Bộ tài chính đã thông qua bao nhiêu luật thuế năm 2024

Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế GTGT hiện hành đang có một số nội dung chưa đồng bộ với các luật liên quan. Cụ thể, hiện nay tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định đối tượng miễn thuế nhập khẩu bao gồm: tài sản di chuyển; hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới theo định mức. Tuy nhiên, Luật Thuế GTGT hiện hành vẫn chưa quy định các đối tượng này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Ngoài ra, với Luật Thuế GTGT hiện nay cũng cần thiết nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định đối với vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hóa trung chuyển;… để đồng bộ với một số quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Cũng theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT quy định tên cụ thể một số mặt hàng, sản phẩm trồng trọt, dịch vụ chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, câu chữ chưa đồng bộ với quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Trồng trọt.

Hay như một bất cập khác đó là tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã có quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược. Trong khi đó, tại Luật Thuế GTGT chưa có quy định cụ thể về giá tính thuế đối với các đối tượng này.

Chính vì vậy, tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế sao cho đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan (Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Trồng trọt; Luật Chứng khoán). Việc sửa Luật sẽ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Cùng với đó cũng đảm bảo minh bạch chính sách, tránh vướng mắc trong thực hiện.

Sửa Thuế Giá trị gia tăng phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển

Một nội dung quan trọng khác tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi đó chính là nhằm mục đích phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển.

Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, do dịch vụ có tính vô hình nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh vướng mắc trong việc xác định dịch vụ xuất khẩu, gây khó khăn cho cả cơ quan Thuế và người nộp thuế. Chính vì vậy cần nghiên cứu sửa đổi quy định về dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị (về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững) đã nêu định hướng mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội về thuế, phí. Theo đó cần sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế,...

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính thấy rằng xu hướng các nước phát triển và các nước đang phát triển đều thực hiện cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước là tăng cường vai trò của thuế GTGT. Số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016, 195 nước năm 2020, với xu thế phổ biến là tăng mức thuế suất GTGT.

Tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp. Việc sửa Luật sẽ bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững trong quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Đồng thời phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế cũng như đảm bảo chính sách rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Việc sửa Luật vừa được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024. Theo Bộ Tài chính, việc sửa luật nhằm tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Thu từ thuế giá trị gia tăng tăng đều qua các năm

Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 được thông qua ngày 3/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, qua 15 năm thực hiện, đã đạt được các kết quả quan trọng.

Bộ tài chính đã thông qua bao nhiêu luật thuế năm 2024
Ảnh minh họa.

Đáng lưu ý, từ năm 2013 đến năm 2022, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới, nhưng số thu về thuế GTGT vẫn được bảo đảm, tăng trưởng đều qua các năm và ổn định về tỷ trọng thu thuế GTGT trong tổng số thu NSNN.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, số thu về thuế GTGT luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu NSNN, cũng như chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu về thuế.

Cụ thể: Năm 2014 khoảng 26,9%, năm 2019 khoảng 23,3%, năm 2020 khoảng 22,7%, năm 2021 khoảng 23,6% (năm 2020, 2021 chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19), năm 2022 khoảng 24,5%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, do sự biến động nhanh của kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, qua triển khai thực hiện chính sách thuế GTGT cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Theo đó, số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế còn nhiều (26 nhóm) và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và làm tăng giá bán ra, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, việc áp dụng các mức thuế suất (hiện nay gồm 3 mức: 0%, 5% và 10%) đối với các nhóm mặt hàng còn chưa phù hợp. Đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5% còn nhiều (14 nhóm hàng hóa, dịch vụ) chưa phù hợp với định hướng cải cách hệ thống thuế, tiến tới áp dụng 1 mức thuế suất phổ thông. Việc xác định thuế suất đối với một số hàng hóa dựa vào mục đích sử dụng, nên gây vướng mắc cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Cũng theo Bộ Tài chính, đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT có mức từ 100 triệu đồng trở xuống/năm cần phải nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp mức biến động của giá và một số yếu tố khác cho phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội.

Quy định về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản còn có cách hiểu khác nhau giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Đồng thời, quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần phải chặt chẽ hơn nữa để góp phần ngăn chặn gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách.

Cùng với đó, cần phải nghiên cứu bổ sung quy định hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 5% mà đầu vào chủ yếu áp dụng thuế suất 10%; nghiên cứu sửa đổi quy định về hoàn thuế đối với dự án đầu tư để xử lý bất cập phát sinh trong thực tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ thông qua đó tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

“Do vậy, cần thiết phải ban hành Luật Thuế GTGT (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định về chính sách thuế GTGT để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế trong phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế; đảm bảo thu đúng thu đủ vào NSNN, đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN” - Tờ trình gửi Chính phủ của Bộ Tài chính nêu rõ.

Bổ sung một số đối tượng được hưởng thuế suất 0%

Về cơ bản, dự thảo luật vẫn được kế thừa từ Luật hiện hành nhưng có chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với nội dung chính sách.

Bộ tài chính đã thông qua bao nhiêu luật thuế năm 2024
Dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể tên các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

Theo đó, dự thảo Luật: Giữ nguyên nội dung quy định tại 5 Điều của Luật Thuế GTGT hiện hành gồm: phạm vi điều chỉnh; thuế GTGT; đối tượng chịu thuế; căn cứ tính thuế; phương pháp tính thuế. Dự thảo, bỏ 1 Điều của Luật Thuế GTGT hiện hành quy định về hóa đơn, chứng từ.

Một trong những quy định được dư luận quan tâm đó là về đối tượng áp dụng thuế suất 0%.

Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể tên các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau: Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; bổ sung quy định “hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh” và “hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; bổ sung quy định giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Ngoài ra, bổ sung quy định cụ thể 3 nhóm hàng hóa không được áp dụng thuế suất 0% để Luật hóa các quy định đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới Luật, gồm: Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; xăng, dầu mua tại nội địa bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan, xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.

Đồng thời, bổ sung quy định không được áp dụng thuế suất 0% đối với sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên các nền tảng số theo quy định của Chính phủ để đảm bảo tính linh hoạt cho việc xác định sản phẩm, dịch vụ này được tiêu dùng tại Việt Nam hay ở nước ngoài tại thời điểm cung cấp. Việc xác định địa điểm tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên các nền tảng số là rất phức tạp, hiện nay đều chỉ căn cứ theo kê khai của người nộp thuế.

Sửa luật nhằm khơi thông, phát huy nguồn lực cho phát triển

Việc sửa Luật cũng nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT thời gian qua; tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế GTGT và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các pháp luật liên quan.

Đồng thời, bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện, khơi thông, phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế.