Dây rốn quấn cổ 1 vòng Webtretho

Thân chào các mẹ! Em bé nhà mình hay bị nấc lắm,nhiều khi thấy con nấc mà thương quá nhưng k biết làm sao,phải 1 lúc sau con mới hết nấc các mẹ ạ.Có mẹ nào có cách gì chỉ cho mình với. Với lại mình đi SÂ bác sĩ bảo bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng nên lo quá vì thấy bảo bị như thế thì hay phải mổ vì sợ lúc đẻ thường dây rốn có thể siết vào cổ bé gây ngạt hix.Có mẹ nào giống mình không? Vào chia sẻ kinh nghiệm các mẹ nhé! Tks các mẹ!

Bất cứ bà mẹ nào nghe nói về dây rốn quấn cổ đều lo lắng cho em bé trong bụng. Mẹ có biết là khi ở trong bụng mẹ, thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy qua dây rốn chứ bé không thở bằng mũi và miệng nên mẹ yên tâm là cho dù dây rốn quấn cổ cũng không làm cho bé ngạt thở. Đó cũng là lý do tại sao rất thai nhi không bị chết đuối khi sống giữa bọc nước ối. Đó cũng là lý do vì sao dây rốn của bé phải còn nguyên vẹn (không cắt) cho đến ít nhất 2 phút sau sinh - khi đầu bé ra khỏi mẹ hoàn toàn và bé bắt đầu thở.

Mẹ có ngạc nhiên về điều này không? Còn rất nhiều điều thú vị xung quanh dây rốn mà mẹ cần phải biết trước khi bé chào đời.

1. Hầu hết trẻ em được sinh ra với dây rốn quấn cổ Bạn đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về bé sinh ra với một hoặc 3-4 vòng dây rốn quấn cổ? Đây đã là một chuyện rất bình thường, đến nỗi các bác sĩ và nữ hộ sinh cũng chẳng quan ngại nếu siêu âm thấy có dây rốn quấn cổ bé. Đơn giản vì chuyện này rất phổ biến, là “chuyện thường ngày ở bệnh viện” rồi. Có tới 1/3 số trẻ sinh ra với một sợi dây quanh cổ. Sợi dây định mệnh này có chiều dài dao động từ 19-133 cm. Trung bình là khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài thì khả năng bé bị dây rốn quấn cổ và nguy cơ nghẽn dây rốn càng cao, nhưng có lẽ bé sẽ thích vì được chơi trò bắt dây rốn trong bụng mẹ.

2. Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ nghiêm ngặt Cơ thể con người chưa bao giờ khiến chúng ta thôi ngạc nhiên với thiết kế thông minh của nó để đảm bảo sự sống còn của giống loài. Ngay cả dây rốn cũng vậy, đó là một cơ quan hoàn hảo và có chế độ họat động tinh vi.

Dây rốn được bao phủ bởi màng ối. Bên trong màng ối là khối trung mô với cấu tạo như một mô nhầy chứa chất đông Wharton. Một dây rốn khỏe mạnh, bình thường sẽ được bảo vệ bởi lớp Wharton này. Chất này có tính mềm mại, keo và trơn, với chức năng bảo vệ các mạch máu bên trong tủy và cũng làm cho dây rốn có độ trơn, bảo vệ dây rốn chống lại các dạng dồn nén gây ra bởi hoạt động của thai nhi. Nếu có bất cứ tác động y tế nào ảnh hưởng đến chất đông Wharton thì có thể sẽ gây ra biến chứng. Dây rốn chứa 2 động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Khi trẻ ra đời, dây rốn có đường kính trung bình khoảng 2 cm, dài khoảng 50cm. Thế nên đã có em bé ra đời với không chỉ dây rốn quấn quanh cổ mà còn bị dây rốn thắt quanh thắt lưng và cổ chân vì bé sở hữu dây rốn quá dài.

3. Dây rốn ảnh hưởng quá trình sinh Ở những tuần thai cuối cùng, thai nhi cùng nhau thai và dây rốn đều di chuyển xuống đáy tử cung, chuẩn bị cho đầu bé di chuyển vào vị trí âm đạo của mẹ khi hành trình sinh được diễn ra. Tuy nhiên có những trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ, hoặc dây rốn đã ngắn lại còn quấn quanh người bé làm cho bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, cứ treo lơ lửng giữa chừng. Cũng có trường hợp mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, dây rốn không thể cung cấp máu cho thai, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình huống này làm mẹ không thể sinh thường và nếu không được chuyển qua sinh mổ thì bé sẽ bị suy thai.

4. Dây rốn quấn cổ không hẳn là có hại Điều này có thể khó tin, nhất là khi bạn từng nghe về những em bé mất khi chào đời với dây rốn quanh cổ. Nhưng dù bạn có nghi ngờ đến đâu thì sự thật vẫn là: dây rốn quấn cổ là không thể là nguyên nhân chính gây ra cái chết của bé. Dây rốn có xu hướng quấn quanh cổ bé do quá trình bé chuyển động trong tử cung gây nên. Nhưng trong quá trình chuyển dạ còn tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra sự cố, nhưng tội đồ vẫn luôn là dây rốn vì người ta có thể dễ dàng đổ lỗi cho các vòng dây xung quanh cổ khi không tìm được nguyên nhân.

5. Ngay cả với dây rốn quấn chặt thì cũng không phải nguy cơ gây ra sự cố Tình trạng dây rốn quấn chặt cũng không phải hiếm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. “Chặt” ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy.

6. Tai nạn từ dây rốn quấn cổ là rất thấp Theo một báo cáo gần đây của Viện Y tế và Phúc lợi của Úc, cứ 1 trong số 135 trẻ sơ sinh ở Úc bị chết yểu (chiếm 0,74%). Ở Mỹ, tỉ lệ này là 1/160 ca sinh. Chết yểu ở đây được định nghĩa là “sự ra đời của một em bé không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống, sau 20 tuần thai hoặc có trọng lượng 400g hoặc hơn”.

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng các vấn đề của nhau thai (ví dụ nhau bong non) là nguyên nhân hàng đầu của thai chết lưu: chiếm 26%; có 14-19% số thai chết lưu là do nhiễm khuẩn. Chỉ 10% là do bất thường dây rốn (hoặc giả định là do dây rốn sau khi các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thai chết lưu).

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra khả năng xảy ra tai nạn do dây rốn quấn cổ là rất nhỏ - và trong thực tế có thể đó không phải là nguyên nhân gây ra cái chết ở trẻ sơ sinh.

7. Nhiều vòng dây rốn quấn cổ cũng không tăng nguy cơ Số vòng dây rốn là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo của mẹ để chào đời. Miễn là dây rốn đủ dài để đầu em bé có thể lọt ra ngoài khỏi âm đạo của mẹ, phần còn lại của các em bé có thể lọt ra ngay sau đó. Dây rốn quá ngắn là rất hiếm, và nếu dây rốn quá ngắn thì ngay cả việc xoay đầu cho thuận ngôi cũng khó xảy ra, nên không thể nào kết luận vì dây rốn ngắn, lại quấn nhiều vòng quanh cổ nên em bé không thể chào đời.

Một nghiên cứu cho thấy rằng số vòng dây rốn dao động từ 1-4 vòng, thường gặp nhất là 2 vòng dây rốn quấn cổ. Trẻ sơ sinh có 4 hoặc nhiều vòng dây rốn chiếm 0,1% và tối đa số dây rốn quấn cổ được ghi nhận là 9 vòng. Nghiên cứu đó cũng kết luận rằng hầu hết các bé trong số đó có chỉ số Apgar từ 7-10 (trong đó 10 là số điểm cao nhất) sau một phút. Chỉ có 8 em bé có chỉ số Apgar dưới 7 sau năm phút sau sinh (chiếm 5,20%). Điều đó cho thấy rằng tác động của dây rốn quấn cổ chỉ là thoáng qua". Theo:

https://www.bellybelly.com.au/

<<< Mang thai - chuẩn bị sinh

Chị em hẳn đã nghe nhiều và rất lo lắng về hiện tượng tràng hoa quấn cổ bởi sự nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, các mẹ đã biết nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi chưa?Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn vào cổ của thai nhi một hoặc nhiều vòng, trong trường hợp nguy hiểm có thể khiến thai nhi ngạt thở tử vong.Dây rốn là sợi dây kết nối duy nhất giữa mẹ và thai nhi. Đây là đường cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng để nuôi sống bào thai. Bình thường, một thai nhi đủ tháng có dây rốn dài khoảng 50 - 60cm.Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn giữa thai kỳ, khi đó cơ thể bé đã mang hình dáng của một em bé và thai nhi cũng bắt đầu cử động. Điều này diễn ra khá phổ biến, một số em bé có thể tự tháo được tràng hoa, còn lại sẽ giữ nguyên tình trạng này cho tới khi sinh. Với nhiều em bé, hiện tượng này không mấy ảnh hưởng, nhưng vẫn có nhiều trường hợp thai nhi bị còi cọc, thiếu máu và đôi khi là tử vong bởi dây rốn thắt nút không vận chuyển được dưỡng chất hoặc khiến bé ngạt thở.Tuy nhiên, trước khi mẹ lo lắng về vấn đề này, hãy tìm hiểu nguyên nhân trước, bởi biết đâu có thể phòng tránh được: 1. Nguyên nhân do mẹ Mẹ vận động mạnh, quá nhiều Nguyên nhân chính của hiện tượng tràng hoa quấn cổ chính là do mẹ vận động, lao động quá sức. Điều này đã được khoa học chứng minh. Khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ hãy chú ý nhé, trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức nha. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt. Mẹ quá nhiều nước ốiTheo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Quan niệm dân gian: Mẹ dơ tay quá cao con bị tràng hoa quấn cổQuan niệm dân gian truyền miệng cho rằng, nếu mẹ bầu giơ tay quá cao thường xuyên trong thai kỳ thì con sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Tuy thông tin này vẫn chưa được xác minh nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế hành động này nhé. Vì việc giơ tay với đồ đạc hay vận động quá mạnh cũng không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Dù sao thì “có thờ có thiêng có kiêng có lành” đúng không các mẹ? 2. Do trẻ quá “hiếu động”Từ những tháng giữa thai kỳ, bé đã biết cầm nắm và đùa nghịch với dây rốn. Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn còn như một món đồ chơi trong bụng mẹ. Bé thường xuyên nhào lộn, “nhảy dây” xung quanh dây rốn.Chính điều này đã khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ bé. Tùy vào sự chuyển động của bé mà dây rốn có thể bị quấn một hay nhiều vòng. 3. Dây rốn quá dàiMột nguyên nhân gây ra hiện tượng trạng hoa quấn cổ khác là độ dài của dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56 cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Mà dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ. Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?Việc bé bị dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện dễ dàng thông qua việc siêu âm hàng tháng. Nếu ở phía sau cổ bé xuất hiện vết đè hình chữ V là bé đang bị cuốn 1 vòng, còn chữ W là 2 vòng. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hay sớm hơn vào tháng thứ 5, 6.Điều đầu tiên mẹ cần biết là tình trạng này không nguy hiểm như mẹ nghĩ nên đứng lo lắng quá. Thực tế có khả nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18 – 25.Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn, sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm theo khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.Về phương pháp sinh: Không nhất thiết mẹ phải sinh mổ. Tùy vào tình hình của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.Mẹ đặc biệt chú ý tuyệt đối không nghe theo các tin đồn trong dân gian về tình trạng này, chẳng hạn như: Việc giết mổ vịt, gà trong nhà khi có phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tràng hoa quấn cổ. Mẹ hãy nghe theo tư vấn của bác sĩ để có cách xử lý an toàn nhất nhé! Dây rốn quấn cổ và kinh nghiệm dân gian

http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/cxgC8IIjD1-480x360.jpg