DỊCH CÂN KINH -- TẬP CUỐI

Kinh dịch bắt nguồn từ thời thượng cổ, được hình thành sau khi Vua Phục Hy (được cho là một vị thần tối cổ của loài người) lúc ấy đã quan sát tượng trời đất để sáng lập ra. Trong Kinh Dịch - Hệ từ truyện có viết: "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái định cát hung, cát hung sinh sự nghiệp".

Đến đây ta lại tiến thêm một bước tìm hiểu về nguồn gốc và cách vận dụng của Bát Quái. Thái Cực chi nguyên khí, Lưỡng Nghi tức là thiên địa âm dương, Tứ Tượng tượng trưng cho bốn mùa và bốn phương. Bát Quái gồm có: Càn là trời, Khôn là đất, Chấn là sấm, Tốn là gió, Khảm là nước, Ly là lửa, Cấn là núi, Đoài là đầm. Vũ trụ được cấu thành chính từ 8 loại vật chất này.

Bát Quái tượng trưng cho tất cả thế giới vạn vật. Và từ đó Kinh Dịch ra đời, từ đời Phục Hy đến cuối đời nhà Thương, Kinh Dịch vẫn chỉ đơn thuần là những vạch đứt và vạch liền chưa có tên hiệu gì cả.

Sang đời nhà Chu (Trước lịch tây độ hơn nghìn năm), Văn Vương mới đem quẻ của Phục Hy mà đặt tên và diễn giải thêm lời ở mỗi quẻ để nói về lành dữ của quẻ. Rồi đến Cơ Đán (con trai thứ của Chu Văn Vương) con trai của Văn Vương lại theo mỗi quẻ mà chia ra thành 6 phần (lục hào). Mỗi hào đều nói về sự lành dữ khác nhau. 

Đến sau này, đến lượt Khổng Tử bổ sung thêm nữa mới nên bộ Kinh Dịch như ngày nay. 

Từ đó về sau, Kinh Dịch lần lượt được kế thừa diễn giải theo nền tảng của bật thánh nhân. Và vận dụng cho đến ngày nay đã hơn 4000 năm.

Kinh Dịch dùng trong nhiều lĩnh vực như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh..., dự đoán là một trong những lĩnh vực được thông dụng. 

Hoàng Giám tiên sinh - một nhà dịch học nổi tiếng Trung Quốc cho rằng: “Kinh Dịch” là kết tinh trí tuệ của hiền nhân cổ đại, là ngọn nguồn của văn hóa Trung Hoa. Nó có hai chức năng tổng quát như sau:

  • Một là nhận thức luận: Tức là nhận thức vũ trụ, nhận thức nhân loại, nhận thức vạn sự vạn vật.
  • Hai là phương pháp luận: Dạy con người cách thích ứng với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, tạo phúc nhân loại.

Dịch học không chỉ là sách lược trị quốc bình thiên hạ, mà quan trọng hơn là dạy người “thành ý, tu thân, chính kỷ, tề gia”. Học tập “Kinh Dịch” là để khai phá tư duy của con người, quy phạm đời người, chỉ đạo đời người và thực tiễn xã hội. Thông qua tự nghiên cứu, ứng dụng và dạy học trong thực tiễn, Hoàng tiên sinh chứng minh “Kinh Dịch” không phải là một bộ “nan kinh”, mà là một bộ kinh dễ học.

Ông đã đề xướng học Dịch trước tiên nên hiểu rõ ba đại nguyên tắc “bất dịch, biến dịch, giản dịch” của “Kinh Dịch”. Lĩnh hội chính xác ba đại lý luận tinh hoa “âm dương đối ứng thống nhất, ngũ hành sinh khắc chế hóa, thiên nhân hợp nhất” của Dịch, đồng thời phải tùy thời tùy nơi mà dùng Dịch để hướng dẫn bản thân tư duy và cách xử lý sự việc, theo cách đó lấy bốn đại pháp bảo “lý, tượng, số, chiêm” của Dịch để tìm tòi những điều sâu xa bí hiểm, bày mưu lập kế.

Dịch lý, Dịch tượng, Dịch số là cơ sở; Dịch chiêm là kỹ thuật, là phương pháp. Công năng của Dịch được thể hiện thông qua sự vận dụng Dịch, còn ứng dụng của Dịch được chỉ đạo thông qua triết lý của Dịch.

Hoàng Giám tiên sinh cho rằng Dịch học là một môn học vấn biến thông, một phương pháp hướng dẫn con người tư duy nhận thức sự vật, là phương pháp giúp thích ứng với sự biến hóa của sự vật và giúp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu.

Trong dự đoán chiêm bốc Dịch học chỉ tồn tại một loại phương pháp tư duy mà không tồn tại một loại mô thức cố định, tức là khuôn mẫu, phương pháp thì linh hoạt đa biến, tùy tình huống khác nhau mà đối đãi.

Hoàng tiên sinh chủ trương “cổ vi kim dụng” (lấy xưa phục vụ nay), học tập Dịch học nên bỏ rườm rà mà lấy đơn giản, phải “đại đạo trí giản, phản phác quy sơ”. Ông cho rằng phương pháp có tỷ lệ ứng nghiệm cao, nhanh chóng và đơn giản, dễ học và dễ thao tác mới là phương pháp thượng thừa, khả thi nhất, đồng thời phải có thể thuận tiện dùng trong thực tiễn bất cứ lúc nào.

Ông đề xuất trong dự đoán biết trước chỉ nên xem 30%, còn ứng dụng một cách hữu hiệu và giải quyết vấn đề thì phải xem 70%, một người biết trị bệnh nhưng lại không thể kê ra đơn thuốc tốt thì nhất định không phải là một thầy thuốc giỏi. Hoàng Giám tiên sinh chủ trương thuận theo sự thay đổi của thời đại, học tập Dịch học không nên khư khư giữ cái cũ, nên lấy xưa phục vụ nay, sáng tạo ra những cái mới trên cở sở tận dụng và cải tạo những cái cũ, nên thực hiện cải cách và hiện đại hóa việc học tập và ứng dụng Dịch học hiện nay, hòa nhịp với sự phát triển rất nhanh của thời đại thông tin, từ đó “hoàn dịch vu dân, đạo tế thiên hạ” (người dân dễ học hơn, cứu giúp thiên hạ), tạo phúc cho xã hội và nhân loại!

Kinh Dịch cũng không phải chỉ để xét quẻ tốt hay xấu. Khi xem quẻ Kinh Dịch, người có kiến thức Kinh Dịch sẽ luận về tượng quái, luận về 6 hào để nói lên nhiều vấn đề trong cuộc sống. Kinh Dịch ẩn chứa rất nhiều thông điệp sâu sắc mà chỉ có người nghiên cứu nhiều mới có thể hiểu được. Bởi vậy nên, bộ môn này mới tồn tại hàng ngàn năm cho tới bây giờ.

Ứng dụng Kinh Dịch trong sim phong thủy

Kinh Dịch vốn được ứng dụng nhiều để bói toán và nó chính là phương pháp bói hữu hiệu nhất. Vì vậy ứng dụng Kinh Dịch để bói số điện thoại cũng là một điều hiển nhiên. Dựa theo phương pháp lập quẻ hữu thường, người ta chia dãy số làm 2 phần để lấy thượng quái và hạ quái, sau đó lập quẻ và chiêm nghiệm kết hợp các trường phái Kinh Dịch kinh điển để cho ra kết quả chính xác nhất. 

Tất cả những ai có nguyên cứu về huyền học và có nghiên cứu kinh dịch thì hầu hết đều dùng phương pháp lập quẻ dịch để luận số điện thoại khách hàng. Và điều quan trọng là tất cả đều tương đối chính xác. 

Đối với xem bói số điện thoại, việc chấm điểm là vô nghĩa nếu phương pháp đó không nói lên được ảnh hướng của số điện thoại đó. Phương pháp xem bói đúng nghĩa, là phải xem được số các bạn đang dùng, ảnh hưởng đối với bạn như thế nào. Còn chỉ dựa theo số điểm cao hay thấp để đánh giá thì dễ dẫn đến tình trạng bị lạm dụng của ngụy pháp. Tức là bên xem bói sẽ tạo ra các phương pháp sai và rườm rà làm rối loạn tâm lý.

Trong việc xem bói sim phong thủy, nếu không xem trọng Kinh Dịch, nghĩa là bạn bỏ quên đi yếu tố quan trọng nhất có thể nói lên cát hung - ý nghĩa ứng nghiệm của số điện thoại. Yếu tố này thôi đã chiếm 90% hung cát của số điện thoại. Vậy nên không thể xem nhẹ, nhưng làm sao để luận sát sao Kinh Dịch là một chuyện rất khó, đòi hỏi bạn phải có những cảm nhận đặc biệt và kiến thức chuyên môn khá cao.

Với đội ngũ kỹ thuật cao, chúng tôi ứng dụng công nghệ AI để xây dựng website này, tính toán và lập luận số điện thoại của các bạn như những chuyên gia phong thủy thực thụ. Giúp cho mọi thao tác lập quẻ và chọn số nhanh hơn con người gấp hàng trăm lần. Qua đó chi phí thù lao để xem bói và tìm sim gần như bằng 0 và quý khách hàng chỉ cần bỏ tiền ra để mua giá trị của sim mà không phải trả thêm phí công sức cho các thầy phong thủy như trước kia.