Hố xí cải tiến có thông hơi vip là gì năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hố xí cải tiến có thông hơi vip là gì năm 2024
Bản vẽ hố xí đơn giản với bệ ngồi xổm và nhà che.

Hố xí hay hố đi vệ sinh là một kiểu nhà vệ sinh giữ phân người trong một cái hố dưới đất. Những hố xí này hoặc không dội nước hoặc dội một đến ba lít nếu là loại hố xí dội nước. Khi được đào, xây và được duy trì đúng cách, chúng có thể làm giảm sự lây truyền bệnh nhờ giảm lượng phân người trong môi trường do đi vệ sinh ngoài trời. Điều này giảm thiểu sự truyền các mầm bệnh giữa phân và thức ăn do ruồi nhặng. Các mầm bệnh này là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm trùng và nhiễm giun đường ruột. Tiêu chảy nhiễm trùng đã làm cho khoảng 0,7 triệu trẻ em dưới năm tuổi chết trong năm 2011 và 250 triệu ngày nghỉ học. Hố xí là phương pháp cách ly con người ra khỏi nguồn phân với chi phí thấp nhất.

Hố xí thường gồm có ba phần chính: một cái hố dưới đất, một tấm đặt chân hoặc sàn cầu có một lỗ nhỏ, và nhà che. Hố thường sâu ít nhất 3 mét và ngang 1 m. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo hố xí cần phải được xây đủ cách xa nhà - cân bằng giữa việc đi đến hố xí nhanh và mùi hôi. Khoảng cách từ nước ngầm và nước thải hố xí trên mặt đất cần càng xa càng tốt để giảm nguy cơ ô nhiễm. Lỗ của tấm đặt chân không được lớn hơn 25 cm để ngăn ngừa trẻ em rơi xuống. Ánh sáng phải được ngăn không để chiếu vào hố để giảm ruồi nhặng bay vào. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nắp để che lỗ của sàn hố xí khi không sử dụng. Khi hố đầy đến gần mặt hố trong vòng 0,5 mét, nó cần hoặc làm trống hoặc một hố mới được đào và nhà che được di dời hay dựng lại tại địa điểm mới. Việc quản lý phân bùn lấy ra từ hố không đơn giản. Có thể có nguy cơ về môi trường và sức khỏe nếu không được thực hiện đúng.

Một hố xí cơ bản có thể được cải thiện bằng một số cách. Một là thêm một ống thông gió từ hố đến phía bên trên hố xí. Cách này cải thiện dòng khí và giảm mùi nhà vệ sinh. Nó cũng có thể giảm ruồi nhặng khi đầu của đường ống được che lưới (thường làm bằng sợi thủy tinh). Trong loại nhà vệ sinh này thì không cần dùng nắp để che lỗ trên sàn cầu. Các cách cải tiến khác có thể bao gồm một sàn cầu xây sao cho chất lỏng chảy hết vào lỗ và gia cố phần trên của hố bằng gạch hoặc vòng xi măng để tăng vững chắc.

Tính đến 2013, ước tính có 1,77 tỷ người sử dụng hố xí. Việc dùng hố xí chủ yếu tại thế giới đang phát triển cũng như ở vùng nông thôn và hoang dã. Vào năm 2011, có khoảng 2,5 tỷ người không tiếp cập được nhà vệ sinh xây đúng cách và một tỷ người phải đi vệ sinh ngoài trời ở vùng xung quanh. Nam châu Á và châu Phi hạ Sahara ít được sử dụng nhà vệ sinh nhất. Tại các nước đang phát triển, chi phí cho một hố xí đơn giản thường từ 25 đến 60 đô la Mỹ. Chi phí bảo trì thường xuyên từ 1,5 đến 4 đô la Mỹ mỗi người mỗi năm mà thường không được xem xét. Tại một số nơi ở nông thôn Ấn Độ, chiến dịch "Không Có Nhà Vệ Sinh, Không Có Cô Dâu" đã được phát động để thúc đẩy xây nhà vệ sinh bằng cách khuyến khích phụ nữ từ chối kết hôn với người đàn ông không có nhà vệ sinh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • WEDC.
  • ^ Tilley, E., Ulrich, L., Lüthi, C., Reymond, Ph. and Zurbrügg, C. (2014).
  • ^ "Simple pit latrine (fact sheet 3.4)" Lưu trữ 2012-12-19 tại Wayback Machine.
  • ^ "Call to action on sanitation" Lưu trữ 2014-08-19 tại Wayback Machine (pdf).
  • Walker, CL; Rudan, I; Liu, L; Nair, H; Theodoratou, E; Bhutta, ZA; O'Brien, KL; Campbell, H; Black, RE (ngày 20 tháng 4 năm 2013).
  • ^ François Brikké (2003).
  • Graham, JP; Polizzotto, ML (May 2013). ^ Progress on sanitation and drinking-water - 2014 update. Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine (pdf).

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP như sau:

* Tiêu chí thu nhập

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

* Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

- Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.

Dịch vụ xã hội cơ bản

(Chiều thiếu hụt)

Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

Ngưỡng thiếu hụt

1. Việc làm

Việc làm

Hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm (người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm); hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động*.

(*) Xem xét cho việc làm thường xuyên, đều đặn, mang tính chất ổn định hoặc tương đối ổn định.

Người phụ thuộc trong hộ gia đình

Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

2. Y tế

Dinh dưỡng

Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.

Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.

3. Giáo dục

Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng [Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sơ cấp/trung cấp/cao đẳng nghề; hoặc người từ 16 tuổi đến 30 tuổi được doanh nghiệp tuyển dụng và chứng nhận đào tạo nghề tại chỗ (hình thức vừa học vừa làm)].

Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học và trẻ từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở).

4. Nhà ở

Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2.

5. Nước sinh hoạt và vệ sinh

Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình).

Nhà tiêu hợp vệ sinh

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (gồm: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hố xí đào có bệ ngồi, hai ngăn).

6. Thông tin

Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet.

Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin:

- Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại;

- Phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

2. Năm 2024: Mức thu nhập thế nào được xem là hộ nghèo và hộ cận nghèo?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

* Chuẩn hộ nghèo

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

* Chuẩn hộ cận nghèo

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

* Chuẩn hộ có mức sống trung bình

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại mục này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].