Hướng dẫn soạn bài mưa ngữ văn 6 tập 2 năm 2024

Hướng dẫn Soạn Bài 24 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Mưa sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.


Hướng dẫn soạn bài mưa ngữ văn 6 tập 2 năm 2024
Soạn bài Mưa sgk Ngữ văn 6 tập 2


1. Tác giả

– Trần Đăng Khoa sinh năm 1958.

– Quê: huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương.

– Từ nhỏ được xem là thần đồng thơ văn.

– Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm nhưng có danh hiệu “thần đồng thơ trẻ”.


2. Tác phẩm

– Rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả.

– Xuất bản đầu tiên năm 1968.

– Bài thơ được viết với lời thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng óc quan sát tinh tế và vần điệu hay, dễ đọc, dễ nhớ dường như theo lời thơ mọi thứ đều tuôn trào một cách tự nhiên giống như mưa vậy.

Dưới đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Mưa sgk Ngữ văn 6 tập 2. Các bạn cùng tham khảo nhé!


Đọc – Hiểu văn bản

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp, lời hướng dẫn, câu trả lời các câu hỏi có trong phần Đọc – Hiểu văn bản của Bài 1 trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

– Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).

Trả lời:

– Nhận xét:

+ Thể thơ tự do với những câu ngắn từ 1 đến 4 chữ

+ Cách ngắt nhịp: nhịp điệu nhanh, dồn dập.

+ Cách gieo vần: linh hoạt (vần chân – vần cách: ra – già, thấp – nấp; vần liền: con – trộn, nghe – tre…)

– Tác dụng : tạo nên tiết tấu nhanh nhiều biến đổi liên tục của những sự vật trong cơn mưa rào mùa hè.


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

  1. Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
  1. Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

Trả lời:

  1. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:

– Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp.

– Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.

– Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:

+ Cỏ gà rung tai nghe.

+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

+ Hàng bưởi đu đưa bế lũ con.

+ Chớp khô khốc.

+ Sấm khanh khách cười.

+ Cây dừa sải tay bơi.

+ Ngọn mồng tơi nhảy múa.

Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người.

  1. Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến:

– Ông trời mặc áo:

“Ông trời mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy dường…” – những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời – Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.

– Mía múa gươm.

– Kiến hành quân đầy đường.

– Cỏ gà rung tai nghe:

Cỏ gà rung tai – Nghe – Bụi tre – Tần ngấn – Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.

– Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

– Cây dừa sải tay bơi….

→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa …

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

Trả lời:

Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ:

– Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa. (Ẩn dụ khoa trương: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên).

– Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất.

– Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.


Luyện tập

1. Câu 1 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến Mù trắng nước.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.

Trả lời:

Em có thể tham khảo đoạn văn sau:

Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…

Hoặc:

Mưa cuối mùa

Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy.

Bé rất thích trời mưa. Mưa làm cho khu vườn nhà bé tươi tốt và đẹp hơn lên gấp nhiều lần những lúc bình thường. Nhìn xuống dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động. Thú vị nhất là những lúc được tắm mình trong mưa. Bé lăn lê bò toài trong đám cỏ ngập nước, để mặc cho mưa xối tới tấp khắp thân mình trong tiếng cười giòn tan của bé.

Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi bé chạy ra chơi với chúng. Muốn ra lắm nhưng lại ngại. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Sáng hôm sau trở dậy, bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay, bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt bé. Mưa đã mời gọi bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà bé chẳng chịu ra gặp mưa. Chiếc lá bồ để vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt gửi xuống tặng cho bé, bé chẳng nhận ra sao?

Trần Hoài Dương – Những ngôi sao trong mưa.


Các bài văn hay

1. Phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Bài làm:

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Nhiều bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời được tác giả viết khi còn học tiểu học. Bài thơ Mưa được chàng thi sĩ tí hon này viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,… đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi… được chú bé nói tới, nhắc tới.

Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Trần Đăng Khoa.

Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi – thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa – bế lũ con – Đầu tròn – trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa.

Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động… được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời… Sấm như một tên hề Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió ù ù như xay lúa. Giọt mưa lộp bộp Lộp bộp rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên mù trắng nước. Và mưa chéo mặt sân sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:

Cóc nhảy lồm chồm

Chó sủa

Cây lá hả hê.

Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.

Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…

Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều đội trên đầu bố em. Chữ đội được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của Khoa.

Mưa là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3… chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui. Phép nhân hoá và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. Mưa là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.


2. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Bài làm:

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cành vật và con người quen thuộc, gằn gũi ờ làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ầy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế cùa dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cành một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phàn đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa. đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ành độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tường tượng phong phú. bay bổng lạ thường của nhà thơ.

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trờ nên rất sinh động: sắp mưa – sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tim nơi – Ản nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.

Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà. rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vắt vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngằn – Gỡ tóc.

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bằu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận.

Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn nhu một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

Từ cảnh cây bưởi trĩu quà: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – sầm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tường tượng phong phú cùa trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sắm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đù cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

Mưa – Mưa – ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đắt trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ. gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân.

Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đua vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

Hình ảnh con người ờ cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sầm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ờ đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ờ làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay trong đó Mưa là một bài xuất sắc. Nhà thơ tí hon có tài quan sát tinh tế, kết hợp trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu, biết dùng từ ngữ hồn nhiên. Nhờ vậy cho đến nay, thơ Trần Đăng Khoa vẫn được lứa thiếu niên, nhi đồng yêu thích.


3. Nghệ thuật đặc sắc trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa

Bài làm:

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm.

Từ lúc còn là học sinh tiểu học, lúc đó tác giả mới chín tuổi đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Góc sân và khoảng trời, tập thơ đầu tay PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả được in 1968. Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đó. Người đọc đã cảm nhận một cơn mưa rào ở một làng quê qua những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa… mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời – mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:

Trời mưa thì mặc trời mưa

Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.

Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động bình thường (đi cày) trước cái dữ dội của cơn mưa rào. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền để tôn cao tư thế con người.

Có phải thiên nhiên là cái nền đã tôn cao vẻ đẹp của con người lên? Hay còn vì cách nhìn sáng tạo, độc dáo và thái độ trân trọng trong cách tả cảnh và tả người tinh tế của tác giả. Chính vì thế mà cả bài thơ có 63 dòng, 59 dòng tả cảnh thiên nhiên, tác giả chỉ dành 4 dòng cuối để tả con người, nhưng con người hiện lên vẫn rất đẹp.

Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.

Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.


4. Chuyển bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa thành bài văn xuôi

Bài làm:

Em đang ngồi học bài. Chợt nghe tiếng gà con rộ lên rối rít. Có chuyện gì xảy ra với chúng rồi! Em vội ra cửa nhìn. Trời sắp mưa, chúng tìm nơi để ẩn nấp.

Đúng là trời sắp mưa! Họ hàng nhà mối ở đâu mà bay ra nhiều thế! Mối già bay cao, mối trẻ bay thấp, chao đi liệng lại trong không trung. Bầu trời như sắp sập xuống bởi những đám mây đen kịt bao phủ. Ông mặt trời mọi ngày thường khoác trên mình “bộ cánh” màu xanh thăm thẳm, nét mặt tươi cười rạng rỡ là thế mà hôm nay trông oai vệ như một dũng tướng mặc áo giáp đen để ra trận.

Xa xa cánh đồng mía của làng với muôn nghìn cây mía, lá nhọn sắc đang quay cuồng trong gió trông như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến ở đâu đó kéo ra, đi theo từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Tất cả! Tất cả! Như sẵn sàng vào một trận đánh dữ dội với khí thế mạnh mẽ.

Gió vẫn thổi. Những chiếc lá khô xao xác bay đầy trên đường làng, ngõ xóm, cuốn theo cả những lớp bụi bay mù mịt cuộn lên theo làn gió thổi. Ngoài vườn, những cây cỏ gà rung rinh trước gió trông như những cái tai dỏng lên để “thưởng thức” các âm thanh cua gió.

Rặng tre sau nhà em đang ngả nghiêng, cành tre và lá tre cuộn vào nhau rồi lại tung ra tưởng chừng như những mớ tóc rối được những cơn gió thổi mạnh gỡ ra. Hàng bưởi trước nhà quả sai trĩu chịt đang đung đưa trước gió như người mẹ giang vòng tay bế những đứa con thơ đầu tròn còn chưa mọc tóc.

Đang mải mê ngắm nhìn cảnh vật thay đổi, trước mắt em bỗng loằng ngoằng loé lên một vạch như cắt ngang trời, một tia chớp kèm theo là một tiếng sét nổ inh tai, nhức óc nghe sao khô khốc! Tiếng sấm rền vang nối tiếp nhau nghe “khanh khách” như tiếng người cười.

Gió thổi mỗi lúc càng mạnh. Cây dừa trước ao nhà như đang sải những cánh cay uyển chuyển của mình bơi trong gió. Chị mùng tơi nhún mình như đang nhảy múa đón những cơn gió thổi trước lúc mưa ào đến.

Mưa! Mưa đã đến! Nghe ù ù như tiếng cối xay lúa. Lộp bộp, lộp bộp… Mưa rơi trên mái nhà, mái bếp… đập lùng tùng vào những tàu lá chuối của bụi chuối trước sân nhà. Mưa mỗi lúc một to hơn, nước mưa ào ào tuôn xuống liên tiếp không ngớt. Mưa rèo rèo, đan chéo mặt sân, mưa sủi bong bóng nước.

Đất trời mù trắng trong mưa. Ngoài vườn, mấy chú cóc bị ướt nhảy chồm chồm tìm chỗ để tránh mưa. Con mực đang nằm cuộn tròn trong ổ rơm ở đầu hè nhà đang lim dim ngủ, bỗng sủa inh lên bởi có một con cóc nhảy chồm qua lưng chú ta. Ngoài trời cây cối được tắm mưa tưởng chừng như tâm trạng rất hả hê, sung sướng.

Xa xa thấp thoáng ngoài cánh đồng, em nhìn thấy bố đi cày về dưới cơn mưa đang dữ dội. Bất chấp cả sấm, cả chớp, cả trời mưa! Con người lao động hiên ngang quá! Có đủ sức mạnh để sánh với thiên nhiên, vũ trụ.


Bài trước:

  • Soạn bài Lượm sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Hoán dụ sgk Ngữ văn 6 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 6 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 6
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 6
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 6
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 6
  • Để học tốt môn GDCD lớp 6

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Mưa sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!