Tại sao bạn lười biếng

Ai trong chúng ta cũng đã từng lười biếng. Tất cả chúng ta đều biết lười biếng là thói quen không tốt, nhưng lại rất khó để có thể thoát ra khỏi trạng thái này, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.

1. Lười biếng là gì?

Lười biếng là cụm từ quen thuộc và hầu như ai cũng đều nghe đến tên của nó. Thế nhưng để định nghĩa lười biếng là gì thì lại rất khó. Theo một nghĩa chung nhất, lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm bất cứ một việc gì. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động, lười biếng học hỏi, lười biếng suy nghĩ, việc dễ tranh làm, việc khó đùn cho người khác.

Người lười biếng thường luôn tìm ra được mọi lý do để biện hộ cho việc bản thân lười biếng, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Đây chính là một tật xấu đáng lên án của con người.

2. Vì sao con người thích sự lười biếng?

Cũng giống như “kiêu ngạo”, sự lười biếng không tự nhiên sinh ra, cũng không thuộc về bản chất vốn có của con người, mà nó được hình thành từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan tồn tại trong môi trường sống của mỗi cá nhân.

Con người sinh ra vốn nhỏ bé, chúng ta có thời gian thơ ấu dài tận 13 năm [tính đến tuổi dậy thì]. Trong thời gian này, chúng ta được ông bà, cha mẹ yêu thương, bảo bọc quá kỹ càng khiến chúng ta hình thành nên tính ỷ lại, thích dựa dẫm vào người khác. Ngại đối mặt với khó khăn và không muốn hy sinh bất cứ một thứ gì cho người khác, đây chính là tiền đề cho sự lười biếng.

Những kẻ lười biếng cũng thường là những người thiếu học thức và hiểu biết. Đương nhiên ở chiều ngược lại, chính căn bệnh lười biếng đã khiến cho họ trở nên thiếu hiểu biết. Như câu nói “cần cù bù thông minh” mà người xưa truyền lại, chỉ có sự chăm chỉ, cần cù thì mới có thể giúp bạn đạt được những điều bạn muốn và chẳng ai có thể thành công khi mang trong người “con sâu lười biếng”.

Đa số những người thích sự lười biếng vì nghĩ rằng còn có thể. Đây là một trạng thái có thể dẫn đến rất nhiều hành vi khác như: lười học, lười làm, lười suy nghĩ…ví dụ, lười học bài mình vẫn có thể không bị kiểm tra, lười tập thể dục thì mình vẫn đang khoẻ mạnh… Vì hậu quả của sự lười biếng thường không đến ngay lập tức nên nhiều người thường xem nhẹ. Nếu lười biếng sẽ khiến chúng ta trả giá ngay lập tức thì chẳng mấy ai dám lười.

Bệnh lười biếng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác. Không đâu xa, chỉ cần trong gia đình bạn có ba me, anh chị lười biếng thì con cái cũng sẽ có khả năng lười biếng rất cao. Tất nhiên, lười biếng không lây truyền qua gen, mà nó bị ảnh hưởng từ chính sự giáo dục của gia đình và môi trường sống xung quanh.

Sự phát triển của xã hội cũng có thể là nguyên nhân khiến cho con người ngày càng trở nên lười biếng. Máy móc càng hiện đại, con người càng không cần phải hoạt động nhiều, cả trí óc và chân tay. Chính sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại khiến chúng ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt.

Internet cũng góp phần khiến cho sự lười biếng của con người ngày một tăng thêm. Đó là những khi ngồi vào bàn làm việc/bàn học thay vì chúng ta tập trung cho các dự định của mình thì lại bị hấp dẫn bởi việc lướt facebook, chơi điện tử, đọc báo, xem youtube… Đến cùng thời gian dành cho công việc/ học hành lại bị trôi đi chỉ vì suy nghĩ “xem một chút thôi rồi nghỉ”.

Xem thêm: Dựa dẫm là lối sống sai lầm biến bạn trở thành kẻ vô tích sự, ai cũng chán ghét!

3. Lười biếng có thể dẫn đến hậu quả gì?

Lười biếng được xem như một căn bệnh “nan y” trong xã hội. Bởi với nhiều người, lười biếng không chỉ gây ra những ảnh hưởng cho công việc, mà còn cản trở đến việc hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Ban đầu, sự lười biếng chỉ khiến bạn bỏ qua những điều nhỏ nhặt, nhưng càng về sau nó sẽ tích tụ thành những thói quen xấu, ảnh hưởng nhiều đến bản thân và cả những người xung quanh.

Lười biếng không phải do bản chất mà là do chính bản thân mình tạo nên. Điều này sẽ khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống. Không một ai thích làm việc với người biếng và ngay cả những kẻ lười biếng cũng vô cùng chán ghét những người lười biếng khác.

Lười làm nhưng muốn được hưởng thụ khiến cho những người lười biếng nảy sinh sự lươn lẹo và mưu mẹo. Không muốn bỏ công sức nhưng vẫn muốn được hưởng lợi sẽ rất dễ sinh ra những hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo….

Một hậu quả khác của sự lười biếng là nó khiến cho xã hội ngày càng chậm phát triển. Nếu một người lười biếng chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, gia đình và cả những người có liên quan đến họ, thì nhiều người lười biếng là cả một hệ lụy, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội.

4. Những cách giúp khắc phục sự lười biếng

Nhiều người hay nói, để thoát khỏi sự lười biếng bạn cần biết cách tạo ra động lực cho chính mình. Nhưng thật ra, để thay đổi thói quen của một người là không hề dễ dàng, nhất là khi đó là một thói quen xấu.

Vậy nên để khắc phục sự lười biếng đã và đang bám rễ sâu ở bên trong cơ thể, tâm trí thì bạn cần:

4.1 Học cách chấp nhận để thích nghi và thay đổi

Để loại bỏ tính lười biếng, điều đầu tiên bạn cần làm chính là phải học được cách… chấp nhận và sống chung với nó. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, không bị áp lực và rơi vào trạng thái tồi tệ khi phải ép bản thân thay đổi nhanh chóng.

Nếu lười biếng là bản năng của bạn thì sẽ tập học cách thích nghi và thay đổi bản năng này.

4.2 Không tự tạo áp lực vô hình

Căng thẳng có thể tạo ra cho bạn cảm giác lười nhác. Những người có mức độ căng thẳng càng cao thì thường sẽ cho ra hiệu quả công việc càng thấp. Lý do là vì khi bạn căng thẳng bạn sẽ có cảm giác trốn tránh, không muốn đối mặt và giải quyết vấn đề. Điều này lâu ngày sẽ dẫn đến sự lười biếng khi phải đối mặt với áp lực.

Xem thêm: Thức tỉnh ý chí, niềm tin vào cuộc sống qua 40 status động lực

4.3 Tạo động lực cho bản thân

Động lực chính là cách để bạn chống lại sự lười biếng. Đối với tất cả mọi việc, hãy bắt đầu từng bước, từng nhiệm vụ một. Khi đã có được cảm giác chiến thắng hãy tiếp tục thực hiện các kế hoạch tiếp theo.

Nếu trong lúc làm việc bạn thấy chán nản, hãy làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy vui vẻ, dù điều đó không chỉ liên quan đến kế hoạch của bạn, nhưng nhớ chỉ sử dụng một quỹ thời gian ngắn thôi nhé!.

4.4 Tìm bạn đồng hành

Dù mạnh mẽ đến mấy cũng có lúc bạn sẽ yếu đuối và muốn từ bỏ. Vì thế, hãy tìm cho mình những người đồng đội để có thể hỗ trợ, thúc đẩy bạn tiến lên phía trước. Làm việc nhóm cũng sẽ giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng hơn nếu chỉ có một mình.

4.5 Không chậm trễ

Một trong những cách khắc phục sự lười biếng chính là hãy bắt tay vào làm ngay khi bạn có ý tưởng. Vì lúc này năng lượng tích cực trong bạn đang là lớn nhất. Nếu trì hoãn, cảm xúc tích cực sẽ bị giảm xuống.

Đừng mang tư tưởng “chuyện hôm nay để ngày mai” vì việc không bắt tay vào làm ngay chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang lười biếng. Hãy nghĩ thử xem, khi bạn đang có động lực nhất bạn còn không làm thì bao giờ bạn mới có đủ năng lượng và tự tin để làm điều đó.

Lười biếng là một thói quen xấu, tác hại của nó khó có thể nhìn thấy ở hiện tại nhưng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả không lường trước được. Vì thế, đừng để sự lười biếng khiến bản thân và tương lai của bạn rơi vào hố đen tăm tối, cũng giống như nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Tại sao bạn lại sợ hãi hoàn thành những mục tiêu to lớn có thể thay đổi cuộc sống?

Và tại sao bạn không phải người duy nhất trải qua điều này?

Hối hả để kịp hạn làm việc phút cuối hay thậm chí, bỏ dở một nhiệm vụ cần thiết là hậu quả của trì hoãn.

Có lẽ đã đến lúc ngừng chỉ trích hay phán xét việc trì hoãn và cho rằng nó là biểu hiện của lười biếng.

Tiến sĩ Robert Maurer, tác giả cuốn “The Kaizen Way”, đã giải mã được nguyên nhân của việc trì hoãn khi thực hiện các nghiên cứu về tâm lý học hành vi cùng bộ não con người.

Theo đó, sự trì hoãn có vẻ bắt nguồn từ rất xa xưa, từ những tổ tiên đầu tiên của con người.

Tại sao con người khó thực hiện những gì mình đề ra?

Tất cả những thay đổi trong cuộc sống, kể cả thay đổi tích cực như giảm cân, đọc sách, dậy sớm, học một ngôn ngữ mới…, đều khiến con người cảm thấy SỢ. Nỗi sợ đó bắt nguồn từ những đặc điểm trong bộ não đã tồn tại hàng triệu năm tiến hóa.

Ở phần não giữa của con người có cấu trúc hạch hạnh nhân, nó điều khiển phản xạ chống trả hoặc trốn chạy để đảm bảo cho sự sinh tồn của bản thân. Đồng thời nó cũng làm chậm, tê liệt các chức năng khác như lí trí, sáng tạo.

Một ví dụ đơn giản là nếu nhìn thấy một con sư tử chuẩn bị tấn công, bộ não sẽ bỏ qua thời gian suy nghĩ, đóng lại các chức năng không cần thiết, chỉ còn những phản xạ cơ bản như đánh trả hoặc bỏ chạy để sinh tồn.

Nhưng vấn đề là phản xạ này sẽ kích hoạt “chuông báo động” của bộ não bất cứ khi nào ta rời khỏi vùng an toàn. Do đó, đối diện với bất kì một thử thách, cơ hội, nhu cầu mới… nỗi sợ sẽ bật ra ở những cấp độ khác nhau.

“Để mai tính” – quốc ca của những con dân thích trì hoãn.

Do đó, cách giải quyết là không đánh thức “chuông báo động” của bộ não bằng việc đề ra những mục tiêu nhỏ, dễ làm, dễ hoàn thành…

Hãy cùng tìm hiểu 3 bước đơn giản mà cực kì hiệu quả dưới đây.

Bước 1: Đặt những câu hỏi không kích hoạt “chuông báo động”

Mệnh lệnh thường khiến bộ não bật khả năng phòng vệ và tạo ra những phản ứng chống đối.

Qua nhiều nghiên cứu, tiến sĩ Robert Maurer nhận ra những câu hỏi nhỏ kích thích suy nghĩ sáng tạo và vui vẻ, trái ngược với khi phải nhận mệnh lệnh. Nhờ đó, não bộ bắt đầu tập tư duy và suy nghĩ về vấn đề.

Ví dụ những câu hỏi nhỏ có thể đặt ra để cải thiện sức khỏe:

  • Cách nào để mình uống đủ 2 lít nước mỗi ngày?
  • Làm thế nào để ăn đúng giờ?
  • Nếu sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, mình sẽ phải làm gì khác?

Việc nhắc đi nhắc lại và nhớ về câu hỏi này sẽ giúp bộ não bắt đầu nghĩ ra những phương án giải quyết.

Lưu ý: câu hỏi nhỏ là những câu đề cập đến hành động có thể diễn ra ngay lập tức.

Kích thích hành động ngay là mục tiêu quan trọng nhất khi bạn tự đặt ra các câu hỏi.

Vì thế đừng đặt ra những câu hỏi quá lớn – những dạng câu đòi hỏi nhiều thời gian và quy trình để giải quyết. Chẳng hạn: “Làm thế nào để giảm cân trong 1 tháng tới?”, hay “Làm thế nào để giàu lên vào cuối năm nay?”… Thay vì kích thích não tìm câu trả lời, ta lại vô tình đặt ra áp lực tâm lý, đè nén sáng tạo.

Ngoài ra, chúng ta cần loại bỏ những câu hỏi độc hại, thiêng về chỉ trích bản thân. Mục tiêu của bạn là cải thiện tình hình chứ không phải nhấn mạnh hay khuếch đại khuyết điểm của mình.

Thay vì tự dằn vặt bằng những câu bi quan, hãy cố đặt những câu hỏi ngược lại. Ví dụ thay vì: “Sao mình béo thế?” thì là “Bản thân mình có gì hay nhỉ?”.

Bước 2: Tạo những hành động nhỏ đến mức không thể chối từ

Hành động nhỏ bé chính là bước quan trọng tiếp theo để bạn tạo thay đổi.

"Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân." – Lão Tử.

Hãy bắt đầu bằng những hành động nhỏ, nhỏ đến mức không thể tin nổi. Ví dụ như khi học một ngôn ngữ mới, hãy đề ra cho mình một mục tiêu là một từ mới mỗi ngày. Nghe dễ dàng quá phải không?

Mấu chốt ở đây là bạn đưa ra một hành động nhỏ đến mức não bộ không thể từ chối, không đủ sức kích hoạt sự sợ hãi.

Tương tự, tiến sĩ Robert Maurer đã nêu ra hàng loạt ví dụ mà ông đã nghiên cứu và tư vấn thành công cho rất nhiều bệnh nhân tâm lí của mình:

  • Ngưng việc chi tiêu quá mức: Bỏ đi một món hàng nào đó khỏi giỏ hàng trước khi đến quầy tính tiền.
  • Bắt đầu tập thể dục: Chỉ đứng và dậm chân tại chỗ mỗi sáng vài phút.
  • Ngủ thêm giấc: Mỗi tối chỉ cần đi ngủ sớm hơn vài phút.
  • Dọn dẹp nhà cửa: Chọn một khu vực trong nhà và dọn dẹp trong năm phút.

Hãy nhớ rằng, nỗ lực thực hiện càng lớn thì càng dễ gây phản tác dụng vì chúng sản sinh ra stress và giảm bớt năng lượng tích cực – nguyên liệu cần thiết để bền bỉ duy trì mục tiêu.

Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu hoài nghi rằng: “Những bước đi nhỏ như vậy thì chừng nào mới đạt được kết quả?”.

Một khi bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ nhận ra trở ngại không lớn như bạn tưởng.

Vậy thì bạn cần hiểu rằng: Khi thực hiện những hành động nhỏ, bạn đang làm giảm đi sự sợ hãi và tạo lập một thói quen mới. Não của bạn sẽ tái tạo những nơ-ron thần kinh mới và bắt đầu chấp nhận nhiều tiềm năng hơn. Ví dụ đối với những người đã làm quen được vài phút tập thể dục, họ sẽ bắt đầu có xu hướng tăng thời gian tập lên thành 10 phút, 15 phút, 20 phút…

Bước 3: Tự thưởng để tích cực duy trì thói quen

Phần thưởng nhỏ không chỉ là những sáng kiến hữu hiệu để hoàn thành công việc, mà còn là phương pháp tối ưu để duy trì thói quen.

Hãy tập trung vào phần thưởng khi cám dỗ xuất hiện. Thậm chí nâng phần thưởng lên thành một nỗi ám ảnh nhỏ. Từ điều đó, sự thèm muốn phần thưởng sẽ dẫn dắt thành vòng lặp thói quen.

Nếu muốn giảm cân? Hãy bắt đầu suy nghĩ về phần thưởng của mình [càng chi tiết càng tốt]. Chẳng hạn: cảm giác tự hào khi bước lên cân mỗi ngày hay thân hình gọn gàng, gợi cảm khi mặc một bộ đồ tắm quyến rũ.

Một món quà nho nhỏ sẽ giúp duy trì động lực để bạn tạo lập thói quen.

Phần thưởng nhỏ cần thỏa mãn ba điều kiện:

  • Phù hợp với mục tiêu bạn đề ra.
  • Phù hợp với bản thân bạn.
  • Miễn phí hoặc rất ít tốn kém.

Sau một thời gian, khi não bộ của bạn đã tái lập trình và tạo ra các thói quen mới, bạn có thể cân nhắc việc bỏ các phần thưởng nhỏ vì chúng không còn ảnh hưởng động lực của bạn nữa.

Lời kết

Như vậy, để đạt được các mục tiêu đề ra thì quan trọng nhất là bạn không được kích hoạt “chuông báo động” trong não.

Bạn sẽ dần cảm thấy con người mình thay đổi bằng cách thực hiện ba bước:

  • Đặt câu hỏi nhỏ cho bản thân.
  • Thực hiện những hành động nhỏ đến mức bản thân không thể từ chối.
  • Tạo ra những phần thưởng nhỏ để duy trì thói quen.

Và đừng quên một tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp bạn duy trì mục tiêu. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!

Bài viết được thực hiện bởi Anh Vũ.

Xem thêm:

[Bài viết] Vì sao chúng ta thường trì hoãn việc soạn hành lý sau mỗi chuyến đi?

[Bài viết] Đừng tìm thêm động lực nữa, điều bạn cần là xây dựng thói quen

Video liên quan

Chủ Đề