Bệnh ut là gì

U lympho tế bào T ở da là một loại ung thư hiếm gặp. Trong bệnh này, các tế bào T phát triển bất thường sẽ tấn công da của chính cơ thể. Tùy loại u lympho tế bào T ở da giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Phương pháp điều trị có thể bao gồm kem bôi da, liệu pháp ánh sáng, xạ trị và hóa trị.

1. U lympho tế bào T ở da là gì?

U lympho tế bào T ở da là loại trong ung thư hạch được gọi chung là ung thư hạch không Hodgkin.

Ung thư phát triển trong các tế bào bạch cầu T [tế bào lympho T]. Những tế bào này có chức năng giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Căn bệnh này có thể gây triệu chứng giống như phát ban. Bao gồm đỏ da, nổi gồ nhẹ trên mặt da, đóng vẩy và đôi khi tạo thành các khối u trên da.

Có nhiều loại u lympho tế bào T ở da. Loại phổ biến nhất là mycosis fungoides, thường tiến triển chậm hơn những loại khác. Hội chứng Sezary là một loại ít phổ biến hơn, gây ra đỏ da trên toàn bộ cơ thể.

Xem thêm: Hạch bạch huyết và những điều bạn chưa biết

2. Triệu chứng

Các triệu chứng của u lympho tế bào T ở da bao gồm:

  • Mảng tròn trên da nổi gồ lên hoặc đóng vảy, có thể ngứa.
  • Xuất hiện các mảng da nhạt màu hơn da xung quanh.
  • Hình thành các khối u trên da, và có thể vỡ ra.
  • Hạch to.
  • Rụng tóc.
  • Dày da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Những nốt đỏ như phát trên toàn bộ cơ thể, ngứa dữ dội.
Hình ảnh minh họa các triệu chứng u lympho T tế bào da

3. Nguyên nhân gây U lympho tế bào T ở da

Chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra u lympho tế bào T ở da.

Ung thư khởi đầu khi sự phát triển của tế bào bị biến đổi trong DNA [gọi là đột biến]. DNA của một tế bào chứa các thông tin hướng dẫn cho tế bào biết phải làm gì. Các đột biến DNA làm cho các tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng, tạo ra nhiều tế bào bất thường. Bạn có thể tìm hiểu thêm về DNA qua bài viết sau: Cấu trúc và chức năng của DNA

Trong u lympho tế bào T ở da, các đột biến tạo ra quá nhiều tế bào T bất thường tấn công da. Tế bào T là một phần của hệ thống miễn dịch của bạn và chúng thường giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.

4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán u lympho tế bào T ở da bác sĩ cần khám và thực hiện một số xét nghiệm:

  • Khám: Bác sĩ sẽ kiểm tra da của bạn để tìm các mảng có vảy hoặc nổi gồ. Ngoài ra, cần kiểm tra các hạch bạch huyết và các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng.
  • Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu như công thức máu. Đôi khi các tế bào ung thư được tìm thấy trong máu, đặc biệt là với hội chứng Sezary.
  • Sinh thiết da. Một thủ thuật để cắt đi một mẫu da nhỏ. Xét nghiệm này thường cần thiết để chẩn đoán u lympho tế bào T ở da.
  • Xét nghiệm hình ảnh. Nếu có lo ngại rằng các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra hình ảnh. Có thể dùng chụp cắt lớp vi tính [CT], hoặc chụp cắt lớp phát xạ Positron [PET].
Chẩn đoán và điều trị u lympho T ở da

5. Điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị cho những người bị u lympho tế bào T ở da. Hầu hết trường hợp nhận được phương pháp điều trị kết hợp tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh.

Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Kem bôi da và thuốc mỡ. Thuốc có thể được áp dụng cho làn da của bạn dưới dạng kem, gel và thuốc mỡ. Corticosteroid có thể giúp kiểm soát đỏ da và ngứa. Hóa trị có thể được sử dụng để tấn công các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp ánh sáng [quang trị liệu]. Quang trị liệu liên quan đến việc phơi da dưới các bước sóng ánh sáng, chẳng hạn như tia UVB hoặc UVA. Quang trị liệu đôi khi được thực hiện sau khi sử dụng một loại thuốc làm cho các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm năng lượng để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu bệnh chỉ biểu hiện ở một vùng của da, liệu pháp xạ trị tiêu chuẩn bằng tia X có thể được khuyến cáo thực hiện. Đối với những người có nhiều vùng bị ảnh hưởng, xạ trị có thể được thực hiện bằng chùm tia điện tử. Liệu pháp này nhắm vào da và không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
  • Thuốc. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm các thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch, như steroid và interferon. Thuốc hóa trị tấn công các tế bào đang phát triển nhanh chóng, bao gồm cả tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm mục trúng đích tấn công các tế bào đặc biệt dễ bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị khác:

  • Tiếp xúc với các tế bào máu với ánh sáng. Một thủ thuật được gọi là ngoại bào quang. Bao gồm dùng một loại thuốc làm cho các tế bào của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Sau đó, máu của bạn được lọc qua một máy, sau đó được phơi dưới ánh sáng cực tím trước khi đưa máu trở lại cơ thể.
  • Cấy ghép tủy xương. Ghép tủy xương, còn được gọi là ghép tế bào gốc. Là một thủ thuật để thay thế tủy xương bị bệnh của bạn bằng tủy xương khỏe mạnh từ một người hiến tặng phù. Trong quá trình cấy ghép, bạn sẽ nhận được các loại thuốc để ức chế tủy xương bị bệnh. Sau đó, các tế bào cho khỏe mạnh được truyền vào cơ thể của bạn. Chúng sẽ di chuyển đến xương của bạn và bắt đầu xây dựng, hình thành lại tủy xương.

U lympho tế bào T ở da là loại ung thư loại tế bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm bệnh.

  • Xạ trị, hóa trị tại chỗ, liệu pháp quang học hoặc corticoid tại chỗ

  • Đôi khi hóa trị toàn thân.

điều trị có thể được chia thành

  • Trực tiếp trên da [thuốc tra, liệu pháp quang học,vitamin A, xạ trị]

  • Hóa trị [thuốc ức chế truyền thống và thuốc ức chế histone deacetylase]

Bệnh nhân được quản lý bởi một nhóm các bác sĩ da liễu, bác sĩ chuyên khoa ung thư và chuyên khoa về huyết học/ung thư. Liệu pháp trực tiếp trên da được sử dụng đầu tiên và thường có hiệu quả trong nhiều năm. Khi các tổn thương trở nên kháng thuốc hơn, hóa trị liệu đường uống hoặc đường tĩnh mạch được sử dụng. Các tổn thương có thể bị nhiễm trùng và bác sĩ lâm sàng phải luôn luôn xem xét nguyên nhân nhiễm trùng cho bất kỳ tổn thương da nào.

Xạ trị electron, với hầu hết năng lượng được hấp thụ ở độ sâu 5-10mm, và nitrogen bôi tại chỗ đã được chứng minh có hiệu quả điều trị cao. Các mảng tổn thương cũng có thể điều trị bằng tia hồng ngoại và corticoid dạng bôi tại chỗ. Điều trị toàn thân bằng hóa chất nhóm alkyl hóa và các thuốc kháng axit folic làm bệnh thoái lui nhưng thường chỉ định khi đã thất bại với các liệu pháp khác, bệnh tái phát hoặc ở bệnh nhân có bệnh lý ngoài hạch, ngoài da. Liệu pháp quang tuyến chiếu ngoài cùng hóa chất làm tăng nhạy cảm có hiệu quả điều trị thấp. Các tác nhân mới bao gồm các chất ức chế HDAC như các thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Nguyên nhân của NHL vẫn chưa rõ, mặc dù, giống như bệnh bạch cầu Tổng quan về Bệnh bạch cầu , có những bằng chứng đáng kể gợi ý nguyên nhân do virus [ví dụ như vius gây u lympho- bệnh bạch cầu tế bào T ở người, virus Epstein-Barr Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn , virus viêm gan B Viêm gan B, mạn tính , virus viêm gan C Viêm gan C, mạn tính , HIV Nhiễm trùng HIV / AIDS ở người , herpesvirus ở người 8 Tổng quan về Nhiễm trùng Herpesvirus ]. Vi khuẩn như vi khuẩn Helicobacter pylori cũng làm tăng nguy cơ ung thư hạch.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc NHL bao gồm những bệnh nhân bị

Các yếu tố gen có thể đóng một vai trò. Bằng chứng gần đây cho thấy một số đa hình đơn nucleotide làm tăng nguy cơ ung thư hạch. Ngoài ra, những bệnh nhân với liên quan mật thiết với Hodgkin hoặc không Hodgkin có nguy cơ mắc bệnh NHL cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề