Chiến lược dạy học là gì năm 2024

Các chiến lược dạy học phát triển năng lực người học 4.1ạy học phát triển năng lực người học Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học yêu cầu giáo viên cần chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính “phức hợp” (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau – hành động trong các bối cảnh, tình huống), tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình,... qua đó phát triển năng lực của học sinh (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,...); Học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học hợp tác”,... rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập; tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia, phối hợp, gắn kết của cộng đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả về công nghệ thông tin; chú ý dạy học “hướng tới từng đối tượng học sinh” (như quan tâm tới sự khác biệt về năng lực, sự đa dạng trong phong cách học của học sinh để sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp và tác động tốt nhất tới sự phát triển năng lực của từng học sinh).

Để thực hiện được việc hình thành và phát triển năng lực, cần đảm bảo yêu cầu: kiến thức phải được học sinh tự kiến tạo, mà không phải qua con được chuyển giao, truyền đạt mang tính một chiều từ giáo viên.

Do đặc điểm năng lực được phát triển thông qua việc học sinh phải hoạt động, trong đó phải huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và nhiều phẩm chất khác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cần xây dựng các tình huống dạy học mang tính tích hợp. Khi học sinh giải quyết các tình huống này, các em sẽ có cơ hội hoạt động trải nghiệm, phát triển được những năng lực cần thiết. Các tình huống cần được thiết kế thành hệ thống, giúp cho phát triển được đủ các năng lực cần thiết và đảm bảo tăng dần mức độ yêu cầu đối với từng năng lực.

  1. Định hướng vận dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học giúp phát triển năng lực học sinh

4.2. Các định hướng tổng quát bao gồm:

  • Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
  • Lựa chọn linh hoạt các phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học đặc thù môn học, đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
  • Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động của người học theo hướng tìm tòi, khám phá tri thức.
  • Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh trong hoạt động tương tác giữa học sinh với bạn bè, với giáo viên và với các yếu tố khác của môi trường học tập, phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo nhóm.
  • Chú trọng xây dựng các tình huống có nội dung thực tiễn, trong đó cần có các tình huống thực tiễn gắn với đời sống thực của học sinh.
  • Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học. Tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

4.2. Những định hướng cụ thể a). Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.

học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.

e). Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.

g). Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học; chẳng hạn có các kĩ thuật dạy học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy...