Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ rất xa xưa, từ thời đại Vua Hùng cho đến nay. Có thể nói, bánh chưng là một trong những sản vật mang đậm tính truyền thống, vừa có sức trường tồn cùng với thời gian, theo những tháng năm lịch sử của dân tộc vừa rất gần gũi với đời sống thường nhật trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực và tâm linh của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng hiện đại, đã có nhiều truyền thống đang bị mai một, bên cạnh đó cũng còn một số giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho đến tận bây giờ đó là phong tục gói bánh chưng vào những dịp Tết đến xuân về.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng và nhà vua muốn truyền ngôi cho con nên đã triệu tập các quan lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: “ Vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi”. Cac vị quan Lang cùng nhau lên rừng, xuống biển tìm kiếm những món ngon vật lạ và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua mới hy vọng được nhà vua nhường ngôi cho. Trong đó có người con trai thứ mười tám của vua Hùng tên là Lang Liêu, là người nghèo khó nhất trong số các người con của Vua. Với tính tình hiền lành, chí hiếu, mẹ lại mất sơm, nên không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng cho vua cha. Chàng lo lắng không biết phải làm sao thì bổng nằm mơ thấy ông Tiên bảo: “ Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.Lang liêu tỉnh dậy mừng rỡ và làm theo lời Tiên ông đã dặn, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Đến ngày hẹn, các vị quan lang đều đem cỗ tới nào là sơn hào hải vị,…Riêng lễ vật của Lang Liêu chỉ có bánh trưng bánh dầy. Vua cha lấy làm lạ nên hỏi, Lang lêu bèn đem “Thần mộng” tâu lên. Vua nếm bánh thấy ngon, lại khen có ý nghĩa, rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu, tức là đời vua Hùng Vương thứ 7.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Từ đó bánh chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông. Bánh chưng có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Đất, đây cũng là món ăn, là nét đẹp truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.
Những chiếc bánh chưng xanh hình vuông rất độc đáo, sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc còn nhờ vào nguyên liệu, cách gói và nấu lẩu. Nguyên liệu chính là lúa gạo, đây là tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước nhiệt đới, với khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm, nên những chiếc bánh hình vuông có màu xanh được chế biến với nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Phần nhân của bánh được làm từ thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Và công đoạn gói bánh chứng cũng rất cầu kỳ, lá gói bánh phải là lá dong và cách gói phải thật kín, thật đẹp sao cho nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc, không gói lỏng tay, cũng không quá chắc quá, bánh cũng không ngon.
Điều độc đáo hơn nữa là khoảng thời gian nấu bánh, không giống như những loại bánh khác, thời gian nấu bánh kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Đây là lúc mọi người sum hợp cùng nhau quây quần ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng trong không khí lạnh của những đêm giáp tết, những em nhỏ hay nghịch thường hay lấy những củ khoai vùi sâu vào trong bếp than hồng rực cũng là kỷ niệm không thể quên được trong lòng mọi người.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm được dâng lên cúng ông bà tổ tiên vào ngày mùng 3 tết. Mâm cơm mang ra mời khách đều có sắc màu xanh mướt của bánh chưng, mỗi gia chủ đều muốn mời khách thử bánh chưng nhà mình, đó được coi như một điều may mắn với gia chủ và như một lời chúc “ăn nên làm ra”. Khi ăn bánh chưng người ta thường dùng với các loại mật hay nước mắm ngon, cũng có thể dùng kèm dưa hành muối, củ cải mầm, dưa món,…
Vào những ngày sau Tết, bánh chưng còn lại được đem đi rán cũng rất ngon trở thành món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ. Khi ăn có cảm giác “trong dai, ngoài giòn” hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của bánh chưng rán là một cảm giác rất dễ “gây nghiện” với nhiều người. Và họ tìm đến bánh chưng rán ngoun vào mỗi buổi sáng như một món ăn quen thuộc chứ không riền gì dịp Tết.
Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, dư vị thời gian, không gian của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hóa tâm linh và văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là món bánh Tết đặc trưng người dân các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Riêng với các tỉnh miền Nam, thì món bánh phố biến trong những ngày Tết là bánh Tét, một loại bánh hình tụ tròn, được gói bằng lá chuối, với nguyên liệu là gạo nếp, thịt lợn và nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ đen hay chuối. Hương vị của bánh tét cũng không khác nhiều so với bánh chưng. Theo lời ông bà xưa tương truyền rằng, do sự đối đầu giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn vào cuối thời nhà Lê, nên chúa Nguyễn đã cho nhân dân “đàng Trong” làm bánh Tét để tạo ra sự khác biệt với bánh chưng của “đàng Ngoài”
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xả hội, thì bánh chưng cũng ngày càng trở nên phong phú đa dạng với vị mặn hay ngọt, đều này cũng làm giàu thêm bản sắc văn hóa tâm linh và ẩm thực của người Việt Nam.
 

Bánh tét hay còn gọi là bánh đòn, là một loại bánh được chế biến và sử dụng rất nhiều trong Tết ở miền Trung và miền Nam. Tuy có rất nhiều nét tương đồng với bánh chưng về nguyên liệu, cách nấu nhưng bánh tét lại có những giai thoại, sự tích của riêng mình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc bánh tét thông qua một số nghiên cứu và câu chuyện nhé.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Bánh tét là một trong những món ăn truyền thống dịp tết ở miền Trung và miền Nam

Giới thiệu về bánh tét

Như đã nhắc đến ở trên, bánh tét được sử dụng chủ yếu ở miền Trung và miền Nam nước ta. Kể cả người Kinh lẫn dân tộc thiểu số, món ăn này đều có trong mâm cơm những dịp Tết.

Bánh tét có vị trí đặc biệt quan trọng không thua kém gì bánh chưng trong ngày tết cổ truyền. Mỗi gia đình có thể tự gói và nấu cho mình những chiếc bánh đơn giản. Hoặc cũng có thể đặt mua tại những cơ sở sản xuất bánh tét với rất nhiều loại bánh khác nhau.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Người dân gói bánh tét

Nguyên liệu để làm bánh tét bao gồm gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số loại gia vị khác. Ngoài ra, để bảo quản được lâu, người ta còn có thể sử dụng nhân chuối chín, đậu đen. Ở một số nơi, có cả bánh tét thập cẩm với nhân rất đa dạng như: trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, nấm đông cô, đậu xanh,…

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Bánh tét nhân chuối và bánh tét nhân đậu xanh

Điểm khác biệt giữa bánh chưng và bánh tét trước tiên có lẽ là hình dạng. Trong khi bánh chưng có hình vuông thì bánh tét có hình trụ thuôn dài. Đây cũng chính là đặc điểm khiến bánh còn được gọi là bánh đòn. Và thay vì dùng lá dong để gói, bánh tét sử dụng lá chuối.

Bánh tét có thể ăn với các loại gia vị khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Hoặc cũng có thể đem rán giòn, ăn rất ngon.

Nguồn gốc bánh tét

Hiện nay, mọi người đều tin rằng nguồn gốc bánh tét bắt đầu từ người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh). Lúc đó, họ đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Ẩm thực cũng rất phong phú và đặc sắc.

Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

Quan điểm này khá tương đồng với lý giả cố Giáo sư Trần Quốc Vượng. Theo ông, rất có thể, đòn bánh tét bây giờ là sản phẩm của quá trình kế thừa và cải biến. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh tét

Nguồn gốc của bánh tét được cho là bắt đầu từ người Chăm Pa

Một truyền thuyết khác được nhiều người đồn đại, liên quan đến chiến thắng mùa xuân năm 1789 của vua Quang Trung. Vị vua cùng đoàn quân tiến quân ra bắc đánh tan quân Thanh xâm lược. Sau đó, quân lính được nghỉ ngơi và ăn tết.

Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này.

Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh bị lái đi thành bánh Tét.

Ngày nay, tên gọi bánh tét đã phổ biến hơn rất nhiều. Cứ nhắc đến Tết là người ta nghĩ đến bánh tét.

Nói về nguồn gốc bánh tét, có lẽ mỗi địa phương còn có những câu chuyện của riêng mình. Dù sao, đây cũng là một trong những loại bánh đặc biệt, góp phần làm đa dạng hơn nền văn hóa ẩm thực của nước ta.

[alert-success]

SĂN VÉ MÁY BAY NỘI ĐỊA – QUỐC TẾ GIÁ RẺ TẠI MINH QUÂN NHẬN ƯU ĐÃI LỚN

» MIỄN PHÍ XIN VISA THỊ THỰC

» MIỄN PHÍ ĐÓN TAXI TẠI SÂN BAY

» MIỄN PHÍ TÍCH ĐIỂM ĐỔI QUÀ

» MIỄN PHÍ CANH, SĂN VÉ GIÁ RẺ

MINH QUÂN – ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY CẤP 1 TRÒN 18 NĂM TUỔI

HOTLINE: 0904 004 004

WEBSITE: VEMAYBAYTRUCTUYEN.COM.VN

[/alert-success]