Các loại thuốc không được bảo hiểm chi trả

Ngày 26-11 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 20 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30 ngày 30-10-2018 ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế [BHYT].

Theo thông tư mới này, kể từ ngày 15-1-2021 Quỹ BHYT sẽ mở rộng thanh toán nhiều loại thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế hoặc pha chế; đồng thời thanh toán thêm một loại thuốc phối hợp được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Ðây không phải là lần đầu, mà đã là lần thứ hai trong năm 2020 danh mục thuốc quy định tại Thông tư số 30 được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng. Thông tư số 30 cũng được xem là một bước tiến lớn so với trước đó, khi đã bổ sung 61 thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau vào danh mục các thuốc được BHYT thanh toán; bổ sung dạng dùng của sáu thuốc, mở rộng tuyến sử dụng của 69 thuốc, mở rộng điều kiện thanh toán 10 thuốc, tăng tỷ lệ thanh toán sáu thuốc… nhằm tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ BHYT dễ tiếp cận các loại thuốc trong quá trình điều trị.

Tính đến thời điểm này, Quỹ BHYT đã thanh toán và chuẩn bị thanh toán cho hàng chục nghìn loại thuốc [theo tên thương mại] với nhiều hàm lượng, dạng bào chế…, chưa kể hàng trăm chế phẩm và vị thuốc y học cổ truyền. Theo quy định, việc lựa chọn thuốc được Quỹ BHYT thanh toán cũng không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc, mức giá rẻ hay đắt, nguồn gốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu... mà hoàn toàn căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám, chữa bệnh của người có thẻ BHYT.

Khi so sánh với danh mục thuốc chi trả BHYT tại một số quốc gia trong khu vực như Thái-lan, Phi-li-pin hay danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], danh mục thuốc chi trả từ Quỹ BHYT tại Việt Nam được đánh giá là rộng hơn về số lượng hoạt chất cũng như số lượng các loại thuốc. Nước ta cũng được xem là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT.

Trên thực tế, với danh mục thuốc ngày càng được mở rộng và số lượt bệnh nhân BHYT gia tăng, chi phí cho thuốc từ Quỹ BHYT cũng không ngừng tăng cao [từ hơn 26.000 tỷ đồng đã tăng lên khoảng 41.800 tỷ đồng trong năm 2019]. Việc tăng chi cho thuốc cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người BHYT được bảo đảm tốt hơn và xu hướng này chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi danh mục thuốc được thanh toán vẫn là một "danh sách mở". Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả thực tế đáng mừng này, việc mở rộng danh mục thuốc được BHYT thanh toán cũng đặt ra những bài toán, nỗi lo cần giải quyết. Trong đó, nỗi lo lớn nhất là mặc dù tỷ lệ chi tiêu cho thuốc trong tổng chi khám, chữa bệnh BHYT tại nước ta đang có xu hướng giảm dần [hiện chiếm khoảng 35%], nhưng vẫn cao hơn so với những quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, đó là chưa nói tới việc giá trị thanh toán vẫn tăng về số tuyệt đối sau mỗi năm, ngày càng tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu cân đối thu - chi của Quỹ BHYT trong bối cảnh mức đóng bình quân còn thấp.

Nhiều người lo ngại việc mở rộng danh mục thuốc còn dễ khiến các bác sĩ "nới tay" hơn khi kê đơn cho người bệnh, dễ có xu hướng lựa chọn sử dụng những loại thuốc ngoại thế hệ mới, đắt tiền hoặc những thuốc không thật sự cần thiết, gây lãng phí Quỹ BHYT. Thậm chí, nếu việc kê đơn kháng sinh bị lạm dụng còn có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh - một trong những vấn đề về sức khỏe đang khiến cả thế giới lo ngại. Và điều lo lắng còn được đặt vào hiện tượng gian lận trong khám, chữa bệnh BHYT như đã từng xảy và bị phát hiện… Ðiều đó cho thấy, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều trị, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh có thẻ BHYT, cùng với việc mở rộng danh mục thuốc, chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp quản lý để Quỹ BHYT được sử dụng đúng quy định, hợp lý và hiệu quả nhất.

KHÔI NGUYÊN

Bà Nguyễn Thị Minh, phường Phan Thiết [TP Tuyên Quang] cho biết, bà bị cao huyết áp và đau nửa đầu nên thường xuyên đi khám theo định kỳ, nhưng từ đầu năm nay khi đi khám bà thường xuyên phải mua một số loại thuốc ở bên ngoài vì loại thuốc này ở cơ sở khám chữa bệnh đã hết. Các bác sỹ cũng tư vấn để bà đổi sang loại thuốc khác trong danh mục BHYT có công dụng tương tự nhưng bà thấy không hợp. Bà có hỏi thì được biết loại thuốc bà đang dùng hiện đã hết nên không thể cung cấp dù bà có BHYT chi trả.

Người bệnh nhận thuốc BHYT chi trả tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Anh Hoàng Đức Trung, phường Minh Xuân [TP Tuyên Quang] chia sẻ: “Tôi cho rằng nếu bệnh viện và các cơ sở y tế hết thuốc BHYT phải niêm yết rõ ràng để người bệnh được biết, đồng thời nó rõ nguyên nhân từ đâu. Tôi đi khám bệnh dạ dày nhưng thuốc kê đơn cũng đa phần phải mua ở ngoài, tuy giá trị không lớn nhưng làm tôi thấy không thoải mái. Tiền bảo hiểm vẫn đóng đủ mà quyền lợi thì không được đảm bảo”.

Bác sỹ Lý Thị Thơ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng khoa Nội thận - Khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ, đối với phản ánh của người bệnh về việc thiếu thuốc trong danh mục BHYT thì bệnh viện đã nắm được. Trong những tháng đầu năm bệnh viện thiếu một số loại thuốc điều trị. Nguyên nhân là do đến cuối tháng 4 vừa qua mới có kết quả đấu thầu về thuốc, vật tư, hóa chất của năm 2021. Như vậy trước đó sẽ có một số thuốc của năm 2020 sẽ bị hết tuy nằm trong danh mục thuốc được  BHYT chi trả. Trong thời gian một số loại thuốc bị hết, các bác sỹ, các khoa khi tư vấn nếu người bệnh không có nhu cầu chuyển tuyến hoặc chấp nhận mua ngoài thì để đảm bảo cho công tác điều trị vẫn phải kê đơn để mua. Nhiều loại thuốc nếu chuyển đổi thì việc chuyển phác đồ rất phức tạp, cho nên không thể không kê cho người bệnh. Đến thời điểm hiện tại thì người bệnh có thể yên tâm các loại thuốc, vật tư y tế trong danh mục BHYT đều đã được cập nhật đầy đủ.

Tuy tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong danh mục BHYT trong năm nay đã được giải quyết. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần sớm có kế hoạch đáp ứng, cung cấp thuốc cho năm tiếp theo để hạn chế tối đa tình trạng người dân phải đi mua thuốc BHYT ở bên ngoài, đảm bảo quyền lợi của người có tham gia BHYT.

Bổ sung Danh mục thuốc được BHYT chi trả từ 15/01/2021 [Ảnh minh họa]

Theo đó, bổ sung 01 loại thuốc điều trị HIV/AIDS vào Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [Phụ lục 1] kèm theo Thông tư 30/2018.

Cụ thể, bổ sung thuốc Tenofovir + lamivudin + dolutegravir vào phân nhóm 6.3.1 - Thuốc điều trị HIV/AIDS thuộc phân nhóm 6.3 - Thuốc chống vi rút của Nhóm 6 - Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong Phụ lục 1.

Thông tư 20/2020/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2021.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Thông tư 30 [TT 30] do Bộ Y tế ban hành ngày 30.10.2018 quy định về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] có hiệu lực từ 1.1.2019.

Không thanh toán dịch cao phân tử điều trị sốt xuất huyết nặng

Theo bác sĩ [BS] Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện [BV] Nhi đồng 2, kể từ 1.1.2019, khi TT 30 có hiệu lực thì giám định viên của BHYT đề nghị xuất toán các hồ sơ bệnh án sử dụng loại dịch cao phân tử Hydroxyethyl starch [tinh bột este hóa, còn gọi là dịch truyền HES] trong điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết [SXH] nếu BV dùng cho bệnh nhi. Lý do là BV sử dụng thuốc không phù hợp với điều kiện thanh toán theo TT 30. Vì TT 30 chỉ cho phép Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp khi sử dụng dịch truyền đơn thuần không mang lại hiệu quả đầy đủ.

Thế giới chứng minh sốc do nhiễm trùng thì dịch cao phân tử không có hiệu quả nên họ bỏ. Nhưng cần biết, với sốc SXH thì vẫn phải dùng. Nếu không dùng dịch cao phân tử thì bệnh nhân SXH nặng khó cứu chữa được

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM

Theo BS Tùng, trong khi đó, việc điều trị SXH nặng theo Quyết định số 458 năm 2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn điều trị SXH có sử dụng loại dịch cao phân tử.

Ngoài ra, loại dịch này cũng được sử dụng trong điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em, sốc nhiễm khuẩn theo Quyết định 3312 năm 2015 của Bộ Y tế.

“Đáng nói là trước khi có TT 30 thì dịch cao phân tử được thanh toán trong điều trị SXH và một số bệnh khác”, BS Tùng nói.

“Thế giới chứng minh sốc do nhiễm trùng thì dịch cao phân tử không có hiệu quả nên họ bỏ. Nhưng cần biết, với sốc SXH thì vẫn phải dùng, vì cơ chế của SXH là sự thoát huyết tương qua thành mạch, phân tử lớn trong máu thoát ra ngoài, do vậy cần dịch cao phân tử để giữ nước lại. Nếu không dùng dịch cao phân tử thì bệnh nhân SXH nặng khó cứu chữa được”, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, phân tích.

Theo TS-BS Châu, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cũng khuyến cáo sử dụng dịch này trong điều trị SXH nặng.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy [TP.HCM] thăm khám cho bệnh nhân

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Lãnh đạo và BS các BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh nhiệt đới cho rằng, việc BHXH không đồng ý thanh toán BHYT cho người bệnh dùng dịch cao phân tử trong điều trị SXH, điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn sẽ làm tăng chi phí điều trị cho gia đình các trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi và càng không phù hợp với phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Cả 3 BV đều đề nghị Sở Y tế và BHXH xem xét hướng dẫn BV thực hiện theo đúng quy định mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT.

Vì sao bệnh nhân không được chi trả nhiều loại thuốc?: Bộ Y tế nói gì?

Theo BS của 3 BV trên, hằng năm 3 BV điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân SXH, trong đó có 10% trẻ bị bệnh nặng và 30% trong số này phải truyền dịch cao phân tử. Cụ thể: năm 2018, BV Nhi đồng 1 sử dụng 2.000 chai, BV Nhi đồng 2 sử dụng gần 600 chai; BV Bệnh nhiệt đới sử dụng 800 - 1.000 chai, dự trù có dịch là khoảng 1.500 - 2.000 chai. Giá mỗi chai dịch cao phân tử qua đấu thầu là 137.000 đồng.

Và còn nhiều thuốc khác...

TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi đồng 1, cho biết thêm, loại thuốc Rituximab theo TT 30 thì Quỹ BHYT chỉ thanh toán điều trị cho bệnh u lympho không phải Hodgkin tế bào B có CD20 dương tính. Trong khi loại thuốc này theo Quyết định 3312 thì cho phép sử dụng điều trị bệnh lupus đỏ hệ thống ở trẻ em, hội chứng thận hư.

Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện kiểm tra sự việc bệnh nhân xếp hàng bằng dép

Mặt khác, chế phẩm Immune Globulin trong TT 30 cho phép Quỹ BHYT thanh toán điều trị xuất huyết tiểu cầu tự miễn không đáp ứng với corticoid, hội chứng Guillain Barre, bệnh Kawasaki, điều trị nhiễm trùng máu nặng có giảm IgG, điều trị thay thế cho bệnh nhân thiếu hụt IgG, điều trị bệnh tay chân miệng, phơi nhiễm sởi theo hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế.

Trong khi đó, tại Quyết định 3312 thì loại chế phẩm này dùng điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng thực bào máu, xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em, viêm cơ tim tối cấp nhưng hiện nay không được BHYT thanh toán theo TT 30.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nêu thêm khó khăn: Có một số loại thuốc rất cần thiết trong điều trị nhưng không được đưa vào TT 30 để BHYT chi trả, như thuốc Adefovir dipivoxil trong điều trị viêm gan B; Flucytosin, Itraconazol trong điều trị nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS.

Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ dịch vụ nha khoa

Ngoài ra theo các BV, còn nhiều loại thuốc mà phác đồ điều trị của BV cập nhật theo các phác đồ của thế giới nhưng Bộ Y tế chưa cập nhật vào TT 30 nên bệnh nhân cũng không được BHYT thanh toán.

Theo lãnh đạo BV Nhi đồng 1, hiện Bộ Y tế chưa ban hành hết các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho tất cả bệnh lý ở trẻ và một số thuốc đã có trong các hướng dẫn điều trị chuẩn trên thế giới, đã được cập nhật trong phác đồ của các BV nhi nhưng không có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép nên khó khăn trong thanh toán BHYT. Thí dụ thuốc Mycophenolate thuộc nhóm thuốc điều hòa miễn dịch, sử dụng chủ yếu trong bệnh lý hội chứng thận hư và lupus đỏ hệ thống, bệnh Henoch - Schonlein có biến chứng viêm thận; thuốc Tacrolimus sử dụng trong bệnh lý hội chứng thận hư và lupus đỏ hệ thống; thuốc Octreotid sử dụng trong hạ đường huyết kéo dài, hạ đường huyết do cường insulin...

Tất cả những bất cập, khó khăn và kiến nghị của các BV đã được Sở Y tế TP.HCM tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Vụ BHYT.

Trong khi đó, ông Hà Văn Thúy, Phó vụ trưởng Vụ BHYT [Bộ Y tế], lại cho rằng Bộ Y tế đã có bộ tiêu chí là cơ sở lựa chọn một thuốc đưa vào danh mục thuốc BHYT thanh toán. Trước hết, thuốc đó phải được cấp phép lưu hành tại VN, là thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu và cần cho điều trị tại VN hoặc thuốc thiết yếu của WHO. Từ năm 2018, để một thuốc được đưa vào danh mục thuốc BHYT thanh toán thì cần có thêm các tiêu chuẩn: có đánh giá về chi phí hiệu quả và phân tích tác động trên ngân sách; đồng thời thuốc đó phải được các cơ sở khám chữa bệnh giới thiệu, đề xuất.

Hội đồng xét duyệt danh mục thuốc có 28 tiểu ban là đại diện của Bộ Y tế, BHXH VN, Tổng hội Y học VN, Bộ Tư pháp, cơ sở điều trị... Không chỉ bổ sung, hội đồng có trách nhiệm xem xét loại các thuốc ra khỏi danh mục khi xét thấy không còn phù hợp nhu cầu điều trị.

Liên quan đến hiện tượng thuốc có “thị trường” kê đơn quá rộng cho rất nhiều bệnh, ông Thúy cho biết, Hội đồng xét duyệt đã phải xem xét và rút chỉ định của thuốc đó xuống còn 1 - 2 chỉ định được Quỹ BHYT thanh toán với nhóm bệnh mà thuốc đó điều trị hiệu quả nhất. Với các chỉ định khác của thuốc này sẽ lựa chọn thuốc có hiệu quả hơn. Việc kiểm soát chỉ định của thuốc nhằm tránh việc kê đơn tràn lan mà không thực sự hiệu quả trong điều trị.

Cần hỗ trợ chi trả

Ngày 6.5, tại phòng cấp cứu, Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2, bệnh nhi A.T [6 tuổi, ngụ H.Trảng Bom, Đồng Nai] bị SXH nặng, phải thở ô xy và truyền dịch cao phân tử. Chị H. [mẹ bé] cho biết mới 2 ngày mà bé đã truyền 4 chai dịch cao phân tử; gia đình phải chi trả vì BHYT không thanh toán. Theo chị Hà, nếu được nhà nước hỗ trợ thì tốt, vì bệnh nhân không phải ai cũng đủ điều kiện chi trả như nhau.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề