Thuốc đông nam dược là gì

Hầu hết các loại thuốc này đều được làm từ thảo mộc và nhìn qua thì rất khó phân biệt được cũng như không biết được thuốc nào tốt hơn. Bác sĩ Trần Danh Tài – Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng cho biết, nói một cách đơn giản thuốc Bắc là thuốc được đưa từ phương Bắc [ý nói nước Trung Quốc] vào nước ta; còn thuốc Nam là thuốc được thu hái và chế biến tại nước ta [Việt Nam]. Nhưng thuốc tốt, nghĩa là phải có tác dụng chữa bệnh. Thuốc Bắc hay thuốc Nam dù đắt hay rẻ mà không có tác dụng chữa bệnh, gây nguy hại cho người bệnh đều không tốt. Ví dụ: Sâm Cao Ly [của Triều Tiên] hay Hồng sâm [của Trung Quốc] là những vị thuốc quý và đắt tiền thật sự. Nhưng ở một bệnh nhân đang bị tiêu chảy hay sốt cao mà dùng thì bệnh sẽ nặng hơn thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Còn cỏ mực là thứ mọc hoang ở mọi nơi, chỉ cần một vẹn tay [khoảng 100 gr] có thể cứu được một bệnh nhân băng huyết…

Cũng theo ông, Đông dược nói chung [kể cả thuốc Bắc và Nam] hầu hết đều sử dụng thảo mộc. Mà cây cỏ mọc ở xứ sở nào, địa phương nào thì phù hợp với con người [kể cả động vật] ở xứ sở đó, địa phương đó hơn, có tác dụng chữa bệnh tốt hơn. Vị danh y Tuệ Tĩnh của nước ta trước đây [người đã được triều đình nhà Minh mời sang để trị bệnh cho vua Minh] đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Nam dược trị Nam nhân” cho đến nay vẫn là một phương châm bất hủ về quan niệm dùng thuốc của nhân dân ta.

Khi có bệnh phải dùng đến thuốc thì không nhất thiết cứ phải là thuốc Bắc. Thuốc Bắc đắt [gấp nhiều lần so với thuốc Nam] mà nhiều khi chưa chắc là thuốc Bắc thật sự vì một số người đã lợi dụng tâm lý của người bệnh nên “biến” thuốc Nam thành thuốc Bắc. Người bệnh uống thuốc Nam lại phải trả tiền thuốc Bắc. Thuốc hay [tức là chữa được bệnh], hoặc không hay [tức là không chữa được bệnh] là tùy thuộc vào trình độ, khả năng, kinh nghiệm của thầy thuốc và chất lượng của thuốc. Nhiều khi chỉ cần sử dụng mấy thứ cây cỏ xung quanh nhà hoặc mua một số vị thuốc Nam, không đáng bao nhiêu tiền nhưng lại chữa được bệnh.

[Sưu tầm]

Nếu không hiểu biết nhiều về Đông dược [Oriental Pharmacy], chúng ta sẽ thấy việc phối hợp các vị thuốc với nhau và lượng dùng của mỗi vị  trong một bài thuốc quả thật phức tạp và kỳ bí. Phải chăng cảm giác ấy cũng do từ thực tế, tác dụng của thảo dược thường gắn với những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa, với những bí mật nội bộ của hoàng gia, hay với những bí quyết sử dụng hương liệu độc đáo? Khi tái hiện nhân vật nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, nhà soạn kịch Shakespeare đã mô tả mùi hương cơ thể nữ hoàng trong vở kịch “Antony và Cleopatra” là “hương thơm ngát khiến cả gió cũng phải say tình”. Thực vậy, dựa trên những di chỉ khảo cổ và sử sách lưu lại, nữ hoàng Cleopatra là bậc thầy sử dụng hương liệu. Khi Cleopatra lần đầu xuất hiện trước hoàng đế Caesar, mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà đã khiến vị vua quyền lực ngất ngây và không thể rời xa sau đó. Sau này để bảo vệ đất nước, nữ hoàng phải quyến rũ vị tướng dũng mãnh La Mã Mark Antony và cũng thành công bằng “chiến thuật” dùng hỗn hợp hương liệu từ dược liệu.

Đối với các nước phương Đông cũng thế, việc sử dụng dược liệu có tinh dầu xuất hiện từ rất sớm. Điển hình như trong y học cổ truyền Ấn Độ [Ayurveda], liệu pháp hương liệu với các tinh dầu như oải hương, mỏ hạc, bạc hà, khuynh diệp… được xem là một trong những biện pháp điều trị quan trọng giúp cân bằng giữa thể, tâm và trí. Tinh dầu trong dược liệu không chỉ nhờ mùi hương thơm của nó có tác dụng như một liệu pháp hương liệu trong điều trị mà quan trọng là tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, trị ho, cảm mạo ... đặc trưng của từng lọai tinh dầu.  Hiệu quả của nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia riêng lẻ mà lan rộng ảnh hưởng trên khắp thế giới. Một trong những ví dụ về tác dụng của tinh dầu được dùng phổ biến trong điều trị là Dầu Khuynh Diệp. Đến cuối thế kỷ XIX, Dầu Khuynh Diệp [eucalyptus oil] đã được sử dụng trong nhiều bệnh viện ở Anh. Ngày nay sản phẩm Dầu khuynh Diệp rất được ưa chuộng tại Việt Nam với biệt dược nổi tiếng là Dầu Khuynh Diệp OPC.

Lấy nguồn cảm hứng từ những ứng dụng tuyệt vời của thuốc từ thiên nhiên, bài viết sẽ giới thiệu sơ lược về các khái niệm thường gặp trong Đông dược và hoạt động nghiên cứu sản xuất thuốc ở công ty Đông Dược. Để các khái niệm trở nên gần gũi dễ nắm bắt, chúng tôi viết về tính ứng dụng nhiều hơn lý luận, đồng thời cũng lấy nhiều ví dụ, hình ảnh liên quan đến những chế phẩm OPC để minh họa.

1. Khái niệm và phân loại

Thuốc Đông y là thuốc từ Dược liệu được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền các nước phương Đông. Ở Việt Nam, thuốc y học cổ truyền cũng được dùng với ý nghĩa tương đương thuốc Đông y, bao gồm các vị thuốc Bắc và thuốc Nam đang được sử dụng ở nước ta. Đông dược là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về thuốc Đông y hay cụ thể là về các dược liệu, bài thuốc đang sử dụng ở các nước phương Đông.

Qua quá trình tìm hiểu các dược liệu làm thuốc, người ta tìm cách phân loại nhằm tạo tính quy luật để có thể dự đoán được tác dụng của dược liệu. Trước kia sự phân loại thông qua kinh nghiệm sử dụng, ngày nay phân loại theo nhóm hoạt chất sinh học. Dưới đây là một số cách phân loại dược liệu :

a/ Theo âm dương ngũ hành [Yin-yang and Five phase]: chia làm âm dược [Yin herbs] và dương dược [Yang herbs]. Các vị âm dược thường có vị mặn, đắng, chua, có tính lương hoặc hàn, có công năng giải biểu nhiệt [exterior-releasing], thanh nhiệt [heat-clearing], bổ âm [yin-tonifying], phần lớn mang tính ức chế. Hầu hết các vị thuốc dùng trong sản phẩm Viên thanh nhiệt giải độc Cabovis đều là âm dược: ngưu hoàng, thạch cao, đại hoàng, hoàng cầm… dùng cho các trường hợp do nóng trong người gây nên như: viêm họng, sưng đau chân răng, lở loét miệng, mụn nhọt, táo bón, …

Các vị dương dược ngược lại thường  có vị cay, ngọt, có tính ôn nhiệt, thường dùng để điều trị bệnh thuộc chứng hàn. Ví dụ trong viên mũi - xoang Rhinassin chứa Thương nhĩ tử, Bạch chỉ, Tân di hoa đều có vị cay tính ôn; Hoàn bát vị bổ thận dương có Quế nhục, phụ tử đều vị cay tính nhiệt…đều là các dương dược phổ biến.

b/ Theo bát pháp [eight methods]: chia theo tác dụng thuốc, gồm 8 loại: hãn, thanh, ôn, tiêu, thổ, hạ, hòa, bổ. 

c/ Theo dược lý [tác dụng và độc tính]: chia làm 3 loại thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Cách phân loại này đã hơn 2000 năm trước [khoảng năm 200 TCN], gắn liền với bộ sách “Thần Nông Bản Thảo” [Shennong’s Classic of Materia Medica]. Trong đó đã tổng kết ghi chép tính vị và chủ trị của 365 loại dược liệu, hệ thống hóa làm 3 loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm [top, medium and low grade drug]. “Thần Nông Bản Thảo” tuy là một trong những bộ sách cổ nhất của Đông dược nhưng nhiều vị thuốc trong sách vẫn còn giữ được giá trị ứng dụng cao như Linh chi, Nhân sâm, Câu kỷ, Phục linh, Đại táo, Ngưu hoàng,Hoàng liên, Đương qui... đến nay vẫn được sử dụng rất phổ biến. Chính vì sự kiểm chứng về tác dụng qua hàng ngàn năm lịch sử nên hiệu quả và tính an toàn của thuốc Đông y nói chung hiện nay ngày càng được đánh giá cao.

d/ Theo tính vị: được làm rõ trong phần 2 - Tính năng của thuốc Đông y.

e/ Theo tác dụng điều trị: Là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.

Danh mục thuốc thiết yếu Đông y và thuốc từ dược liệu của Bộ y tế của Việt Nam cũng phân chia theo nhóm điều trị, trong các nhóm lại liệt kê một số chế phẩm điển hình, như chế phẩm Kim tiền thảo, Diệp hạ châu [Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ], Linh chi, Tam thất [Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết], Ích mẫu [Nhóm thuốc điều kinh, an thai], Trinh nữ hoàng cung, Tô mộc, Tỏi – Nghệ  [Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, thu liễm, tiêu thực, bình vị, kiện tì], Cao sao vàng, Cồn xoa bóp, Dầu gió [Nhóm thuốc dùng ngoài]…

f/ Theo nhóm hoạt chất:  Phân loại cây thuốc ngày nay của bộ môn Dược liệu học [pharmacognosy] dựa vào các thiết bị phân tích thành phần hóa học hiện đại, nên có thể phân chia cây thuốc theo các nhóm hoạt chất chính [các hoạt chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau xếp vào một nhóm]. Ví dụ cấu trúc các alkaloid đa số có nguyên tử Nitơ có tính bazơ, còn cấu trúc các glycoside thì bao gồm 2 phần là phần đường và phần aglycone…

Bảng sau giới thiệu mối liên quan giữa một số hoạt chất chính và dược liệu chứa nó đang được sử dụng tại OPC:

Một số thuốc trên thị trường chỉ gồm hoạt chất dược liệu [như viên nén Berberin 100mg] hoặc có những thuốc phối hợp cả hoạt chất phân lập từ dược liệu với các dược liệu khác [ như phối hợp berberin với Mộc hương, Ngô thù du và Bạch thược trong sản phẩm Inberco; phối hợp cineol và Húng chanh, Núc nác trong chế phẩm ho Astex …].  Sự phối hợp độc đáo giữa các hoạt chất phân lập từ dược liệu và các vị thuốc YHCT là sự kết hợp Đông y và Tây y để có được những chế phẩm hiệu quả cao và an toàn trong điều trị. 

g/ Theo nguồn gốc địa lý

Theo thông tư 40/2013/TT-BYT thì thuốc Y học cổ truyền có 2 nguồn gốc : Bắc và Nam. Thông thường thuốc Nam được hiểu là vị thuốc được trồng trong nước và Thuốc Bắc là những thuốc có nguồn gốc từ phía Bắc như Trung Quốc, tuy nhiên có những vị thuốc được trồng cả ở Việt Nam và Trung Quốc, hoặc những vị thuốc di thực từ Trung Quốc vào Việt Nam, hoặc có những vị thuốc trồng ở Việt Nam xuất sang Trung Quốc sau đó lại nhập vào Việt Nam… 

Lịch sử nghiên cứu thuốc Bắc lâu đời nhất là tại Trung Quốc với tác phẩm hơn 2000 năm tuổi “Thần Nông Bản Thảo” và theo dòng lịch sử đã có nhiều tác phẩm “Bản thảo” ra đời như “Bản thảo Cương mục” [Compendium of Materia Medica] của Lý Thời Trân, “Bản Thảo Cương Mục Thập di” [Supplement to the Compendium of Materia Medica] của Triệu Học Mẫn...đều là các công trình nghiên cứu dược liệu có quy mô và bổ sung cho nhau.

Thuốc Nam của chúng ta đã có từ rất lâu đời, gắn với tác phẩm “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh Thiền Sư - ông tổ ngành dược Việt Nam, luôn thể hiện rõ quan điểm "Nam dược trị Nam nhân". Từ bao đời nay, giới khoa học và nhân dân Việt Nam đều công nhận Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, phù hợp với thực tế nước ta.

Hiện nay tuy các sách dược liệu ngoại văn khá phong phú, nhưng Việt Nam cũng có những tác phẩm tâm huyết có giá trị cao về thuốc Nam như  Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [Đỗ Tất Lợi], Cây thuốc Việt nam và những bài thuốc thường dùng [Nguyễn Viết Thân], Từ điển cây thuốc Việt Nam [Võ Văn Chi], Dược lý trị liệu của thuốc Nam [Bùi Chí Hiếu] …. và một trong những công trình lớn nhất gần đây là Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [Viện Dược liệu] tổng hợp 920 cây thuốc và 80 động vật thường dùng.

2. Tính năng của thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông dược, một dược liệu có mối liên quan giữa tính năng [ khí vị, quy kinh, khuynh hướng thăng giáng phù trầm] và tác dụng điều trị cơ bản của nó. 

- Tứ khí [four qi] và ngũ vị [five flavours]:

+ Tứ khí: bao gồm hàn, nhiệt, ôn, lương chỉ mức độ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc. Các vị thuốc hàn [thạch cao, hoàng cầm, đại hoàng…] thường chữa bệnh thuộc về nhiệt, và ngược lại các vị thuốc có tính nhiệt [Quế nhục, phụ tử, kinh giới…] có thể chữa các bệnh thuộc hàn. Ở mức độ hàn lương và ôn nhiệt còn có tính bình, gồm cây thuốc có các tác dụng như hạ thấp, lợi khí, lợi tiểu, long đờm…chẳng hạn như Kim tiền thảo có tính bình, có tác dụng lợi tiểu, có thể tống sỏi ra khỏi niệu quản.

Về thành phần hóa học, các vị thuốc tính lạnh và mát [ hàn lương ] thường chứa glycosid, alkaloid, chất đắng; trong đó các vị thuốc tính nóng và ấm [nhiệt ôn] thường chứa tinh dầu, đường…Nhiều thuốc OPC đã vận dụng lý luận của tứ khí đem lại hiệu quả điều trị cao: viên thanh nhiệt giải độc Cabovis [nhiều vị thuốc tính hàn], viên xoang mũi Rhinassin [nhiều vị thuốc tính ôn], Bát vị Bổ thận dương [quế, phụ tử có tính nhiệt].

+ Ngũ vị: mỗi dược liệu được đặc trưng bởi một hay nhiều vị do cảm giác của lưỡi đem lại, có 5 vị chính: chua, cay, đắng, mặn, ngọt. Ngoài ra còn có 2 vị phụ là vị nhạt và chát. 

 

+ Quy kinh [meridian entry]: là sự quy nạp hoạt chất [khí vị tinh hoa] của vị thuốc đó vào tạng [viscus], phủ [bowel], kinh lạc [Meridian and collateral] nhất định. Cơ sở của sự quy kinh dựa trên lý luận Ngũ hành [Five Phase Theory], tạng tượng [Visceral manifestation theory], kinh lạc [Meridian and collateral Theory]; dựa vào đặc tính  vốn có của thuốc và dựa vào phân tích hiệu quả của thuốc. Trong đó theo lý luận ngũ hành, thuốc có màu vàng, vị ngọt như Mật ong, Cam thảo, Hoàng  kỳ… quy vào hành Thổ nên khi bào chế dược liệu có thể làm thay đổi tính vị quy kinh của thuốc, ví dụ đơn giản : thuốc có màu đen, vị mặn thường quy vào hành Thủy [ thận, bàng quang] nên Đỗ trọng, Hương phụ, Trạch tả thường tẩm thêm muối, Hà thủ ô đỏ được tẩm với nước đậu đen để tăng khả năng nhập kinh thận. Đó cũng là lý do dùng lâu dài sản phẩm Extracap chứa hàm lượng cao Hà thủ ô đỏ sẽ mạnh tạng thận, giảm được rụng tóc, tóc bạc sớm và chứng suy nhược cơ thể. 

+ Khuynh hướng thăng giáng phù trầm của vị thuốc [upbearing, downbearing, floating and sinking]: là 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc: hướng lên thượng tiêu [thăng], xuống hạ tiêu [giáng], hướng ra ngoài [phù] hay hướng vào trong [trầm]. Các vị thuốc chủ giáng thường có tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn có thể điều trị các bệnh có xu hướng lên thượng tiêu [hen suyễn, khó thở, ho đờm…], nên các vị Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Tang bạch bì trong bài thuốc ho người lớn hay ho trẻ em OPC với tính chủ giáng mạnh, chữa các chứng ho gió, ho cảm, ho có đàm… 

- Giải thích tính năng của thuốc Đông dược theo Dịch học [I Ching]:

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao người xưa lại phát hiện ra tính năng của các thảo dược? Chẳng hạn tại sao quan sát thấy chiết xuất của 1 lạng nhân sâm là đủ để giết chết một con voi, nhưng người ta vẫn tin Nhân sâm là vị thuốc cực quý?.

Có lẽ lời giải đáp nằm ở sự quan sát, suy luận khá sắc sảo của người xưa về đặc tính của cây cỏ xung quanh, và lý luận Dịch học thời bấy giờ. Theo lý giải của Dịch học, Nhân sâm trồng nơi rừng sâu, chỗ ẩm ướt, bởi Âm Thủy sinh ra; lúc sinh ra thân có 3 nhánh, có 5 lá chét, mà 3 và 5 là số Dương. Nói cách khác, Nhân sâm sinh từ Âm, mà trưởng thành Dương, giống như khí trong cơ thể là Dương, được sinh ra từ Thận là Âm. Vì vậy Nhân sâm được gọi là thánh dược để bổ khí sinh tân.

Dịch học trong Đông y [hay Y dịch] của người xưa đã lý giải được rất nhiều bí ẩn của cơ thể người, sự hình thành bào thai, nguồn gốc dược tính của thực vật, vùng thổ nhưỡng nuôi trồng cây thuốc…mà sau này khoa học hiện đại mới khám phá ra được. Có thể nói Dịch học giống như một món ăn tinh thần “lạ miệng” tăng thêm cái cảm giác vừa “khó nhai” vừa thích thú khi chúng ta đào sâu tìm tòi môn Đông dược đầy mầu nhiệm này.

3. Phương thuốc Y học cổ truyền  [ bài thuốc YHCT ]

Các phương thuốc trong Y học cổ truyền thường có nhiều vị thuốc phối hợp như Thập toàn Đại bổ [10 vị], Minh mạng hoàn [18 vị]…nhưng cũng có nhiều phương thuốc chỉ dùng độc vị cũng mang lại hiệu quả điều trị cao như Kim tiền thảo, Linh chi, Tam thất, Nhân sâm, Bạch quả, Diệp hạ châu, Hà thủ ô đỏ.

Căn cứ theo tính năng, các vị của một bài thuốc được đóng vai trò Quân, Thần, Tá, Sứ khác nhau. Cách gọi tên này là do xuất phát từ quy ước và vị trí ngôi thứ thời phong kiến, ý nghĩa chỉ đơn giản như sau:

  • Quân [Sovereign]: vị thuốc có tác dụng chính trong phương, chữa triệu chứng chính.
  • Thần [Minister]: vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa triệu chứng chính hay những khía cạnh liên quan đến bệnh.
  • Tá [Assistant]: vị thuốc chữa triệu chứng khác của bệnh, thường chia nhóm rất đa dạng.
  • Sứ [Courier]: dẫn thuốc vào kinh, hoặc chữa triệu chứng phụ hay hòa hoãn tác dụng.

Bảng sau phân tích bài thuốc từ chế phẩm Lục vị Bổ thận âm của OPC, một phương thang quan trọng trong Đông y với sự cân bằng công năng của 6 vị thuốc [ tam bổ tam tả, bổ trợ cho nhau], với lý luận “trong bổ có tả và trong tả có bổ” trên 3 tạng can, tỳ và thận:

4. Sứ mệnh nghiên cứu thuốc Đông dược tại OPC

Đông dược và Dược liệu học có vai trò rất quan trọng, cung cấp những kiến thức nền tảng để các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở chế biến thuốc tham khảo và xây dựng các nghiên cứu chuyên sâu, với mục tiêu cuối cùng là “cung cấp sản phẩm chất lượng cao,hiệu quả, an toàn, mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng động”. Đó cũng chính là sứ mệnh cao quý của ngành Đông dược nói chung và của các đơn vị sản xuất dược phẩm nói riêng như OPC cần phải luôn hướng tới.

Để hoàn thành sứ mệnh cao quí  này cần có một chiến lược lâu dài, cần sự chuyên môn hóa sâu từ nuôi trồng, cung ứng nguyên liệu đến phân phối sản phẩm tới tay người dùng. 

Đông dược là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính hệ thống và phát triển ở trình độ cao. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở 3 công đoạn sau, cũng là những công đoạn then chốt nhất để hình thành nên 1 sản phẩm chất lượng:

+ Công đoạn nghiên cứu bào chế - sản xuất: tương tự như khi chúng ta xem cuộc thi “Vua đầu bếp” trên truyền hình, thí sinh thường tung ra nhiều kỹ thuật phối hợp, điều vị các món ăn theo kinh nghiệm, Bào chế đông dược cũng như một nghệ thuật chế biến dược liệu, nghiên cứu phối trộn các dược liệu, chất chiết xuất của dược liệu với chất không hoạt tính [ tá dược ]  trên các thiết bị máy móc thích hợp để cho ra sản phẩm hiệu quả, an toàn với dạng bào chế  tiện dụng [xem hình].

Hình bên minh họa một phần của hệ thống sản xuất viên hoàn [pills] tự động với 3 giai đoạn chính: [1] Trộn thành hỗn hợp dẻo – [2] Tạo viên – [3] Sấy vi sóng. Quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ theo quy định GMP và ISO 9001-2000.

Bảng tổng hợp 1 số dạng thuốc tại OPC và ví dụ về chế phẩm:
Cồn thuốc dạng xịt

Cồn xoa bóp OPC
Dầu xoa

Dầu dân tộc
Cao xoa

Cao sao vàng
Gel thuốc

Picado
Thuốc mỡ

Trancumin- OPC
Siro thuốc 

Thuốc ho Astex
Cao lỏng

Cao ích mẫu
Rượu thuốc

Linh chi đại bổ
Trà túi lọc

Trà túi lọc Ruton
Viên nén bao đường

Kim tiền thảo OPC
Viên nén bao phim

Viên đại tràng Inberco
Viên nang cứng

Linh chi sâm
Viên nang mềm

Viên dưỡng não OP.Can
Viên hoàn cứng

Đởm kim hoàn
Viên hoàn mềm

Minh mạng hoàn

+ Công đoạn kiểm soát – kiểm tra chất lượng: xây dựng và thẩm định một bộ tiêu chuẩn gồm nhiều chỉ tiêu chất lượng [cảm quan, vi phẫu, độ ẩm, định tính, định lượng, vi sinh…] nhằm kiểm soát trong quá trình sản xuất và đảm bảo được độ ổn định của thuốc trong quá trình lưu hành. Từ các trang thiết bị thông thường đến máy móc phân tích chuyên dùng hiện đại có độ chính xác và độ đặc hiệu cao [ như máy quang phổ, sắc ký lỏng, sắc ký khí …] những thếit bị này công cụ cần thiết cho các công ty Đông dược hoặc các viện nghiên cứu kiểm tra chất lượng thuốc.

+ Công đoạn thử độc tính - tác dụng thuốc: ngoại trừ các bài thuốc kinh điển được Cục Quản lý Dược của Bộ y tế chấp thuận, nhiều chế phẩm cần xây dựng các mô hình thử trên động vật [thử độc tính và tác dụng dược lý] và trên người [còn gọi là thử lâm sàng], nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu trong quả điều trị. Đây cũng là một trong những yêu cầu cao đối với “thuốc”, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện, ví dụ về nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện là sản phẩm Viên phong thấp Fengshi – OPC. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy Viên Phong Thấp Fengshi-OPC có tác dụng giảm đau, tê, chống viêm, dãn cơ, giảm giới hạn vận động khớp trên bệnh nhân thấp ngoài khớp, đau thấp nhiều cơ; Ngoài ra, Fengshi– OPC không có tác dụng phụ gây hại, không độc khi dùng ở liều điều trị.

Nhà triết học Các Mác có câu nói nổi tiếng:  "Một bước hành động thực tế quan trọng hơn cương lĩnh". Không thể phản bác là lý luận Đông dược ra đời từ trước công nguyên và tồn tại đến tận hôm nay chính là do sự kiểm chứng thực tiễn khắt khe của quần chúng và giới khoa học trải rộng trong không gian và thời gian. Đông Dược ngày nay ngày càng hoàn thiện hơn về phương pháp luận được các ngành khoa học hiện đại phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, dần dần làm rõ những vấn đề phức tạp, khó hiểu mà người xưa viết ra. Và cũng không thể phủ nhận là Đông Dược ngày nay ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng điều trị, ngày càng được ưa chuộng trong dự phòng và chăm sóc sức khỏe lâu dài của nhân dân./.

 37452   04/09/2015
DS Mạnh Hùng

Video liên quan

Chủ Đề