Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

Rỗ khí mối hàn hay còn gọi là lỗ hơi, rỗ hơi là hiện tượng xuất hiện do sự có mặt của khí (chủ yếu là hidro, nitơ) trong vũng hàn, khi kim loại lỏng trong vũng hàn kết tinh các khí đó không kịp thoát ra tạo nên lỗ khí trong mối hàn. Sự tồn tại của các lỗ khí trong mối hàn sẽ làm giảm tiết diện chịu lực, cường độ chịu lực và độ kín khít của mối hàn.

Các lỗ khí có thể tồn tại ở bên trong mối hàn hoặc trên bề mặt mối hàn. Lỗ khí có thể là một lỗ riêng lẻ hoặc nhiều lỗ tập trung lại một chỗ.

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

Các lỗ khí trong mối hàn thường xuất hiện thành từng chuỗi hoặc từng nhóm. Trong mối hàn, các lỗ khí thường tập trung nhiều nhất ở dọc trục mối hàn, là nơi kim loại lỏng kết tinh sau cùng. Giới hạn số lỗ khí cho phép được ghi trong yêu cầu kỹ thuật sản xuất của liên kết hàn

Nguyên nhân xuất hiện các lỗ khí trong  mối hàn:

Sự tồn tại của lỗ khí trong mối hàn có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

– Do dòng điện hàn nhỏ

– Hàm lượng khí cacbon trong điện cực hoặc trong kim loại cơ bản quá cao

– Que hàn đang sử dụng có khả năng khử oxy kém.

– Que hàn bị ẩm, cạnh hàn bẩn: dính dầu mỡ hoặc gỉ…

– Hồ quang hàn quá dài, tốc độ hàn lớn, đặt dòng điện hàn nhỏ.

Biện pháp khắc phục hiện tượng rỗ khí mối hàn

– Điều chỉnh lại cường độ dòng điện hàn cho thích hợp.

– Dùng kim loại cơ bản và kim loại điện cực có hàm lượng cacbon thấp nhưng vẫn phải đảm bảo cơ tính cho mối hàn và sử dụng que hàn có khả năng khử oxy tốt. 

– Làm sạch cẩn thận cạnh hàn và phải sấy khô que hàn trước khi hàn.

– Rút ngắn chiều dài dài hồ quang và điều chỉnh tốc độ hàn thích hợp.

– Điều chỉnh thời gian làm nguội chậm mối hàn. 

– Nếu hàn trong môi trường khí bảo vệ thì phải lựa chọn khí bảo vệ thích hợp. Giữ đúng khoảng cách giữa chụp khí và vật hàn để hồ quang được bảo vệ tốt và phải thường xuyên làm sạch chụp khí.

– Nếu hàn tự động dưới lớp thuốc, đảm bảo thuốc hàn phải khô và phải cung cấp đủ thuốc hàn trong quá trình hàn.

Đăng nhập

Nguyên nhân gây biến dạng khi hàn thì có rất nhiều nguyên nhân.Một trong nhứng nguyên nhân chính là chỉnh dòng điện hàn ban đầu quá to,hoặc kỹ thuật hàn chưa tốt,có thể hàn quá chậm dẫn đến biến dạng.Hôm nay weldtec sẽ đưa ra một số trường hợp hay gặp khi hàn.

Trình bày ưu nhược điểm của thép các bon?

Nội dung chính

  • 1 Trình bày ưu nhược điểm của thép các bon?
  • 2 Thế nào là tính hàn? Trình bày cách đánh giá tính hàn của thép?
  • 3 Trình bày các yếu tố thuộc chế độ hàn đối với phương pháp hàn GTAW ?
  • 4 Trình bày thành phần hoá học và đặc điểm của thép hợp kim?
  • 5 Thép hợp kim có các loại sau
  • 6 Trình bày nguyên nhân gây ứng xuất- biến dạng khi hàn. Các biện pháp làm giảm ứng xuất- biến dạng trong khi hàn?
  • 7 Các biện pháp kết cấu
  • 8 Các biện pháp công nghệ trước khi hàn
  • 9 Các biện pháp công nghệ sau khi hàn
  • 10 Trình bày các yếu tố thuộc chế độ hàn đồi với phương pháp hàn GMAW ?

Trả lời

Ưu điểm

+Rẻ tiền vì dễ nấu luyện, không dung các nguyên tố hợp kim đắt tiền

+ Đảm bảo cơ tính nhất định, có tính công nghệ đúc, hàn, gia công áp lực, cát gọt tốt.

Nhược điểm

+Độ bền ở trạng thái thường hoá thấp, giới hạn đàn hồi độ dẻo, độ dai thấp.

+Độ bền, độ cứng ở nhi ệt đ ộ cao(300oC) rất thấp khả năng chống mài mòn sau khi tôi thấp hơn so với thép hợp kim. Do sau khi tôi có rất ít các loại cacbit hợp kim được tạo thành khả năng chống ăn mòn ngay ở môi trường không khí thấp, trên mặt dễ bị gỉ( tạo thành các oxit Fe)

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn


Bạn có thể xem

Công nghệ hàn dưới lớp thuốc – Phần 1 || Công nghệ hàn dưới lớp thuốc – Phần 2
Công nghệ hàn dưới lớp thuốc – Phần 3 || Công nghệ hàn dưới lớp thuốc – Phần 4


Thế nào là tính hàn? Trình bày cách đánh giá tính hàn của thép?

Trả lời

– Tính hàn là:

Tính hàn là khả năng hàn được các vật liệu cơ bản trong điều kiện chế tạo đã quy định trước nhằm toạ ra kết cấu thích hợp với thiết kế cụ thể và có tính năng thích hợp với mục đích sử dụng. Tính hàn được đo bằng ba khả năng.

– Nhận được mối hàn lành lặn không bị nứt.

– Đạt được cơ tính thích hợp.

– Tạo ra mối hàn có khả năng duy trì tính chất trong quá trình vận hành.

– Cách đánh giá tính hàn của thép:

Tính hàn của thép được đánh giá vào hàm lượng các chất sau:

* Cácbon (C).

Khi hàm lượng C trong thép tăng lên thì tính hàn của thép giảm và gây nứt.

* Nitơ (N2)

Khi hàm lượng N2 tăng tình hàn của thép giảm vì nó làm tăng độ bền và giảm độ dẻo và là nguyên nhân nứt ở mối hàn.

* Hiđrô (H2).

Khi hàm lượng Hiđrô tăng làm cho tính hàn giảm vì gây ra hiện tượng nứt và rỗ khí trong mối hàn.

* Phốt pho (P).

Khi hàm lượng tăng tính hàn giảm vì gây ra hiện tượng mối hàn bị nứt nóng.

* Lưu huỳnh (S)

Khi hàm lượng lưu huỳnh tăng tính hàn của thép giảm vì gây ra hiện tượng nứt nguội.

Vì thế ta Đánh giá tính hàn của thép thành 4 loại sau:

– Tính hàn rất tốt: gồm các thép có lượng cacbon thấp, thép hợp kim thấp, Thép cacbon chất lượng thường.

– Tính hàn tốt: Bao gồm một số thép hợp kim thấp, thép hợp kim thấp, Thép cacbon kết cấu.

– Tính hàn trung bình: Bao gồm một số thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình, Thép cacbon dụng cụ, thép hợp kim kết cấu

– Thép hàn kém: Thép cacbon cao, thép hợp kim cao, thép chụi nhiệt, thép làm ổ lăn, thép gió, thép hợp kim dụng cụ.

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

Trình bày các yếu tố thuộc chế độ hàn đối với phương pháp hàn GTAW ?

Trả lời

Chế độ hàn

-Chế độ hàn liên quan đến việc chọn các thông số như:

+ Cường độ dòng điện hàn cho tư thế hàn đã chọn,

+ Thời gian tăng dong điện hàn lên giá trị đã chọn,

+ Thời gian giảm cường độ dòng điện hàn khi tắt hồ quang ( để điền đầy miệng hàn),

+ Đường kính điện cực,

+ Đường kinh dây hàn phụ ( nếu có),

+ Tốc độ hàn,

+ Lưu lượng khí bảo vệ và cỡ chụp khí ( đương kính miệng phun của miệng khí ),

+ Thời gian tác động của khí bảo vệ trước và sau khi hồ quang hoạt động.

Cơ sở cho lựa chọn chế độ hàn là loại kim loại cơ bản, loại liên kết hàn, chiều dày tấm, và tư thế hàn. Các giá trị của chế độ hàn thường được chọn theo bảng: cường độ dòng điện hàn, đường kính điện cực, đường kính dây hàn phụ ( nếu cần ), tốc độ hàn, kích thước chụp khí bảo vệ, và lưu lượng khí bảo vệ.Có các bảng cho nhôm và hợp kim nhôm, thép hợp kim cao, hợp kim ma nhê, đồng và kim loại đồng, thép các bon và thép hợp kim thấp, các hợp kim niken.

Gợi ý Các loại Máy hàn thông dụng để hàn tốt cho bạn : Máy hàn que ,Máy hàn Mig/Mag, Máy hàn TIG,Máy hàn điện….

Trình bày thành phần hoá học và đặc điểm của thép hợp kim?

Trả lời:thành phần hoá học của thép hợp kim:

 Ngoài Fe, C và các tạp chất như Cr, Ni,Mn, Si, W, V, Mo, Ti…… Người ta cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định dể thay đổi tổ chức và tính chất của thép.

– Đặc điểm của thép hợp kim:

+ Cơ tính: Có độ bền cao hơn hẳn thép cacbon. Điêù này thể hiện ra rõ sau khi nhiệt luyện, tôi và ram dễ gia công cắt gọt.có khả năng chụi va đập tốt, như thép kết cấu.

+ Tính chụi nhiệt cao:>200oC

+ ít bị han rỉ và bị ăn mòn trong trong không khí, trong các môi trường axít, bazơ, muối. Đặc biệt thép hợp kim có một số tính chất mà thép các bon không có như: từ tính, giãn nở, điện trở cao…

Thép hợp kim có các loại sau

– Thép hợp kim kết cấu : C=0,1-0,65%

+Thành phần là: Cr, Ni, Mn, Si với tổng hàm lượng <5%.

– Thép hợp dụng cụ:

+ Sau khi tôi đạt độ cứng cao,tính cứng nóng đạt ở nhiệt độ cao,

– Thép hợp kim dụng cụ

+w là yếu tố quan trọng nhất,

+ Cr làm tăng tính thấm tôi do đó làm tăng độ bền, tuổi thọ của dụng cụ cắt.

+Làm tăng cơ tính nóng của thép.

– Thép dụng cụ riêng

Có 3 loại:

+ thép lò xo

+thép ổ lăn

+thép không gỉ

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

Trình bày nguyên nhân gây ứng xuất- biến dạng khi hàn. Các biện pháp làm giảm ứng xuất- biến dạng trong khi hàn?

Trả lời

– Nguyên nhân gây ứng suất – biến dạng khi hàn

Do nung núng không đều kim loại vật hàn:

– Trong quá trình hàn có nhiệt độ cao, sau khi hàn thì nguội dần.

– Sự phân bố nhiệt trong quá trình hàn theo nhiều hướng khác nhau.

– Sự thay đổi tổ chức kim loại vùng lân cận mối hàn khác nhau dẫn đến tạo thành nội ứng suất trong mối hàn.

Độ co ngót của kim loại mối hàn

– Sự giảm tinh thể kim loại do kim loại lỏng đông đặc gọi là độ co ngót.

Do biến đổi cấu trúc bên trong mối hàn

– Đó là sự thay đổi về kích thước của mối hàn đồng thời sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt.

– Sự thay đổi trên tạo ra nôi ứng suất trong chi tiết được hàn.

– Các biện pháp làm giảm ứng suất – biến dạng trong khi hàn

Các biện pháp kết cấu

– Để tránh sự tập trung ứng suất trong thiết kế, không thiết kế mối hàn tập trung hay giao nhau.

– Không thiết kế mối hàn khép kín có kích thước nhỏ, vì dễ sinh ra ứng xuất lớn.

– Đối với kết cấu là các gân chịu lực cần bố trí sao cho khi hàn càng đốt nóng một vị trí ở hai phía của kim loại cơ bản để giảm sự co ngang của kết cấu.

– Khi hàn giáp mối: nếu chiều dày của hai chi tiết không bằng nhau thì cần phải vát bớt tấm dày hơn khi hàn.

– Đối với kết cấu phức tạp, phải hàn từng bộ phận riêng biệt rồi mới hàn thành kết cấu lớn. Làm như vậy sẽ giảm biến dạng ngang giữa các mối hàn và giảm ứng suất hàn.

Các biện pháp công nghệ trước khi hàn

– Khi hàn vật dày các thép dễ tôi thì cần phải nung nóng sơ bộ vật hàn, giảm bớt cường độ dàng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa để tránh nứt mói hàn.

– Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt dễ sinh ra ứng suất lớn, do đó thứ tự hàn hoặc công suất ngọn lửa để tránh nứt mối hàn.

– Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt dễ sinh ra ứng suất lớn, do đó thứ tự hàn các mối hàn phải sao cho vật hàn luôn ở trạng thái tự do.

– Khi hàn phải hàn theo một chiều hoặc hàn từ giữa ra hai bên, không được hàn từ hai đầu vào giữa.

– Đối với mối hàn giáp mối vát mép chữ V, chữ X để khử biến dang góc thì trước khi hàn đặt hai vật hàn ngược chiều bị uốn.

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

– Các đồ gá kẹp chặt phải đặt cách sa mối hàn và không được đặt lên trên mặt cắt ngang của mối hàn.

– Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và nó có ảnh hưởng về vùng lân cận đối diện.

Các biện pháp công nghệ sau khi hàn

– Dùng phương pháp ủ để loại trừ được ứng suất.

– Gõ nhẹ sau khi hàn: gõ đều và mau xung quanh mối hàn dùng búa đầu tròn trọng lượng nhỏ.

– Dùng ngọn lửa hàn khí để nung nóng khu vực bị biến dạng nhằm tạo ra ứng lực làm biến dạng kết cấu theo chiều ngược lại.

– Các dụng một lực vào phần bị biến dạng để đạt được kích thước hình dáng ban đầu theo thiết kế.

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

Trình bày các yếu tố thuộc chế độ hàn đồi với phương pháp hàn GMAW ?

Trả lời

a: Dòng điện hàn

-Trong trương hợp hàn cũng như hàn đắp, cường độ dong điện hàn có ảnh hưởng lớn nhất lên hình dạng mối hàn. Dòng điện hàn tăng dẫn đến tăng mật độ dòng, kích thước vũng hàn, hệ số chảy và tốc độ chảy.

-Khi chọn cường độ dòng điện hàn, người ta thường chọn bằng cách tăng dần cường độ dòng điện hàn với chiều dày nhất định của tấm, với điều kiện có xét tới tốc độ cấp dây ( nếu thiết bị có tốc độ cáp dây có định ).

+ Tần suất dịch chuyển các gọt kim loại tăng (đặc biệt dây cỡ nhỏ),

+ Thay đổi các lực tác động lên các giọt kim loại, tuý theo thành phần khí bảo vệ,

+ Giảm thể tích các giọt kim loại (dây cỡ lớn).

Tuy nhiên, không thể tăng vô tận giá trị của cường độ dong điện hàn. Thông thường, giá trị tối đa là 800 đến 900 A.

b: Mật độ dòng điện hàn

– Mật độ dòng điện hàn tăng khi giảm đường kinh điện cực (dây hàn). Mật độ dòng điện hàn có ảnh hưởng lên hình dạng mối hàn tương tự như cường độ dòng điện hàn. Mật dộ dòng điện tăng làm tăng tốc độ chảy điện cực và chiều sâu chảy của mối hàn. Mật độ dòng điện hàn giảm sẽ làm tăng chiều rộng mối hàn, giảm chiều sâu chảy và chiều cao đắp của mối hàn.

c: Tốc độ cấp dây hàn và cường độ dòng điện hàn

– Sau khi xác định tốc độ đắp tối ưu cho mối hàn, bước tiếp theo là xác định tốc độ cấp dây và cường độ dòng điện hàn (là hai đại lượng liên quan trực tiếp với nhau, khi sử dụng các máy hàn có đặc tuyến thoải và tốc độ cấp dây không đổi) tại tầm vối điện cực nhất định để đạt được tốc độ đắp đó.

– dồng điện hàn trong dải thích hợp được chọn theo đường kính dây hàn, dạng dịch chuyển kim loại và chiều dày kim loại cơ bản. Dòng điện hàn quá thấp sẽ dẫn đến hàn không ngấu. Dong điện hàn quá cao sẽ gây nên bắn toé, rỗ khí hình dạng mối hàn kém. Với nguồn hàn có đặc tuyến thoải, cường độ dòng điện hàn tỷ lệ thuận với tốc độ cáp dây ( tốc đoọ cấp dây chọn trước, khi các thông số khác giữ nguyên).

d:Điện áp hàn

Nguyên nhân gây rỗ khí khi hàn

– Điện áp hồ quang thay đổi theo chiều dài cột hồ quang, điện áp hồ quang không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ chảy nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến chiều rộng mối hàn. Khi cường độ dòng điện hàn không thay đổi, chiều sâu chảy có xu hướng giảm.

– Điện áp hồ quang có ảnh hưởng quan trọng được các giá trị tối ưu trong khả năng tự điều chỉnh của hồ quang. Tuy nhiên, chỉ có thể thay đổi được giá trị điện áp hồ quang hàn một cách hạn chế.

– Điện áp hồ quang (liên quan đến chiều dài hồ quang) được thiết lập để duy trì sự ổn định của hồ quang tại tốc độ cấp dây (cường độ dòng điện hàn) đã chọn để duy trì mức bắn toé tối thiểu. Điện áp hồ quang quyết định dạng dịch chuyển của kim loại điện cực.

– Điện áp hàn 16-22 V thích hợp với mọi tư thế hàn trong trường hợp hàn tấm tương đối mỏng, ở chế độ dịch chuyển ngắn mạch và đường kính dây hàn nhỏ chiều xâu chảy là tối thiểu.

e: Tốc độ hàn

đây là đại lượng quan trọng thứ 3 có ảnh hưởng đến năng lượng đường và được dùng để năng suất hàn. Việc chọn đúng tốc đọ hàn phụ thuộc vào hình dạng mối hàn cũng như điều kiện nung và nguội vật hàn. Tốc độ hàn tăng làm tăng lượng nhiệt đưa vào vật hàn phía trước hồ quang , do đó cần ít nhiệt hơn để nung nóng hơn trước khi hàn.

– Tốc độ hàn đắp là lượng kim loại đắp vào mối hàn trong một đơn vị thời gian(kg/h). Tốc độ đắp cần được cân đối đắp cần cân đối với tốc độ hàn. Sự cân đối phụ thuộc vào:

+Kích thước mối hàn

+Loại liên kết

+Số lượng đường hàn

+Khả năng của thợ hàn

f: Đường kính dây hàn

Đường kính dây hàn càng lớn thì dòng điện hàn càng phải lớn. khi dòng điện hàn như nhau, dây hàn nhỏ hơn có tốc độ chảy lớn hơn. Việc lựa chọn đường kính dây hàn xuất phát từ chiều dày tấm cần cần hàn, loại liên kết và tư thế hàn. Các đường kính được sử dụng nhiều nhất laf1,0 và 1,2mm.

g: Tầm với điện cực

Tầm với điện cực là khoảng từ đầu dây hàn (điện cực)đến đầu giá điện cực(ống tiếp xúc). Tầm với điện cực đặc biệt quan trọng khi dây hàn thuộc laoij vật liệu có tính dẫn nhiệt thấp và điện trở riêng lớn. Tầm với điện cựctỷ lệ thuận với lượng nhiệt Joule-lentz sinh ra(I2R).Khi dây hàn có đường kính nhỏ, tầm với điện cực quá lớn cũng làm giảm tính ổn định của dây hàn. Ngoài ra Tầm với điện cực tăng sẽ làm tăng mức độ bắn tóe khi hàn.

Weldtec đã trình bày các kiến thức về hàn,Máy hàn thông qua dạng hỏi đáp ..Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.Chúng tôi liên tục cập nhật các thông tin về kỹ thuật hàn,cắt mới nhất được áp dụng trong công nghiệp.
Các bạn có thể tham khảo các loại vật liệu hàn và máy hàn tại đây : Máy hàn các loại , Máy hàn TIG,Máy hàn mig/mag, Máy hàn đa năng,Máy hàn tự động, Vật liệu hàn..

Nếu có vấn đề cần tư vấn về tất cả các lĩnh vực liên quan đên kỹ thuật hàn. Các bạn Vui lòng gọi vào số hotline sẽ có chuyên gia sẵn sàng tư vấn cho bạn.