh đã ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi:

  • Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.
  • Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2.000mm.
  • Dòng biển nóng Xô-ma-li, dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1000mm đến 2.000mm.


Trắc nghiệm địa lí 7 bài 27: Thiên nhiên châu Phi [tiếp theo]

Từ khóa tìm kiếm Google: dòng biển nóng, dòng biển lạnh, ảnh hưởng dòng biển, lượng mưa ven biển châu Phi

Dựa vào lược đồ hình 65 dưới đây, hãy:

- So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 60oB.

- Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.

dòng biển nóng, dòng biển lạnh ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khu vực ven bờ nơi chúng chảy qua

Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Nguồn:vn.answers.yahoo.com

Câu 3: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Lời giải

– Khí áp:

+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

+ Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.

– Frông:

+ Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng [khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh] cũng như frông lạnh [khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng], không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.

+ Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

– Gió:

+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên.

+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.

+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

– Dòng biển:

+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

– Địa hình:

+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

Video liên quan

Chủ Đề