Lưỡi trắng bệt tại sao

Bạn đang lo lắng có thể mình bị chứng hôi miệng? Đừng lo rằng vì không chỉ riêng bạn gặp tình trạng này, bởi có rất nhiều người cũng từng bị chứng hôi miệng. Trước tiên hãy kiểm tra màu sắc của lưỡi bạn, lưỡi trắng luôn đi kèm với tình trạng hơi thở có mùi. Nhưng đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng và hôi miệng? Dưới đây là một số nguyên nhân và vài điều bạn có thể làm để có hơi thở thơm tho và một chiếc lưỡi sạch.

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Chứng Hôi Miệng?

Một số nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng, nhưng một số lại khá đặc biệt đối với một số người.

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không có thói quen chăm sóc răng miệng tốt, các mảnh thức ăn có thể còn mắc trên răng của bạn. Điều này dẫn đến các vi khuẩn gây mùi sinh sôi trong miệng bạn.
  • Khô miệng: Nước bọt giữ cho các mô mềm trong miệng luôn ẩm và rửa trôi các mảnh thức ăn cũng như vi khuẩn khỏi bề mặt răng. Việc thiếu nước bọt ngăn khả năng loại bỏ mảnh thức ăn dư thừa của miệng bạn. Những mảnh thức ăn này có thể gây hôi miệng.
  • Một số thực phẩm nhất định: Một số thực phẩm như hành tây và tỏi là được biết đến với mùi hương không dễ chịu lưu lại trong miệng sau khi ăn.
  • Thuốc lá: Hút xì gà hoặc sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá có thể lưu lại mùi hôi trong miệng bạn. Việc sử dụng các sản phẩm này cũng có thể gây ra khô miệng.
  • Các tình trạng bệnh lý: Một số tình trạng cụ thể như viêm xoang hoặc chảy dịch mũi sau có thể để lại một lớp màng trên lưỡi và gây ra hôi miệng.

Nguyên nhân khiến lưỡi trắng?

Lưỡi của bạn có thể chuyển sang màu trắng khi các mô nhỏ hay còn gọi là nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi của bạn bị sưng. Khi nhú lưỡi bị sưng, vi khuẩn, thức ăn và các tế bào chết đều có thể bị mắc kẹt giữa các mô nhỏ này - sau đó chúng dần hình thành một lớp phủ màu trắng trên bề mặt lưỡi bạn. Các nguyên nhân khác gây lưỡi trắng cũng tương tự các nguyên nhân gây hôi miệng, bao gồm khô miệng, vệ sinh răng miệng kém và thuốc lá. Có một mối tương quan rõ ràng giữa hôi miệng và lưỡi trắng.

Giờ bạn đã nhìn vào lưỡi mình và nhận ra lưỡi bị trắng, có thể bạn sẽ thắc mắc mình nên làm gì tiếp theo? Dưới đây là vài điều bạn có thể bắt đầu thực hiện để làm sạch lưỡi và giữ hơi thở thơm tho:

  • Thói quen chăm sóc răng miệng tốt: Chải răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Sử dụng cây cạo lưỡi một cách nhẹ nhàng để loại bỏ lớp màng trắng trên lưỡi hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng khi vệ sinh răng miệng hàng ngày để có được hơi thở thơm mát hơn.
  • Uống thật nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bạn không bị khô miệng
  • Thực phẩm: Cố gắng tránh ăn các loại thức ăn có thể gây hôi miệng.
  • Thăm khám nha sĩ: Lên lịch hẹn khám răng định kỳ với nha sĩ của bạn. Nha sĩ sẽ đánh giá sức khỏe răng miệng của bạn và đưa ra các hướng dẫn cụ thể dựa trên hồ sơ bênh án nha khoa của bạn.

Lưỡi trắng có thể là dấu hiệu của tình trạng hôi miệng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hôi miệng cũng tương tự với các nguyên nhân khiến lưỡi trắng. Thật may là hiện có vài phương pháp bạn có thể bắt đầu thực hiện để thay đổi điều này và cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Đảnh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày, sử dụng cây cạo lưỡi để làm sạch lưỡi một cách hiệu quả và chú ý đến các loại thực phẩm bạn ăn. Uống nhiều nước hơn để loại bỏ tình trạng khô miệng - điều này cũng tốt cho cơ thể của bạn!

Lưỡi là bộ phận cư trú rất nhiều vi khuẩn trong miệng bởi lượng đồ ăn thức uống khổng lồ hằng ngày ta tiêu thụ vào cơ thể tuy nhiên không phải ai cũng chú ý tới việc vệ sinh lưỡi. Hiện tượng bị lưỡi trắng và nhạt miệng khá phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi. Vậy đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Lưỡi trắng và nhạt miệng là bệnh gì?

Lưỡi trắng bệt tại sao
Lưỡi trắng và nhạt miệng là bệnh gì?

Lưỡi trắng là khái niệm dùng để chỉ bề mặt lưỡi chuyển màu trắng ta có thể quan sát được bằng mắt thường. Những mảng trắng đó có thể là tế bào chết, vi khuẩn hoặc nấm bám trên lưỡi. Hầu hết các trường hợp bị trắng lưỡi dẫn đến nhạt miệng đều là triệu chứng lành tính tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em và người lớn lại khác nhau. Cụ thể:

Lưỡi trắng ở trẻ em

  •  Do bệnh tưa lưỡi: Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bé còn non yếu chưa đủ sức chống trả lại vi khuẩn Candida. Cách nhận biết dễ dàng nhất là mẹ hãy lấy miếng vải xô mỏng lau lưỡi và miệng bé, nếu thấy lớp mủn trắng như bột xuất hiện trên bề mặt khăn thì khả năng lớn bé bị tưa lưỡi. Ngoài ra những bé bị nấm miệng sẽ hay quấy khóc và bỏ ăn, chị em cần quan sát và theo dõi để có nhận đính chính xác. Bệnh tưa lưỡi rất dễ điều trị bằng các loại thuốc bôi tại chỗ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  •  Do cặn sữa thừa: Em bé còn nhỏ, đặc biệt với những bé sơ sinh thì việc tiết nước bọt còn hạn chế, vì thế sau mỗi lần bé ti sữa sẽ còn đọng lại một chút trong khoang miệng tạo thành cặn trắng bám trên lưỡi. Mẹ chỉ cần chú ý dùng miếng gạc rơ lưỡi tẩm nước muối sinh lý vệ sinh miệng cho con hằng ngày theo hình tròn là được.

Lưỡi trắng ở người lớn

  •  Do vệ sinh răng miệng kém                                                                                                      

Biểu hiện cụ thể nhất là nhú lưỡi sẽ sưng lên và bị viêm, xuất hiện nhiều mảnh vụn thức ăn, vi trùng kẹt giữa các nhú này, lưỡi chuyển dần sang màu trắng trên bề mặt.

  • Do hút thuốc lá nhiều

Thuốc lá có mùi đặc trưng và ám vào miệng người hút rất lâu. Với những người nghiện thuốc lá lưỡi rất dễ bị nấm trắng, mùi thuốc lá nồng nặc cũng làm giảm khẩu vị khi thưởng thức các món ăn khác.

  • Uống quá nhiều rượu

Việc dùng quá nhiều chất kích thích như bia rượu hoặc ăn quá no vào buổi tối nhưng sáng lại để bụng rỗng cũng là có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thực quản biểu hiện ra ngoài bằng việc lưỡi trắng và nhạt miệng.

  •  Do thiếu hụt các loại vitamin

Nếu bạn thường xuyên bị trắng lưỡi và nhạt miệng đặc biệt vào mùa đông thì có thể đây là dấu hiệu của chứng thiếu hụt vitamin ( thường là vitamin B9, B12), dưỡng chất hoặc thiếu máu

  • Lười uống nước
Lưỡi trắng bệt tại sao
Uống đủ nước và chải lưỡi thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ hôi miệng, lưỡi trắng

Việc không cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày có thể khiến cơ thể thiếu nước và biểu hiện ra ngoài bằng việc lưỡi trắng, hơi thở có mũi và nhạt miệng, ăn không ngon. Để khắc phục điều này vô cùng đơn giản, hãy cố gắng uống thêm nhiều nước nhưng nên chia làm nhiều lần uống trong ngày, không uống quá nhiều nước một lần.

  • Mắc chứng khô miệng do thở bằng miệng hoặc ngủ mở miệng

Khi mở miệng trong thời gian dài lượng lớn không khí xâm nhập vào miệng sẽ khiến miệng khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.

  • Người đang mang niềng răng hoặc làm răng giả

Niềng răng hoặc làm răng giả đôi khi sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Các cặn thức ăn li ti sót lại sẽ khiến vi khuẩn vi trùng lâu ngày sẽ khiến hơi thở có mùi và rêu trắng ở lưỡi.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Theo ghi nhận thực tế, người dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc động kinh hoặc đang trong quá trình xạ trị chữa ung thư miệng sẽ dễ bị nấm trắng và có mùi hôi hơn những người bình thường.

  • Bệnh liken phẳng ở miệng

Liken phẳng có triệu chứng là các mảng da trắng, dày xuất hiện trong miệng và lưỡi đi kèm lở loét, đau nhức má và nướu.

Cách khắc phục hiện tượng lưỡi trắng và nhạt miệng

Như đã nói ở trên, đa phần hiện tượng lưỡi trắng sẽ tự động biến mất nếu chúng ta xây dựng lại thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, chải răng, chải lưỡi hằng ngày. Nếu muốn lưỡi trắng nhanh chóng biến mất bạn có thể áp dụng một số cách điều trị sau:

Điều trị tại nhà

  • Ngậm nước muối ấm

Bạn có thể tự pha nước muối hoặc mua sẵn chai nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc để ngậm hằng ngày, mỗi ngày ngậm 2 – 3 lần, cố gắng giữ nước muối trong miệng lâu nhất có thể.

  • Dùng nước cốt chanh trộn banking soda
Lưỡi trắng bệt tại sao
Nước cốt chanh trộn banking soda giúp khử mảng trắng trên lưỡi khá hiệu quả

Trộn hai nguyên liệu này với tỉ lệ 1:1 sau đó dùng miếng vải mỏng thấm dung dịch chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi mỗi ngày 2 lần sáng và tối sau mỗi bữa ăn.

  • Dùng tinh bột nghệ

Nhờ tính kháng nấm, kháng khuẩn mà tinh bột nghệ rất có hiệu quả trong việc làm giảm bớt các nốt trắng trên lưỡi. Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chút tinh bột nghệ thoa lên lưỡi rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

  • Ngậm nha đam

Nha đam tươi bạn cắt bỏ phần lá và gai xương hai bên, tách lấy phần thịt rồi ép lấy nước mang ngậm hằng ngày. Các tinh chất trong nha đam sẽ giúp chống viêm,khử mùi hôi và giảm mảng trắng trong miệng.

Điều trị chuyên khoa

  • Nếu bạn bị lưỡi trắng và nhạt miệng do bệnh liken phẳng thì sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc xịt steroid vài ngày là khỏi.
  • Nếu bị trắng miệng do nấm thì cần xác định cụ thể đó là loại nấm gì sau đó sẽ được kê các gel bôi hoặc viên ngậm để điều trị.

Trên đây là những nguyên nhân chính khiến bạn bị lưỡi trắng và nhạt miệng cũng như cách khắc phục nhanh nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi triệu chứng khó chịu này. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.