Làm gì khi bạn trai đòi chia tay

Bọn em yêu nhau từ thời sinh viên. Cùng cảnh học xa nhà, thiếu thốn đủ thứ, nên yêu nhau được mấy tháng là tụi em tính đến dọn về ở chung để cắt giảm chi phí, cũng là để được thoải mái gần nhau hơn.

Tuy là góp gạo thổi cơm chung nhưng anh ấy toàn tiêu tiền của em là chính. Tháng anh ấy góp với em được 1 triệu rưởi nhưng ăn lúc nào cũng thích phải được ăn món ngon, bảo em nấu khi thì bún riêu, lúc phở bò, bún ngan, cháo chim, có lúc còn nhắn tin bảo em đi gia sư về nhớ ghé cửa hàng đồ tươi mua sashimi về "cải thiện".

Sinh nhật em anh ấy chỉ hay tặng chun buộc tóc, tất, với mấy thứ vớ vẩn linh tinh nhưng sinh nhật anh ấy, em chưa kịp hỏi thích gì anh ấy đã gửi luôn link áo mũ, giày dép sang cho em "thẩm định".

Tính anh ấy thích điều khiển, em lại hiền lành nên anh nói gì em cũng nghe. Anh bảo ít giao du đàn đúm với bạn đi là em ở nhà, anh bảo đau đầu là em chạy đi mua thuốc, nấu cháo, anh bảo em đừng đi gia sư cuối tuần nữa để thời gian bên nhau em cũng nghỉ luôn. Em chiều anh ấy lắm. Em đi xem bói thầy bói cũng bảo em là kiểu người thích quan tâm chăm sóc, em xem chăm sóc người khác là hạnh phúc của mình.

Hai đứa ra trường rồi đi làm, em là nữ nên xin việc dễ hơn. Em học kế toán bởi vậy công việc cũng nhẹ nhàng, thu nhập ổn định. Anh ấy khó khăn vất vả hơn, xin làm mấy nơi mà cứ vào làm được một thời gian ngắn lại bỏ.

Chán cảnh làm thuê không được như ý nên anh ấy quyết định làm riêng, cùng mấy người bạn hùn vốn mở cửa hàng. Mở ra gặp đúng thời covid khó khăn, cửa hàng của anh hoạt động chưa được 2 tháng thì lỗ quá phải đóng cửa. Tìm mối chuyển nhượng mãi không xong trong khi tiền thuê mặt bằng thì đã chết lại một đống.

Khi anh ấy khó khăn, bế tắc, luôn có em ở bên cạnh an ủi, động viên. Nhưng mới đây anh ấy nói với em là "hai đứa mình chia tay đi" sau gần 6 năm gắn bó. Anh ấy cảm ơn em vì mỗi khi anh ấy gặp khó đều có em ở bên, học kém nợ môn phải thi lại - có em giúp khảo bài, đau ốm, gãy tay - có em ở bên chăm sóc, làm ăn thua lỗ - có em động viên. Anh ấy cảm thấy rằng ở bên em, anh ấy… đen đủi quá, mãi không ngóc đầu lên được.

Em nghe mà tức. Đi kể với bất kỳ ai mọi người cũng thấy tức thay em. Mấy đứa bạn em bảo người yêu em là thằng sở khanh, yêu cho chán chê rồi bây giờ đòi bỏ mà cũng không nghĩ ra được cái lý do gì cho tử tế.

Chúng nó bảo đàn ông như thế thì em cũng cho biến luôn đi, tiếc làm gì. Em không tiếc anh ta, nhưng tiếc năm tháng thanh xuân của mình đã yêu đương nhầm chỗ.

Theo Dân trí

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay

Tôi quen anh không được sự đồng ý của bố mẹ. Nhà tôi thuộc hàng có điều kiện, trong khi bố mẹ đều thấy rằng nhà anh không xứng với nhà tôi, song đó chưa phải là tất cả câu chuyện.

Tâm sự:

Mình và anh ấy yêu nhau 4 năm Người yêu mình đòi chia tay vì lý do không còn yêu mình nữa Mình cảm thấy rất choáng váng và hoang mang không hiểu vì sao Hãy cho mình biết mình phải làm gì khi người yêu đòi chia tay đây?

Trả lời:

Làm gì khi người yêu đòi chia tay

Khi nửa kia nói lời chia tay, nếu bạn ứng xử không cẩn thận bạn sẽ mất người ấy thực sự. Nếu biết hành xử thông minh, bạn vẫn có thể hàn gắn lại tình cảm giữa 2 người. Dưới đây là những phương pháp rất hữu hiệu khi bạn bị đối phương nói lời dứt quan hệ.

1. Không hỏi vì sao

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay
Tình yêu không cần lý do nhưng chia tay lại có hàng vạn lý do

Hãy nhớ: Khi yêu có thể không cần lý do, chỉ vì anh yêu em, em yêu anh, nhưng khi chia tay thì có hàng vạn lý do. Việc hỏi quá nhiều có thể còn làm bạn đau đớn hơn khi nhận được những lý do phũ phàng mà người mình từng yêu nói ra. Vì thế, thay vì không ngừng chất vấn họ, bạn hãy thông minh hơn, giữ im lặng cho đến khi bản thân bình tĩnh nhất để nhìn nhận đúng sự việc.

2. Không níu kéo

Khi đối phương chia tay, bạn vẫn không tin đó là sự thật và tìm cách níu kéo tình yêu. Bạn vẫn thể hiện sự quan tâm, thương yêu đối với đối phương như hay khóc lóc, năn nỉ, van xin với hy vọng đối phương sẽ thay đổi ý kiến.

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay
Níu kéo khi chia tay chỉ làm đối phương thêm mệt mỏi

Nhưng bạn không biết rằng, mình càng làm như vậy chỉ càng khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và cho rằng bạn là… một con đỉa không hơn không kém, chỉ chuyên bám đuôi mà thôi. Từ đó, đối phương sẽ càng coi thường bạn. Đây chính là một phần trả lời trong câu hỏi làm gì khi người yêu đòi chia tay bạn nên cân nhắc kỹ nhé. 

4. Không trở thành bạn bè

Một khi đối phương quyết định chia tay là khi họ đã tìm được người khác thích hợp hơn hoặc họ đã thấy những vấn đề trong mối quan hệ mà bạn không nhìn ra. Việc trở thành bạn chẳng khác nào bắt đối phương tiếp tục dây dưa với người mà họ đã dứt khoát.

5. Không tìm mối quan hệ mới

Bạn nghĩ làm vậy sẽ khiến đối phương tức tối. Không đâu, đối phương đã hết yêu tức là không còn quan tâm bạn ra sao nữa, vì thế, càng làm vậy, bạn chỉ càng hạ thấp phẩm giá của mình.

6. Không cần giày vò bản thân

Có một sự thật rằng, người yêu đòi chia tay, đa số các bạn đều u sầu, ảo não mà quên mất việc chăm sóc bản thân mình. Hãy nhớ: "Ai cũng có thể làm mình đau ngoại trừ chính mình". Vậy thì hà cớ gì bạn lại vì một người dưng mà hành hạ bản thân.

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay
Giày vò bản thân không thể thai đổi thực tại mà chỉ làm bạn thêm đau khổ

7. Hàn gắn một cách thông minh

Khi người yêu đòi chia tay, bạn có thể xử lý tình huống theo một trong các cách sau để có thể giữ được tình yêu của mình:

- Im lặng và không liên lạc trong một thời gian dài. Để cho nửa kia suy nghĩ về quyết định của mình. Bạn không xác nhận tức là mối quan hệ giữa cả hai vẫn chưa thật sự chấm dứt.

- Bạn có thể nói rằng: "Cho tớ thời gian suy nghĩ để quyết định". Điều này khiến cho đối phương phải suy nghĩ lại hành động của mình, vừa níu kéo được tình yêu trong một khoảng thời gian nào đó, vừa giữ được "cái tôi" (chính bạn là người chủ động quyết định chứ không phải là người ấy.)

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay
Hãy là người thông minh trong tinh yêu

Khi đã cho người ta thời gian, bạn không nên tạo sự gò bó, ràng buộc mà hãy thử không liên lạc gì, cũng không quan tâm (xem như "chia tay tạm thời"). Thời gian thử thách này sẽ giúp bạn và người kia nhận ra nhiều điều và bạn sẽ biết làm gì khi người yêu đòi chia tay. Chúc bạn hạnh phúc!

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay
Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi bạn trai bạn quyết định chia tay, có lẽ điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến là gọi cho anh ấy để giãi bày tình cảm của mình và hy vọng rằng anh ấy sẽ quay lại. Có thể trong lòng bạn chỉ muốn tha thiết van nài để lại được ở bên anh ấy, nhưng trước hết bạn nên cân nhắc xem liệu việc này có thực sự tốt cho cả hai không. Nếu thực sự mong muốn hàn gắn với bạn trai, bạn nên dành không gian cho anh ấy, nỗ lực hoàn thiện bản thân, và cuối cùng liên lạc với anh ấy với thái độ thân thiện.

  1. 1

    Cố gắng tìm hiểu vì sao mối quan hệ lại kết thúc. Có phải giữa hai bạn đã xảy ra cãi vã, lừa dối, hay bạn cảm nhận được rằng anh ấy dần dần mất hứng thú? Khi tìm ra nguyên nhân khiến anh ấy rời xa mình, bạn có thể dựa vào đó mà cân nhắc xem có nên cố gắng kéo anh ấy quay về không.[1]

    • Nhớ lại hành vi của bạn trai trong vài tuần trước khi hai người chia tay. Điều này sẽ giúp bạn xác định liệu mối tình này có còn cứu vãn được không.
    • Nếu hai bên đột ngột cắt đứt vì một xung đột nào đó, có lẽ anh ấy chỉ cần thời gian để dịu bớt.
    • Nếu quan hệ giữa hai bạn đã không ổn trong nhiều tháng, bạn nên cân nhắc xem liệu những nỗ lực của bạn nhằm nối lại với anh ấy có xứng đáng không.

  2. 2

    Đánh giá nguyên nhân gây mâu thuẫn. Nếu hai bạn chia tay vì một trận cãi vã, bạn sẽ dễ tìm được cách hàn gắn hơn khi hiểu được vì sao xung đột lại xảy ra. Đó là lần đầu hai bên tranh cãi, hay những trận cãi cọ vẫn xảy ra liên miên? Người ta cãi nhau, chia tay và lại làm lành là chuyện bình thường, nhưng nếu điều đó cứ lặp đi lặp lại như một quy luật thì hẳn là có vấn đề lớn hơn trong quan hệ giữa hai bên.[2]

    • Nếu xảy ra hành vi bạo lực thân thể, bạn nên hiểu rằng bạo hành thể chất là điều không thể chấp nhận. Quay về với một người sử dụng bạo lực với mình không phải là ý hay.
    • Mặt khác, việc dùng bạo lực chống lại đối phương cũng không bao giờ được chấp nhận. Hãy tìm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, thậm chí bác sĩ nếu bạn đang hoặc từng có ý nghĩ gây hại cho người kia.

  3. 3

    Cân nhắc xem bạn có vượt qua được không nếu giữa hai người đã xảy ra chuyện ngoại tình. Nếu hai bạn chia tay là do một bên từng “say nắng” người khác, bạn nên nghĩ xem mối quan hệ giữa hai người liệu có thể trở lại tốt đẹp không. Thường thì những mối quan hệ kết thúc do có người thứ ba chen vào sẽ rất khó quay lại. [3]

    • Nếu người lừa dối là anh ấy, bạn hãy nghĩ xem mình có thể thực sự tha thứ hay không. Có lẽ bạn đang phản ứng theo cảm xúc nếu hai người chỉ mới vừa chia tay.
    • Nếu chính bạn là người lừa dối, hãy ngẫm xem liệu có công bằng với anh ấy không khi bạn tìm cách níu kéo anh ấy quay trở lại. Phần đông chúng ta đều rất khó vượt qua khi bị phản bội trong tình cảm.
    • Hành vi ngoại tình có thể xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa. Có thể người ta không cảm thấy hạnh phúc với người đang ở bên cạnh.

  4. 4

    Hiểu vì sao anh ấy mất hứng thú. Nếu mối quan hệ giữa hai bạn cứ nhạt dần vì thiếu cảm xúc, bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân. Có thể đây không phải là thời điểm thích hợp, có thể bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn, cũng có thể bạn không phải là người phù hợp với anh ấy.[4]

    • Có thể anh ấy không còn hứng thú vì một trong hai người đã thay đổi. Có lẽ bạn đang trải qua giai đoạn thay đổi tạm thời vì hoàn cảnh khó khăn hoặc thay đổi để được tốt hơn. Đôi khi vì vậy mà người ta tự nhiên dần rời xa nhau.
    • Nếu mối quan hệ của bạn kết thúc vì cả hai đều thay đổi, có lẽ tốt nhất là mỗi người nên đi theo con đường của mình.

  5. 5

    Thừa nhận lỗi lầm. Nếu bạn nhận thấy mình đã phạm phải sai lầm nào đó, hãy chấp nhận và sẵn sàng thừa nhận rằng bạn đã làm sai. Hiểu rằng anh ấy có thể cảm thấy tổn thương vì hành động của bạn. [5]

    • Đảm bảo rằng bạn sẽ cố gắng hết sức để không lặp lại sai lầm. Nếu anh ấy chấp nhận quay trở lại, điều quan trọng là bạn tránh tái phạm những lỗi lầm cũ.

  6. 6

    Hiểu rõ ý định của bản thân. Ngẫm xem bạn có thực sự muốn anh ấy quay về bên cạnh mình không, hay bạn làm vậy chỉ vì anh ấy đã nói lời chia tay? Có thể bạn chỉ muốn chứng tỏ với bản thân rằng bạn đủ hấp dẫn khiến người yêu quay về khi lòng tự tin của bạn bị tổn thương bởi bị người yêu rời bỏ. Cũng có thể cuộc chia tay đã giúp bạn nhận ra rằng bạn còn quyến luyến anh ấy đến chừng nào.[6]

    • Đừng cố tìm cách lôi kéo anh ấy quay lại nếu bạn không có ý định chân thành, vì làm vậy thì bạn sẽ chỉ khiến cả hai thêm đau khổ.

  1. 1

    Hãy kiên nhẫn. Có thể anh ấy sẽ nhanh chóng quay về bên bạn, nhưng cũng có thể bạn sẽ mất một thời gian dài mới thành công. Dù thế nào thì bạn cũng cần cho anh ấy chút không gian.[7]

  2. 2

    Xác định khoảng thời gian ngừng liên lạc. Có thể bạn muốn ngừng liên lạc trong một tuần, một tháng, thậm chí vài tháng. Khoảng thời gian tạm dừng liên lạc sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh mối quan hệ và cuộc chia tay.[8]

    • Thử cắt liên lạc trong một tuần nếu bạn nghĩ rằng tạm ngừng một thời gian ngắn là tốt nhất.
    • Nếu bạn đã trải qua cuộc chia tay đầy đau khổ, hãy tránh liên lạc với anh ấy ít nhất một tháng.
    • Trong suốt thời gian này, bạn nên cố gắng đừng trả lời tin nhắn hoặc gọi lại nếu anh ấy liên lạc với bạn. Sau này bạn có thể quyết định liên lạc với bạn trai cũ, nhưng khoảng thời gian bạn im hơi lặng tiếng sẽ khơi dậy sự hứng thú ở anh ấy.

  3. 3

    Ngừng gọi điện hay nhắn tin. Đã đến lúc bạn nên ngừng liên tục gọi điện và nhắn tin cho người yêu cũ. Khi ngừng liên lạc là bạn đang cho anh ấy không gian để bình tĩnh lại. Đây cũng là dịp để anh ấy suy ngẫm xem bản thân có phạm sai lầm nào không.[9]

  4. 4

    Tránh liên lạc qua mạng xã hội. Có thể bạn muốn hủy kết bạn với anh ấy trên mạng xã hội, nhưng việc này là không cần thiết. Quan trọng là bạn cần tránh bình luận hoặc bấm like bất cứ thứ gì bạn trai cũ đăng lên. Cũng đừng nhắn tin cho anh ấy.[10]

    • Việc hủy kết bạn chỉ cần thiết nếu bạn cảm thấy không thể cưỡng được cám dỗ liên lạc và xem bài đăng của người yêu cũ. Nếu không, tốt nhất là bạn cứ để ngỏ kênh liên lạc này để về sau còn cần đến.
    • Đừng xem những thứ anh ấy đăng trên mạng xã hội. Những hình ảnh vui vẻ của người yêu cũ khi không ở bên bạn sẽ càng khiến bạn đau lòng.

  5. 5

    Cố gắng tránh giáp mặt người yêu cũ. Bạn nên tránh đến những nơi anh ấy thích đến hoặc đi cùng những người bạn chung trong một thời gian. Đừng để cuộc sống của mình bị ảnh hưởng quá nhiều, nhưng bạn hãy cố gắng tránh gặp mặt anh ấy.[11]

    • Giữ thái độ nhã nhặn và thân thiện nếu hai bạn cùng làm việc một nơi hoặc học cùng trường, nhưng đừng nói chuyện với anh ấy nếu không thật cần thiết.

  6. 6

    Nghỉ ngơi và thả lỏng. Bạn không cần cố hết sức tránh mặt bạn trai cũ. Hãy tập trung vào những thứ mà bạn thích thú. Có thể anh ấy sẽ nhận ra giá trị của bạn nếu bạn không tỏ ra tuyệt vọng hoặc níu kéo.[12]

  1. 1

    Cho phép bản thân được buồn một thời gian. Đau khổ sau khi chia tay là cảm giác tự nhiên. Đừng đè nén nỗi buồn, rồi thì bạn sẽ tìm được cách nối lại với anh ấy khi đầu óc tỉnh táo vì đã giải tỏa được cảm xúc.[13]

    • Nỗi buồn ập đến khi người ta chia tay là lẽ thường. Tuy nhiên, bạn nên tìm sự giúp đỡ nếu nỗi ưu phiền phủ bóng lên mọi mặt trong cuộc sống của bạn và thời gian không thể giúp bạn khuây khỏa.[14]
    • Tìm sự hỗ trợ nếu đã quá hai tuần mà nỗi buồn vẫn đeo bám bạn cả trong bữa ăn, giấc ngủ và khiến bạn khó tập trung. Điều này lại càng cần thiết nếu bạn có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc tự tử.
    • Đừng để cảm giác tủi thân trĩu nặng trong lòng. Bạn có thể cho phép mình buồn một thời gian, nhưng đừng quên những mặt tích cực của bạn.

  2. 2

    Giải tỏa cảm xúc theo cách sáng tạo. Thử viết ra những suy nghĩ của bạn trong nhật ký, vẽ tranh, thậm chí sáng tác bài hát. Viết lách và nghệ thuật là những phương thuốc giúp bạn xử lý suy nghĩ và cảm xúc.[15]

  3. 3

    Dành thời gian cho bạn bè và người thân. Cuộc chia tay thường để lại cho người ta cảm giác cô đơn, và có thể bạn mất liên lạc với một số bạn bè trong thời gian còn mải yêu đương. Giờ thì bạn hãy dành thời gian này để kết nối lại với gia đình và bạn bè. Ở bên cạnh những người mà bạn yêu quý là một cách tích cực để xây dựng lòng tự tin và chữa lành vết thương lòng.[16]

  4. 4

    Tạo ra thay đổi tích cực về ngoại hình. Vẻ ngoài của bạn hiện giờ cũng không phải là không ổn, nhưng thay đổi ngoại hình sẽ là cách nhanh nhất để lấy lại sự tự tin. Có thể đó chỉ là những thay đổi nhỏ như hàm răng trắng mới đánh bóng, hoặc thay đổi rõ rệt như mái tóc nhuộm một màu mới lạ.

    • Mua sắm quần áo mới. Những bộ trang phục mới có thể phô diễn nét thú vị, vẻ quyến rũ hoặc cá tính mạnh mẽ của bạn.[17]
    • Bắt đầu rèn luyện thân thể. Sự thay đổi lành mạnh trong lối sống sẽ tốt cho bạn, và người yêu cũ của bạn cũng có thể nhận ra sự thay đổi đó.

  5. 5

    Thử trải nghiệm những hoạt động mới. Thời gian này là dịp tuyệt vời để bạn thử nghiệm những điều mà bao lâu nay bạn vẫn muốn làm. Những hoạt động mới lạ sẽ đưa tâm trí của bạn thoát khỏi ý nghĩ về chuyện chia tay và giúp bạn tránh liên lạc với người yêu cũ quá sớm.

    • Đăng ký một lớp học yoga
    • Đến tham quan một địa điểm mới.
    • Học một lớp nấu ăn.
    • Làm việc tình nguyện ở nhà tạm trú cho người vô gia cư.

  6. 6

    Hãy nhớ bản thân bạn là người như thế nào. Dù người yêu có rời bỏ bạn thì điều đó cũng không khiến bạn giảm giá trị. Hãy dành thời gian này để nhớ lại những ưu điểm của bạn đã khiến anh ấy phải lòng bạn buổi ban đầu.[18]

    • Hãy xem xét những điểm mạnh và cả điểm yếu của bạn, nhưng đừng mãi day dứt về những nhược điểm. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ cách để cải thiện chúng.

  1. 1

    Liên lạc lại khi bạn đã thực sự sẵn sàng. Cố gắng tuân thủ đúng khoảng thời gian mà bạn đã quyết định im lặng. Đừng tự thuyết phục mình liên lạc với anh ấy sau một thời gian ngắn chỉ vì bạn không thể cưỡng lại cám dỗ. Liên lạc với người yêu cũ với sự tỉnh táo và quả quyết là điều tốt cho bạn và cả anh ấy.[19]

  2. 2

    Bắt đầu từ việc nhỏ. Khởi động bằng cách bấm like những thứ anh ấy đăng trên mạng xã hội. Nếu hai người không phải là bạn trên mạng, hãy gửi một tin nhắn ngắn gọn cho anh ấy.[20]

    • Nếu nhắn tin, bạn đừng mở ra một cuộc trò chuyện dài. Hãy bảo rằng bạn mong là anh ấy vẫn khỏe, hoặc bạn gặp một điều gì đó gợi nhắc về anh ấy.[21]

  3. 3

    Gửi tin nhắn. Bắt đầu bằng việc gửi đến bạn trai cũ lời chào xã giao, hoặc hỏi thăm anh ấy dạo này ra sao. Cố gắng tạo một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng.

    • Đừng vội nói rằng bạn nhớ anh ấy, yêu anh ấy hoặc mong anh ấy quay lại.
    • Đừng liên tục nhắn tin nếu anh ấy không trả lời. Hãy chờ ít nhất vài ngày hoặc một tuần trước khi thử lại. Nếu anh ấy tuyệt nhiên không đáp lại, bạn đừng tiếp tục liên lạc nữa.

  4. 4

    Gọi điện thoại. Khi anh ấy bắt đầu trả lời tin nhắn, bạn có thể thử gọi điện. Giọng nói của bạn có thể khơi gợi nỗi nhung nhớ của anh ấy về những ngày có bạn ở bên cạnh.[22]

    • Khoan hẵng nói về mối quan hệ giữa hai bạn. Hãy cho anh ấy biết về cuộc sống mới của bạn và hỏi xem anh ấy sống thế nào.
    • Đừng xúc động mạnh hoặc giận dữ nếu người yêu cũ không đáp lại như bạn mong đợi.

  5. 5

    Mời anh ấy đi chơi. Bạn chưa cần phải ngỏ lời hẹn hò với anh ấy. Hãy thử rủ anh ấy ra ngoài chơi hoặc gặp nhau trong hoạt động nào đó.[23]

    • Mời anh ấy đi cà phê.
    • Gợi ý cùng anh ấy đi bộ đường dài hoặc đi dạo.
    • Rủ anh ấy đi xem phim hoặc dự một sự kiện mà bạn nghĩ anh ấy sẽ thích.

  6. 6

    Hãy thong thả. Bạn đừng mong đợi mọi thứ lập tức quay trở lại như những ngày xưa. Hãy hiểu rằng người yêu cũ của bạn có thể vẫn còn tổn thương hoặc bối rối. Hãy ở bên cạnh nhau thân thiện và vui vẻ, nhưng đừng thúc ép bất cứ thứ gì.[24]

    • Kể cho anh ấy nghe những điều mới mẻ mà bạn đã trải nghiệm trong thời gian hai bạn rời xa nhau.
    • Lấy sự tự tin mà bạn tìm được trong thời gian chia tay để nhắc cho anh ấy thấy bạn thú vị và thân thiện như thế nào.

  7. 7

    Dần dần gợi ý về việc nối lại tình cũ. Nói rằng bạn rất vui khi ở bên anh ấy và khiến anh ấy hiểu rằng bạn muốn hai người quay lại với nhau. Đừng nài nỉ người yêu cũ quay lại ngay khi anh ấy vừa mới lấy lại cảm giác thoải mái với bạn.[25]

    • Đừng đề nghị nối lại mối quan hệ ngay. Nói với anh ấy rằng trong lòng bạn cảm thấy như hai người đang trở lại những ngày xưa.
    • Gợi ý cho anh ấy biết bạn muốn hai người quay lại với nhau, nói rằng bạn cảm thấy khoảng thời gian hai bạn rời xa nhau là đã đủ cho sự khởi đầu mới.

  8. 8

    Nói rõ mọi điều. Có thể bạn muốn làm lại từ đầu như chưa từng có chuyện gì xảy ra, nhưng hãy hiểu rằng hai người sẽ rất khó quay lại mà không nói rõ về những chuyện trong quá khứ. Hãy lắng nghe những cảm xúc và nỗi lo lắng của bạn trai. Bình tĩnh nói chuyện với anh ấy về cảm xúc của bạn.[26]

    • Trao đổi về những khác biệt giữa hai bên và đi đến đồng thuận. Đừng vội vàng quay lại với nhau mà không giải quyết những vấn đề dẫn đến việc hai người chia tay.

  9. 9

    Tôn trọng quyết định của anh ấy. Người yêu cũ của bạn có thể đồng ý quay lại, nhưng cũng có thể anh ấy cho rằng tốt nhất là nên để mọi chuyện qua đi. Đừng nổi giận nếu anh ấy không muốn quay về bên bạn. Hãy hiểu rằng tình huống này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.[27]

    • Đừng đào bới lại quá khứ khi hai bạn đã quay về với nhau. Hãy giải quyết quá khứ trước khi hai bạn quyết định làm lại từ đầu.
    • Đừng phản ứng tiêu cực nếu anh ấy quyết định không quay lại. Có thể anh ấy chưa sẵn sàng. Bạn đừng hủy hoại những cơ hội tương lai bằng những phản ứng thái quá.
    • Hỏi xem việc anh ấy không muốn quay lại có phải là quyết định cuối cùng không. Chấp nhận rằng bạn sẽ không thể tái hợp với anh ấy nữa.

  10. 10

    Nhớ rằng giá trị của bạn không phụ thuộc vào người khác. Bất kể kết quả ra sao, giá trị của bạn cũng không do người yêu của bạn quyết định. Hãy duy tri sự tự tin và độc lập, cho dù anh ấy có quyết định như thế nào.[28]

  • Chụp ảnh những chuyến phiêu lưu của bạn và đăng lên mạng xã hội. Cho người yêu cũ thấy rằng bạn vẫn vui vẻ khi không có anh ấy.[29]
  • Đừng nôn nóng liên lạc với anh ấy sau những lần gọi điện, nhắn tin hoặc đi chơi. Bạn không nên hối thúc để đẩy nhanh quá trình.
  • Hãy là chính mình. Đừng cố thay đổi bản thân chỉ vì bạn nghĩ rằng anh ấy thích thế.
  • Hiểu rằng chưa chắc hai bạn sẽ ở bên nhau sau khi liên lạc lại. Có nhiều mối tình có duyên mà không nợ. Dù hai bên có quay lại sau khi chia tay thì cũng không có gì đảm bảo rằng hai bạn sẽ ở bên nhau.

  • Đừng đe dọa bạn trai cũ bằng hành vi bạo lực hoặc tự làm hại bản thân.
  • Tôn trọng quyết định của người yêu cũ nếu anh ấy không muốn liên lạc với bạn. Liên tục làm phiền người không muốn tiếp xúc với mình không phải là hành vi lành mạnh.
  • Đừng dồn dập liên lạc với bạn trai cũ. Có thể bạn cảm thấy như không sống thiếu anh ấy được, nhưng hãy hiểu rằng điều này không tốt cho cả bạn và anh ấy.

Làm gì khi bạn trai đòi chia tay

Cùng viết bởi:

Người mai mối & Huấn luyện viên hẹn hò

Bài viết này đã được cùng viết bởi Courtney Quinlan. Courtney Quinlan là người mai mối, huấn luyện viên hẹn hò và chủ sở hữu của Midwest Matchmaking. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, cô chuyên tìm bạn đời cho khách hàng, hướng dẫn họ vượt qua quá trình hẹn hò và tổ chức sự kiện cho những người độc thân tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Cô có bằng cử nhân báo chí của Đại học Nebraska tại Omaha. Bài viết này đã được xem 41.184 lần.

Chuyên mục: Cám dỗ và lôi kéo

Trang này đã được đọc 41.184 lần.