Thuốc tê đầu tiên là gì

Gây mê và gây tê gọi chung là phương pháp vô cảm, giúp cho người bệnh không còn đau khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Vậy với những dạng bệnh nào chỉ cần gây tê, còn loại phẫu thuật nào bắt buộc phải gây mê?

Gây mê là phương pháp vô cảm, đưa thuốc mê qua đường tĩnh mạch hay đường hô hấp thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh mất cảm giác toàn thân, thông qua việc gây ngủ, mất ý thức. Gây mê được sử dụng phổ biến ở những cuộc phẫu thuật lớn.

  • Gây mê qua mặt nạ [mask]: Đưa thuốc mê qua đường tĩnh mạch hay đường hô hấp người bệnh. Thuốc tác động lên não đồng thời người bệnh được kiểm soát hô hấp bằng mask.
  • Gây mê tĩnh mạch: Tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch, có thể tiêm ngắt quãng hoặc truyền liên tục vào tĩnh mạch thông qua bơm tiêm điện. Người bệnh tự thở hay được giúp thở bằng mask với oxy hoặc đặt ống nội khí quản và kiểm soát hô hấp bằng máy thở.
  • Gây mê nội khí quản: Dùng một ống nội khí quản đặt qua miệng hay mũi vào khí quản người bệnh. Thuốc mê sử dụng qua đường hô hấp hay thuốc mê tĩnh mạch.
  • Gây mê phối hợp: Là phương pháp phổ biến nhất, đặt nội khí quản, phối hợp nhiều loại thuốc an thần, thuốc mê tĩnh mạch, hô hấp, thuốc giảm đau, giãn cơ… để đạt được độ mê thích hợp cho phẫu thuật.

Gây mê an toàn tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh.

Gây tê là phương pháp vô cảm sử dụng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau nhưng không mất ý thức. Người được gây tê vẫn tỉnh táo, nghe được, nói chuyện được với bác sĩ…

Gây tê dùng trong trường hợp nào:

  • Phẫu thuật nhỏ
  • Phẫu thuật ở tứ chi
  • Dùng cho người không thể gây mê
  • Giúp giảm đau sau phẫu thuật…

Các phương pháp gây tê:

  • Gây tê tại chỗ: Áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như: Vết thương cạn, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân…
  • Gây tê ngoài màng cứng: Tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để làm tê các rễ thần kinh. Tùy vị trí phẫu thuật có thể gây tê ở đoạn cổ, ngực, thắt lưng hoặc vùng xương cùng.
  • Gây tê tủy sống: Tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc hòa tan với dịch não tủy và là tê các khoanh tủy vùng thắt lưng và các rễ thần kinh.

Thông thường bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng phương pháp vô cảm phù hợp dựa trên các tiêu chí sau:

  • Bệnh tình hiện tại
  • Tình trạng người bệnh
  • Tiền sử bệnh và bệnh lý kèm theo
  • Cơ địa đặc biệt: dị ứng, hen suyễn, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…
  • Tiền sử vô cảm: có tai biến gây mê không?
  • Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng
  • Tính chất cuộc phẫu thuật: Cắt bỏ nhiều tổ chức hay ít?
  • Vị trí phẫu thuật: Đầu mặt, cổ, ngực, bụng, tay chân…
  • Dự định phẫu thuật là gì: Phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật thẩm mỹ, hay cắt khối u…
  • Thời gian phẫu thuật dự kiến bao lâu?
  • Phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở?
  • Tư thế người bệnh: nằm ngửa, nghiêng hay sấp?
  • Gây mê an toàn cho trẻ em nếu các bé không hợp tác.
  • Gây mê cho người lớn quá lo lắng, sợ hãi, không chịu được đau, phẫu thuật kéo dài, vị trí phẫu thuật cần kiểm soát tốt hô hấp như vùng đầu, mặt cổ, trong lồng ngực…
  • Một số phẫu thuật cần giãn cơ và làm bệnh nhân không thở tự chủ được, vì thế phải hỗ trợ hô hấp.

Đối với phẫu thuật nhỏ như nhổ răng khôn, đốt bỏ nốt ruồi, mụn cóc, khâu vết thương trên các chi thì quy trình gây mê không cần chuẩn bị nhiều. Riêng phẫu thuật gây tê ngoài màng cứng, hay gây tê tủy sống được chuẩn bị kỹ càng.

  • Người bệnh được bác sĩ thăm khám trước phẫu thuật, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác khi gây tê.
  • Vệ sinh vùng gây tê.
  • Cho người bệnh an thần tối hôm trước phẫu thuật [nếu cần].
  • Thử phản ứng thuốc tê bằng kỹ thuật test thuốc tê trong da [thường ở 1/3 trên trong da cẳng tay].

Một cuộc gây mê sẽ được chia thành nhiều giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, tỉnh mê. Trong gây mê giai đoạn khởi mê và tỉnh mê cực kỳ quan trọng vì lúc đó người bệnh chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái mê và ngược lại lúc đó có nhiều biến động sinh lý xảy ra nếu người bệnh không được theo dõi kỹ và xử lý kịp thời thì có thể xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Thuốc mê, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ giúp người bệnh ngủ đủ sâu, giảm đau tốt và hoàn toàn bất động để tránh các phản ứng có hại.

Giai đoạn tiền mê

Trước ngày phẫu thuật và trước khi bắt đầu gây mê, bác sĩ sẽ thăm khám xem lại tổng trạng bệnh, xem lượng máu trong cơ thể người bệnh có chuyên chở đủ oxy cho cuộc phẫu thuật hay không cũng như đánh giá các chức năng của các cơ quan như tim, gan phổi thận…thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu ổn định, bác sĩ tiếp tục trấn an tâm lý, giải thích tình trạng bệnh và những điều bệnh nhân sẽ trãi qua trong quá trình phẫu thuật và cần tuân thủ và tin tưởng bác sĩ, để cuộc phẫu thuật an toàn.

Giai đoạn khởi mê

Người bệnh được đưa thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ vào cơ thể. Lúc này, ekip phẫu thuật chưa phẫu thuật ngay mà phải theo dõi sát tình trạng của người bệnh để sớm xử lý những tai biến có thể xảy ra như: Dị ứng thuốc mê, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp, khó thở…

Giai đoạn duy trì mê

Khi bệnh nhân đủ độ sâu gây mê để phẫu thuật, lúc này chuyển qua giai đoạn duy trì mê. Suốt giai đoạn này, có thể dùng thuốc mê tĩnh mạch hay thuốc mê hô hấp để duy trì cho người bệnh ngủ đủ sâu, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để người bệnh hoàn toàn không đau và nằm yên để bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Cho đến khi bắt đầu giai đoạn kết thúc cuộc phẫu thuật, khi phẫu thuật viên đóng da thì bác sĩ gây mê mới cho ngưng thuốc ngủ.

Giai đoạn tỉnh mê

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển sang khu vực hồi tỉnh hoặc hồi sức tùy theo tình trạng bệnh. Bác sĩ gây mê và điều dưỡng hồi tỉnh sẽ phụ trách theo dõi và chăm sóc, hồi sức người bệnh sau phẫu thuật tại hồi tỉnh. Người trẻ khỏe chỉ cần theo dõi 2 tiếng, bệnh nhân lớn tuổi có thể theo dõi 4 tiếng, người có có bệnh lý tim mạch, hô hấp có thể giữ lại phòng hồi sức đến 6 tiếng hoặc hơn.

Gây mê toàn thân sẽ ảnh hưởng đến độ thức tỉnh, phản xạ của người bệnh trong thời gian 24 giờ. Để đảm bảo an toàn cần, người bệnh cần tuân theo các lưu ý sau:

  • Không điều khiển tất cả các loại xe cộ.
  • Không vận hành tất cả các loại máy móc, kể cả các dụng cụ nấu nướng.
  • Không đưa ra những quyết định quan trọng hay ký vào những văn bản có tính pháp lý.
  • Không uống rượu, không dùng các chất có thể ảnh hưởng đến tâm thần, không hút thuốc lá. 
  • Nên có người lớn chăm sóc trong đêm đầu tiên sau gây mê phẫu thuật.
  • Tổn thương môi, răng, hầu họng, khàn tiếng…
  • Gây mê quá nông, người bệnh thức tỉnh trong khi phẫu thuật.
  • Cả gây mê và gây tê đều có tai biến về tim mạch, hô hấp, thần kinh, phản vệ…
  • So với gây mê, gây tê có một số ưu điểm hơn, tuy nhiên cũng cần lưu ý các biến chứng có thể gặp của biện pháp này như: Ngộ độc thuốc tê, yếu liệt chi, tổn thương thần kinh, đau thắt lưng, bí tiểu, đau đầu.

Với tiêu chí an toàn trong gây mê quyết định sự thành bại của bất cứ ca phẫu thuật nào, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thành lập Trung tâm Gây mê – Hồi sức, Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ để phục vụ các kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau cho người bệnh. Trung tâm ra đời nhằm phục vụ cho tất cả các khoa ngoại như Ngoại niệu, Chấn thương Chỉnh hình, IVF, Sản, Ngoại Tổng quát, Nhi, Tim mạch,… cũng như các thủ thuật ngoài phòng phẫu thuật như nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh [MRI, CT – scan, siêu âm]…

Bệnh viện đã xây dựng, chuẩn hóa quy trình gây mê, gây tê và có phác đồ cụ thể theo từng loại bệnh để mang lại độ an toàn cao nhất. Tương lai, hệ thống y tế Tâm Anh sẵn sàng triển khai gây mê cho phẫu thuật tim mở, và tiến tới triển khai gây mê phẫu thuật não tỉnh, một đỉnh cao của gây mê phẫu thuật thần kinh hiện nay.

Đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng sử dụng dịch vụ phẫu thuật sẽ được các bác sĩ gây mê – hồi sức chăm sóc sức khỏe toàn diện cùng với bác sĩ phẫu thuật từ giai đoạn thăm khám tiền gây mê dựa trên tiền sử bệnh lý, cơ địa dị ứng của người bệnh…

Với ưu thế đội ngũ y bác sĩ là chuyên gia đầu ngành, nhiều năm công tác trong lĩnh vực gây mê – hồi sức cùng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình gây mê, theo dõi chỉ số an toàn cho người bệnh trước và sau thực hiện thủ thuật như: Máy gây mê tự động GE Aisys Cs2; bơm tiêm điện TCI kiểm soát nồng độ thuốc trong máu và não chính xác giúp người bệnh ổn định trong lúc mổ, thức tỉnh nhanh; hệ thống monitor 10 thông số giúp theo dõi toàn diện người bệnh từ dấu hiệu sinh tồn cơ bản như mạch, huyết áp, nhiệt độ, hô hấp đến các chỉ số nâng cao như độ sâu gây mê, chỉ số đau, độ giãn cơ…; máy siêu âm Sonosite M – Turbo hướng dẫn gây tê vùng giúp tránh tổn thương thần kinh, bơm tiêm điện PCA giúp người bệnh tự kiểm soát cơn đau của mình, máy thở Drager hiện đại có chế độ thở oxy dòng cao hạn chế phải đặt ống nội khí quản khi chưa cần thiết, máy lọc máu liên tục Prismaflex hỗ trợ lọc bỏ độc chất khi người bệnh suy thận, suy đa cơ quan, sốc nhiễm khuẩn hay ngộ độc thuốc…

Video liên quan

Chủ Đề