Có nên cho trẻ ngậm núm giả Webtretho

Trước mình cũng ko định cho bé nhà mình ngậm ti giả vì sợ răng con bị hô/vẩu. Nhưng mới đây mới đc tư vấn mua loại ti giả của Nhật Chu Chu baby sản xuất ở Đức, nói chung là nó đc sản xuất đặc biệt dành riêng cho bé thích ngậm ti và mút tay, thiết kế vừa khít với hàm của bé nên đảm bảo ko lo bị hô hay vẩu. Mình thấy bé nhà mình hay mút tay quá, mà mút tay nhiều cũng dẫn đến hô/vẩu nên mình mua ti giả cho bé. Trộm vía có ti giả bé ngoan hơn hẳn, ngủ cũng ngoan hơn, đang ngủ mà giật mình dậy là mình nhét ti giả vào là ku cậu im luôn ngủ 1 mạch vừa ngủ vừa nún. Mình thấy cái ti giả Chu chu baby này rất hay, thiết kế đầu vú rất khít với miệng bé, chứ ko phải như những cái núm vú thông thường đâu. Hay lắm. Đang rất mãn nguyện vì mới phát minh ra cái mới cho bé :D, thì tự nhiên chị họ mình qua chơi bảo ko nên cho ngậm ti giả vì lí do nọ lí do kia... mình chẳng biết đường nào mà lần.. Hỏi ý kién cac mẹ vậy? giúp mình với

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Bé nhà em được 3 tháng hơn, hay sùi nước bọt và chảy nước dãi,bé hay ngậm tay ,em có nên cho bé ngậm vú giả khong hở các mẹ?Nghe đồn ngậm vú giả bị hô,nhưng em đọc công dụng của vú giả thì thấy ghi là tốt cho lợi,em còn băn khoăn không biết thế nào?Sợ cho bé ngậm rồi nó wen , sau này lớn khó bỏ lắm đúng không các mẹ??Mẹ nào co ý kiến gì chia sẻ với em nha!

Do phản xạ mút được hình thành từ khi còn trong bào thai, các bé đều có thói quen mút tay hoặc ngậm ti giả. Có nhiều mẹ vẫn thắc mắc liệu cho trẻ ngậm ti giả có tốt không và khi nào nên cho bé cai ti giả.

Nếu vẫn chưa biết cho trẻ ngậm ti giả có tốt không, mẹ cần tìm hiểu về cả mặt lợi và hại của việc cho bé ngậm vú giả, để từ đó có thể quyết định nên cho con làm quen với vú giả hay không. Ngoài ra, nếu biết đâu là thời điểm tốt nhất để giúp bé “tạm biệt” ti giả, mẹ có thể giúp bé tránh được những rắc rối không mong muốn cho sức khỏe.

Có nên cho trẻ ngậm núm giả Webtretho

Thực ra, việc cho trẻ ngậm ti giả cũng có nhiều mặt lợi chứ không phải chỉ toàn mặt bất lợi như một số mẹ vẫn tưởng. Ngoài việc giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái thì việc cho bé ngậm ti giả còn giúp bé không quấy khóc, giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, làm việc cũng như có thể chăm sóc bé tốt hơn. Không những vậy, việc ngậm núm vú giả cũng  giúp bé dễ ngủ và giảm nguy cơ đột tử trong lúc ngủ (SIDS).

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, việc cho bé ngậm ti giả trong thời gian dài và liên tục có thể khiến trẻ bị phụ thuộc, bé không chỉ gặp khó khăn khi bú mẹ mà còn dễ cáu gắt, khó chịu. Việc ngậm ti giả còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe trẻ. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải nếu ngậm ti giả quá nhiều:

  • Trẻ dễ gặp vấn đề với hệ tiêu hóa: Khi ngậm ti giả, với hành động ngậm mút của trẻ, không khí sẽ đi vào dạ dày từ đó khiến trẻ dễ bị đầy hơi. Việc ngậm núm vú giả cũng dễ khiến bé đưa vi trùng vào cơ thể.
  • Trẻ dễ gặp vấn đề với sức khỏe răng miệng: Việc ngậm vú giả làm cho nước bọt tiết nhiều hơn từ đó trẻ thường có nhiều cao răng hơn. Chưa kể, khi trẻ ngậm ti giả có thể gây vẩy răng cửa cũng như làm lệch khớp cắn, răng trẻ dễ bị thưa, hàm dưới của trẻ cũng dễ bị đưa ra do khi mút núm vú lưỡi của bé ở tư thế thấp làm miệng bị hở.
  • Trẻ dễ có nguy cơ bị viêm tai giữa: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho trẻ ngậm ti giả có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ, nhất là với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Sau khi đã biết được mặt lợi và hại của việc cho bé ngậm vú giả, mẹ sẽ tự trả lời được câu hỏi cho bé ngậm ti giả có tốt không và đưa ra quyết định tốt nhất cho con yêu của mình. Nếu vẫn quyết định cho bé ngậm vú giả, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên quá lạm dụng ti giả cho bé.
  • Nên vệ sinh và khử trùng núm vú giả sạch sẽ trước khi đưa cho bé và sau khi bé sử dụng.
  • Không cho sữa, nước vào núm vú giả để bé ngậm.
  • Thay mới núm vú giả thường xuyên để đảm bảo rằng núm vú không bị đứt, mòn.
  • Không ép trẻ ngậm núm vú giả nếu bé không thích.

Cho bé ngậm ti giả có tốt không và đâu là thời điểm tốt nhất để cai ti giả cho con?

Theo các nhà nghiên cứu, 6-12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất mẹ có thể cai ti giả cho con. Nếu  việc ngậm vú giả khiến bé dễ chịu thoải mái và bé quấy khóc khó chịu khi bị lấy đi núm ti giả, mẹ có thể cân nhắc cho con cai trễ hơn tuy nhiên không nên để bé ngậm vú giả qua đến 3-4 tuổi vì lúc này việc ngậm ti giả có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, gây rắc rối cho sức khỏe răng miệng cũng như làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về ngôn ngữ. Nếu gặp khó khăn trong việc cai ti giả cho bé, mẹ không nên áp lực và ép trẻ mà cần đem bé đến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Tình hình là bé 2 nhà mình đã bắt đầu dùng ti giả (mới có đc 6 tuần các mẹ ah). Mình băn khoăn vì:1- Bé đầu mình cũng cho dùng ti giả nhưng khi bé lớn hơn (lúc 6 tháng) và đến 1,5 tuổi là mình cai cho bé. 2- Ti ngày trc dùng cho bé đầu mình dùng ti của NUK. Nay bé này mình mua ti của Nano (cũng đầu ti vếch như của NUK). Thực ra mình ko định cho bé dùng sớm, dùng nhiều nhưng con dạ đúng là hơn con so. Biét sớm, ghê hơn nên nó hay vòi lắm, mình thì bận nên ko thể cứ hở tí là ẵm, bồng đc nên buộc fải nhét ti giả vào mồm cho bé yên. Mình ko hiểu dùng sớm thế có ảnh hưởng j ko? (Bé đầu nhà mình thì răng mọc đẹp, ko ảnh hửong j cả). Mẹ nào có con cũng dùng ti giả trao đổi thêm cho tớ nhéTks!

Các mẹ ơi, ti giả rất tiện dụng, nhưng nó lại không hề an toàn như chị em mình nghĩ đâu ạ. Đặc biệt có mẹ nào hay dùng ti giả để dỗ con thì phải xem lại ngay. Mới đây, báo chí người ta ầm ầm về việc 1 em bé suýt tử vong vì ti giả, các mẹ đã nghe chưa ạ? Bắt đầu từ dòng chia sẻ của một ông bố người Anh tên là Earl Wilson. Anh này đã kể câu chuyện kinh hoàng của gia đình mình khi luôn cho con ngậm núm vú giả, nó đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người và trở thành cảnh báo đỏ cho tất cả các mẹ. Theo đó thì con gái anh (18 tháng tuổi) gần như "nghiện" ti giả. Nhưng trong một lần đang ngậm ti, bé gái đột nhiên bị hóc nghẹn và gần như nghẹt thở. Lí do là núm ti giả bằng cao su đã tuột ra khỏi phần vỏ và trôi xuống cổ họng em bé. Rất may mắn vợ anh Wilson đã phát hiện kịp thời và nhanh chóng lấy được chiếc núm ti ra không thì không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra với cô bé (nhất là khi không có người lớn bên cạnh hoặc không ai để ý). Thực tế, cũng đã từng có rất nhiều cảnh báo của các bác sĩ về nguy hại của núm ti giả, nhưng lại rất ít các mẹ biết được điều này mà hầu như đều cho dùng ti giả một cách rất chủ quan. Hậu quả của nó là: - Bé bị phụ thuộc vào núm vú giả: Khi em bé luôn phải dùng đến núm vú giả để đi ngủ, nếu vì một lí do nào đó mà không có núm vú cho bé ngậm, bé sẽ quấy khóc rất nhiều và khó dỗ dành được. Có bé sẽ còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào miệng thay thế. - Bị tăng nguy cơ viêm tai giữa: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, núm vú giả còn làm gia tăng nguy cơ bé bị viêm tai giữa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. - Bị lây nhiễm vi khuẩn: Bé có thói quen ngậm núm vú giả lâu ngày, nếu núm vú giả bị rơi ra khỏi miệng bé trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì bé sẽ tự nhặt núm giả cho vào miệng ngậm tiếp, tạo điều kiện cho vi trùng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé. Theo quan điểm cá nhân của mình, tốt nhất là không nên cho con dùng ti giả. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết mẹ vẫn có thể dùng ti giả cho con một cách an toàn khi lựa chọn và sử dụng đúng cách với các nguyên tắc sau: - Chọn núm vú liền một khối, làm bằng silicon. Tránh núm vú hai mảnh thường sẽ bị tuột đầu ti ra (như trường hợp trên của bé gái người Anh) khiến bé hóc, nghẹn nếu bị đứt, vỡ. - Khử trùng núm vú trước khi cho bé ngậm. Trước khi bé được 6 tháng tuổi, luôn nhớ luộc núm vú cho sạch sẽ rồi mới để bé ngậm. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bố mẹ có thể rửa núm vú bằng xà phòng và nước sạch rồi cho bé dùng. Tuyệt đối không làm sạch núm vú giả bằng cách cho vào miệng mình, cách này chỉ làm lây vi khuẩn từ miệng bạn sang con mà thôi. - Thay núm vú thường xuyên và chọn núm vú phù hợp với tuổi của bé. Nhớ kiểm tra núm vú thường xuyên để phát hiện hư hỏng. Đặc biệt, không bao giờ được xâu dây để đeo núm vú giả quanh cổ bé, sợi dây có thể quấn quanh cổ khi bé đùa nghịch gây nguy hiểm rất lớn. - Chọn sản phẩm có nhãn hiệu uy tín, có nhãn mác ghi rõ độ tuổi của trẻ vì rẻ lớn tuổi mà sử dụng loại nhỏ hơn dễ bị hóc. Xem video: Mẹ Việt khiến con kém thông minh từ sơ sinh vì vô ý làm những điều này

http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/F6QdIcIRhR-480x360.jpg

Xem thêm: có nên cho bé 3,5 tháng tuổi ngậm ti giả? Bé ngậm ti (núm vú giả) có ảnh hưởng đến hàm răng ko vậy các mẹ?? Gửi tới tất cả các bố mẹ đang giữ thói quen ôm con đi ngủ, xin hãy yêu con đúng cách