Không mang bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu năm 2024

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
...

Như vậy, đối với trường hợp người điều khiển xe máy không mang bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng tùy vào mức độ vụ việc.

Không mang bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu năm 2024

Người điều khiển xe máy không mang bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Có thể dùng bảo hiểm xe máy điện tử để xuất trình khi cảnh sát giao thông kiểm tra không?

Đầu tiên, tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận bảo hiểm phải đáp ứng các nội dung như sau:

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)
...
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
b) Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
c) Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
đ) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
...

Dẫn chiếu đến Điều 18 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm như sau:

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
Ngoài các nghĩa vụ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ:
1. Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng Bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được Bảo hiểm.
3. Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, đối với trường hợp khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì công dân có thể dùng bảo hiểm xe máy điện tử để xuất trình thay cho bản cứng của bảo hiểm xe máy nếu quên mang theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Bảo hiểm xe máy điện tử phải có đầy đủ những nội dung tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP.

Thời hạn của bảo hiểm xe máy là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn và hiệu lực bảo hiểm như sau:

Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:
a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
c) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
...

Như vậy, đối với bảo hiểm xe máy thì thời hạn tối thiểu sẽ là 01 năm và tối đa là 03 năm năm theo quy định của pháp luật.

Không có gương xe máy bị phạt bao nhiêu?

Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: nếu điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng, thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Không có bảo hiểm xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

Do đó, mức phạt cho lỗi không có bảo hiểm ô tô - bảo hiểm TNDS ô tô bắt buộc là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Không có cà vẹt xe bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; ...

Xe 50cc không có bảo hiểm phạt bao nhiêu?

- Xe máy dưới 50 phân khối (dưới 50 cc): 55.000 đồng/năm (chưa bao gồm VAT). - Xe máy trên 50cc: 60.000 đồng/năm (chưa bao gồm VAT). - Xe phân khối lớn (trên 175cc): 290.000 đồng/năm (chưa bao gồm VAT).