Kiểm tra viên thuế là công chức laoij gì năm 2024

Bà Nguyễn Linh (Hoà Bình) là công chức, đang giữ ngạch kiểm tra viên thuế và đáp ứng đầy đủ điều kiện để dự thi nâng ngạch công chức lên kiểm tra viên chính thuế. Năm 2022, bà đã hoàn thành chứng chỉ chuyên viên chính theo Quyết định số 2641/QĐ-BNV ngày 14/12/2018 của Bộ Nội vụ ban hành Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

Căn cứ Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP: "3.Cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này".

Bà Linh hỏi, bà đã có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính thì có phải học chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước đối với công chức chuyên viên và tương đương theo Quyết định số 421/QĐ-BNV ngày 2/6/2022 của Bộ Nội vụ ban hành Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương nữa không? Chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính có đủ điều kiện để dự thi nâng ngạch lên kiểm tra viên chính thuế theo Thông tư số 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo Tiết b, Điểm 4, Điều 11 Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 3/6/2022 của Bộ Tài chính về việc quy định mã số tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định:

"b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương" và Điểm 4 Điều 25 Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 quy định: "4. Công chức, viên chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước hoặc bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại Thông tư này".

Theo đó, để dự thi nâng ngạch từ kiểm tra viên thuế lên kiểm tra viên chính thuế, ngoài đáp ứng các điều kiện khác theo quy định, bà phải có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên chính thuế cấp trước ngày 30/6/2022 hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế được quy định tạivề tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ do Bộ Nội vụ ban hành như sau:

Kiểm tra viên thuế (mã số 06.038)

1. Chức trách

Kiểm tra viên thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế, làm việc ở Cục thuế, Chi cục thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế có quy mô vừa, mức độ phức tạp trung bình.

2. Nhiệm vụ:

  1. Tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực quản lý;
  1. Tổ chức thực hiện:

- Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;

- Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;

- Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;

- Nắm chắc tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;

- Phân tích đánh giá, tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;

- Tham gia đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của Ngành và địa phương;

  1. Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
  1. Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên thuế, kiểm thu viên thuế, chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên;

  1. Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.

3. Năng lực:

  1. Hiểu biết nội dung luật quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao quản lý;
  1. Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
  1. Nắm được kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực thuế;
  1. Nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;

đ) Có khả năng độc lập tổ chức làm việc;

  1. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
  1. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác sử dụng phần mềm máy tính quản lý thuế.

4. Trình độ:

  1. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán, luật kinh tế trở lên;
  1. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế;
  1. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
  1. Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên môn;

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 09/2010/TT-BNV.

Kiểm tra viên là công chức loại gì?

Theo quy định nêu trên thì ngạch Kiểm tra viên chính thuế thuộc công chức loại A2, cụ thể là nhóm A2.

Chuyên viên và kiểm tra viên thuế khác gì nhau?

Ngạch chuyên viên thuế là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức đang làm việc trong ngành thuế. Kiểm tra viên thuế là những công chức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế, hiện đang trực tiếp thực hiện những công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.

Kiểm tra viên thuế cần bằng cấp gì?

Theo đó, để được bổ nhiệm giữ chức danh công chức Kiểm tra viên thuế thì cá nhân cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm. Đồng thời, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Chuyên viên thuế lương bao nhiêu?

Theo đó, mức lương của công chức chuyên ngành thuế hiện nay như sau: - Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế: mức lương dao động từ 11.160.000 - 14.400.000 đồng/tháng. - Ngạch kiểm tra viên chính thuế: mức lương dao động từ 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng.