Doanh thu trừ chi phí gọi là gì năm 2024

Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ số quan trọng dùng để đánh giá tiềm lực tài chính của một nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, có nhiều chủ quán còn lẫn lộn và không biết phân biệt thế nào là doanh thu, thế nào là lợi nhuận. Sự nhầm lẫn giữa hai chỉ số này có thể dẫn tới chủ quán bị đánh giá sai về tình hình kinh doanh hiện tại. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ doanh thu và lợi nhuận? Hãy cùng đọc trong bài viết dưới đây của iPOS.vn nhé!

Nội dung

1. Doanh thu và lợi nhuận là gì?

Doanh thu (hay còn gọi là thu nhập) là toàn bộ số tiền mà các quán ăn, nhà hàng sẽ thu về qua các hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ,… và một số sản phẩm hay hoạt động khác. Tiền doanh thu là khoản tài chính thiết yếu giúp các quán có thể duy trì việc kinh doanh và phát triển trong thời gian dài. Nói cách khác, doanh thu chính là vốn xoay vòng vì nó thúc đẩy quá trình hoạt động – tái hoạt động liên tục.

Lợi nhuận (hay còn được gọi là lợi nhuận ròng hay lợi nhuận cuối cùng) là số tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được sau khi đã hạch toán và trừ đi tất cả các khoản chi phí, khoản nợ, thuế và các chi phí khác. Lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển mở rộng và tăng trưởng lâu dài của các quán. Trên thực tế, một thương hiệu sẽ được đánh giá là thành công khi đạt được mức lợi nhuận càng cao càng tốt.

Doanh thu trừ chi phí gọi là gì năm 2024
Doanh thu và lợi nhuận là những chỉ số tài chính rất quan trọng với nhà hàng

Ví dụ: Một cửa hàng bánh ngọt A trong một tháng bán ra 1000 sản phẩm, thu về 100.000.000 đồng doanh thu. Số tiền 100.000.000 đồng này được sử dụng để chi trả các chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, tiền trả lương nhân viên, tiền nguyên vật liệu,… và một số chi phí khác. Cuối cùng, cửa hàng còn thừa lại 30.000.000 đồng – đây chính là lợi nhuận.

Xem thêm: Top 8 quán cafe mở 24/24 dành cho bạn trẻ thích trải nghiệm “đu đêm” tại Hà Nội

2. Nên phân biệt lợi nhuận và doanh thu như thế nào?

Doanh thu được thu về thông qua tất các hoạt động buôn bán, kinh doanh hoặc các hoạt động phát sinh khác của một nhà hàng hay quán ăn. Trong khi đó, lợi nhuận lại chỉ là số tiền sau khi đã lấy doanh thu trừ đi tất cả các loại chi phí và chi phí. Như vậy, doanh thu không phụ thuộc vào lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng lợi nhuận lại phụ thuộc vào doanh thu theo tỷ lệ thuận. Nói cách khác, khi doanh thu càng nhiều thì xác suất thương hiệu lãi cao càng lớn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ này cũng đúng. Có trường hợp doanh thu cao nhưng quán không thu về lợi nhuận là bao, thậm chí còn bị lỗ nếu các chi phí phải bỏ ra quá cao, do nhân viên quán cố tình gian lận ăn cắp tiền trong lúc thu ngân hoặc những tháng đầu mới khai trương doanh thu chưa đủ bù vốn,…

Nhìn chung, lợi nhuận là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một thương hiệu F&B còn doanh thu là “nguồn nước” để có thể điều hành hoạt động bình thường.

Doanh thu trừ chi phí gọi là gì năm 2024
Chủ quán cần phân biệt sự khác nhau giữa lợi nhuận và doanh thu

Khi nói đến “lợi nhuận”, hầu hết chúng ta đều hiểu theo nghĩa đây là “lợi nhuận ròng”. Tuy nhiên, còn có một chỉ số khác nữa mà chúng ta cần phải quan tâm là “lợi nhuận gộp”.

Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt A nhập 100 chiếc bánh về bán với giá 50.000 đồng/chiếc, khi bán ra sẽ có giá 80.000 đồng/chiếc. Vậy ta sẽ có:

Doanh thu = 100 chiếc bánh x 80.000 đồng/chiếc = 8.000.000 đồng

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn sản phẩm = 8.000.000 – (100 x 50.000) = 3.000.000 đồng

Tuy nhiên, để bán được một chiếc bánh thì cửa hàng A còn phải mất chi phí mặt bằng, nhân công, điện nước,… trung bình tốn 20.000 đồng/chiếc

Như vậy, lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Chi phí = 3.000.000 – (20.000 x 100) = 1.000.000 đồng

Có thể thấy, doanh thu của cửa hàng là 8.000.000 đồng và lợi nhuận ròng là 1.000.000 đồng.

3. Thương hiệu F&B cần chú ý tới doanh thu hay lợi nhuận nhiều hơn?

Doanh thu và lợi nhuận đều là hai chỉ số tài chính quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp F&B nào, bởi nó cho ta biết chính xác về tình hình tài chính, độ khả quan trong kinh doanh và khả năng cân đối thu – chi. Doanh thu và lợi nhuận đều có xuất hiện trên báo cáo hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, doanh thu thường nằm ở dòng trên cùng của báo cáo và lợi nhuận thường được nằm ở dòng dưới cùng.

Ngoài ra, khi tính lợi nhuận, có một số khoản nợ phải trả của doanh nghiệp và một số chi phí đã được doanh nghiệp hạch toán khi tính lợi nhuận.

Doanh thu trừ chi phí gọi là gì năm 2024
Khi làm báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ có cả doanh thu và lợi nhuận

Không thể nói chính xác một nhà hàng, quán ăn nên coi trọng doanh thu hay lợi nhuận hơn; bởi cả hai đều có những ý nghĩa riêng. Doanh thu cao chứng tỏ tình hình buôn bán của nhà hàng suôn sẻ, thu hút được nhiều khách hàng hoặc có thể bán ra số lượng hàng lớn và đắt giá; tiếp tục duy trì hoạt động cho quán. Còn lợi nhuận cao lại chứng tỏ quán đang có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, biết cân đối thu – chi và có tiềm năng phát triển lâu dài.

Nhìn chung, giữa doanh thu và lợi nhuận đều có mối liên hệ chặt chẽ tới hoạt động của một thương hiệu. Là một kế toán nhà hàng thì phải phân biệt và hiểu rõ doanh thu và lợi nhuận để làm báo cáo tài chính chính xác cho quán.

4. Những phương pháp giúp tăng doanh thu và lợi nhuận

Tăng doanh thu và lợi nhuận là mong ước của bất kỳ chủ quán nào, bởi điều này đồng nghĩa với việc quán sẽ “rộng cửa” phát triển và hoạt động được bền vững hơn. Một số phương pháp giúp tăng doanh thu, lợi nhuận mà các quán có thể xem xét áp dụng như:

  • Đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá hấp dẫn
  • Xây dựng chiến lược Marketing nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, thu hút khách hàng quay lại
  • Có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách
  • Rà soát và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, lặt vặt,…
  • Kiểm soát hoạt động của các nhân viên trong quán để tránh gian lận, rút ruột doanh thu
  • Tối ưu quy trình sản xuất và bán hàng
    Xem thêm: Tìm về bình yên với Top 10 quán ăn chay ngon nhất quận Tây Hồ

Doanh thu và lợi nhuận đều rất quan trọng trong quá trình kinh doanh, vì thế các chủ doanh nghiệp F&B cần phải biết phân biệt hai chỉ số này. Nếu vẫn còn nhầm lẫn không rõ giữa doanh thu và lợi nhuận thì rất có thể doanh nghiệp F&B sẽ không nắm rõ được về tình hình phát triển và buôn bán suốt một thời gian dài.

Doanh thu trừ chi phí là gì?

Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần) Sau đó, lấy doanh thu này trừ đi những chi phí khác - từ chi phí sản xuất và lưu kho hàng hóa, đến việc khấu hao nhà xưởng và trang thiết bị, chi phí lãi suất và thuế.

Doanh thu trừ giá vốn gọi là gì?

- Lợi nhuận thuần có tên tiếng Anh là “Net profit”, được hiểu là phần lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản chi phí bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Doanh thu thực là gì?

1. Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần hay doanh thu thực (Net Revenue) là khoản lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sau khi tính thuế và trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu khác của doanh nghiệp.

Tổng thu nhập thuần là gì?

Thu nhập thuần (Doanh thu thuần) là thu nhập trước thuế. Cụ thể, doanh thu thuần trừ đi các khoản giảm trừ như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác có liên quan.