Tại sao số nhà có chữ bis

==Con rối== [Phiếm]

Trước đây chúng tôi đã gọi tất cả mọi tài khoản thứ hai là "con rối" [sockpuppet]. Vì bạn đã đặt thể loại này dùng chữ "bis" [chữ đó tức là gì?], tôi mới bắt đầu phân biệt những bis với những con rối. Tuy nhiên, tôi nghĩ là nên bỏ thể loại này và chỉ gọi những tài khoản thứ hai là "con rối" thôi. – Nguyễn Xuân Minh [thảo luận, nhật ký] 08:20, ngày 28 tháng 11 năm 2005 [UTC]

Theo tôi hiểu thì "bis" nghĩa là "phụ", "thêm nữa", giống như số nhà. Nếu gọi "con rối" thì e là mang nghĩa "negative" vì nhiều tài khoản phụ không được dùng để bỏ phiếu nhiều lần hay tăng trọng lượng trong tranh luận, ..., mà chỉ dùng với mục đích "edit" hay "test" hay các mục đích khác không bị phản đối bởi cộng đồng. Có lẽ thể loại "con rối" nên là thể loại con của "bis". Dĩ nhiên mọi người có thể thay đổi nếu có ý kiến khác hay hơn.193.52.24.125 08:25, ngày 28 tháng 11 năm 2005 [UTC] Con rối 1 = bis Con rối 2 = ter Con rối 3 = Bí . Tôi có thể ngu, vì đã có nhiều người nói vậy. Nhưng cho tôi hỏi những mục đích edit và test cho các tài khoản phụ là những mục đích gì? Có lý do gì mà tài khoản phụ làm được mà tài khoản chính không làm được? Mekong Bluesman 01:07, ngày 29 tháng 11 năm 2005 [UTC]

Tôi đồng ý với anh Mê Kông, tôi chỉ thấy là tài khoản VLVN Cup có lý, tại vì TTtrung và Bunhia dùng nó để quản trị cúp đó, nhưng tôi thực sự không biết tại sao những tài khoản phụ cần thiết. Ngoài ra, nếu người nào muốn đổi tên hiệu thì có thể xin một tổng quản lý làm cho họ [xem Wikipedia:Changing username ở Wikipedia tiếng Anh]. – Nguyễn Xuân Minh [thảo luận, nhật ký] 01:15, ngày 29 tháng 11 năm 2005 [UTC]

Đối với tôi không có tài khoản nào là phụ so với cái nào. --Docomo [thảo luận] 01:37, ngày 29 tháng 11 năm 2005 [UTC]

Có những hiện tượng đơn giản đ/v người này nhưng khó hiểu với kẻ khác: Tôi nhớ hồi nhỏ có lần đi ngang qua tiệm phở, 1 cơn gió mạnh làm ngã chiếc xe đạp bên vệ đường. Thấy vậy tôi lại dựng lên giúp, thì 1 người trong tiệm chạy ra la om sòm như là tôi định "chôm" của họ vậy! Đúng là ... bổn cũ nhưng vẩn còn có người thích soạn lại. Chuyện dùng nhiều tên cũng vậy, thí dụ tôi có nhiều máy nếu mỗi máy tôi log-in với 1 tên khác [theo chu kì của tôi] thì tôi có thể biết chắc chắn được vào giờ nào tôi đang ở đâu để soạn bài và khi cần có thể kiểm lại. Đó thỉ là 1 thí dụ nhưng nếu thích ngậm máu phun thì tôi sẽ bảo rằng kẻ này muốn "ăn gian tên để vote!" Vote thì được cái "khỉ chùa" gì ? Hãy nghĩ cho kĩ, kẻ xấu có những phương tiện hoàn toàn khác dể gian dối và nói xấu người. Và nếu như muốn biết 1 người có 2 account dùng nó để gian dối hay không thì hãy xem lại trong tất cả các vote đi ? Chính vì tôi thấy có người ở đây thích nghĩ xa vời mà không hề biết sự thật ở đâu nên tôi đã không còn log-in để viết bài mà hứng thì viết thẳng coi ai làm gì nào ? [dĩ nhiên bất lợi cho tôi là người Việt nào không login trong các máy của LAB đều gây khó cho tôi phân biệt - cũng chả ai chết hay trang WEB này cũng chả hề bị tí xíu nào hư hại -- quá đa nghi như ông Tào rồi cũng có ngày "ngỏm củ tỏi vì đau thần kinh" chớ cái chợ thì vẩn đông có ai chết vì tên móc túi mà họ chết vì quá nghi ngờ thì có và chết vì cúm gia cầm thì có] -- Có lý do gì để không log-in : Dể quá hắn muốn phá hoại nên không login. Tôi chỉ viết cho vui bây giờ ai chọc cho tôi nổi sân được thì người đó là thầy tôi! Điều cuối tôi nói tôi sẽ dứt khoát xóa tên mình ngay cả cái tên chính [không bis không ter gì hết ráo á] nhưng như lời hứa trước dây với Minh Nguyễn có thể anh này không nhớ- Khi nào trang WEB này đủ 10,000 bài trở lên thì khi đó là lúc lúc tôi làm tròn. Làng Đậu 02:16, ngày 29 tháng 11 năm 2005 [UTC]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thảo_luận_Thể_loại:Thành_viên_Wikipedia_bis&oldid=19859627”

Địa chỉ thể hiện dưới tên gọi là đường phố thì đơn giản hơn rất nhiều so với những địa chỉ khác. Địa chỉ là ngõ ngách hiểu như thế cho đúng là vấn đề mà nhiều người cũng đang thắc mắc. Việc đọc địa chỉ nhà có thể đơn giản với những người đã và đang sống ở khu vực đô thị nhưng những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thì không phải là điều đơn giản. 

Qua bài viết này, đội ngũ các Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Dương Gia xin làm rõ các quy định pháp luật về cách đọc địa chỉ nhà, nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành.

1. Địa chỉ là gì?

Địa chỉ là tập hợp các thông tin nhằm miêu tả vị trí của một tòa nhà, một căn hộ, hay một cấu trúc hoặc một diện tích đất nào đó. Tùy khu vực thành thị hay nông thôn mà địa chỉ được ghi bằng số nhà, ngõ, ngách, tên phố của thị xã, thành phố; hoặc tên xóm, thôn, huyện, tỉnh để các cá nhân, tổ chức khác tiện giao dịch bằng các hình thức khác nhau với cá nhân, tổ chức có địa chỉ.

2. Cách đọc địa chỉ nhà:

Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành. Địa chỉ là tổng hợp các thông tin, nhằm mục đích xác định vị trí của một căn nhà, một căn hộ, một thửa đất nào đó. Địa chỉ thường sử dụng đơn vị hành chính và tên phố để miêu tả, cùng với các thông tin đi kèm khác như số nhà, số căn hộ, biệt thự.

Đọc địa chỉ ở nước ta thường gắn liền với địa giới hành chính. Địa chỉ gồm có 2 phần cơ bản phần số nhà, tên đường hoặc thôn, ấp và phần còn lại theo địa giới hành chính. Phần đầu tiên chỉ gồm số nhà và tên đường hoặc phố, ví dụ: số 529 phố Bạch Mai.

Đây là cách gọi cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp không có số nhà và đường phố, thì kèm theo đội hoặc xóm, thôn, ví dụ: Đội 1 thôn Đông hoặc ấp 1. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng có nhiều hộ gia đình, cá nhân có cùng 1 địa chỉ, đặc biệt là khu vực nông thôn, tưởng chừng như đây là điều khó khăn, vướng mắc khi đi tìm nhà nhưng tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng xã Việt Nam thì đa phần người dân đều biết nhau nên chỉ cần biết tên chủ hộ là sẽ có người xác định được địa chỉ nhà.

Phần còn lại sẽ theo địa giới hành chính tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính là tên cấp xã: xã, phường, thị trấn; cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi đọc địa chỉ trong nước thì thường không kèm theo tên nước, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc chung khi đọc địa chỉ nhà, giới thiệu địa chỉ nhà ở, địa chỉ các cơ quan tổ chức chúng ta đọc hoặc viết lần lượt từ chi tiết đến tổng thể.

Đối với khu vực đô thị đọc theo thứ tự số nhà, số hẻm, số ngách, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đối với khu nhà ở chung cư thì đọc theo thứ tự số phòng, số tầng, tên tòa nhà, tên khu chung cư hoặc khu đô thị hoặc khu nhà ở, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với khu vực nông thôn sẽ là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người đọc địa chỉ nhà ví dụ: số xx, ngách abc/xyz, đường a, phố b…vv.. hoặc số xx/abc/xyz đường a…vv.. hoặc số xx, ngõ abc, ngách xyz/zyx. Nhữnng cá nhân để tìm một địa chỉ thì phải tìm ngược lại cách đọc tức là phải tìm đường sau đó tìm đến ngõ hay ngách, nếu ngách có hẻm thì tìm đến số hẻm rồi mới tìm số nhà. Thông thường, sổ hộ khẩu sẽ là giấy tờ pháp lý chính xác khi tìm địa chỉ nhà làm căn cứ.

Ví dụ về một số cách đọc địa chỉ như sau:

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

– Số nhà 89, phố Tô Vĩnh Diễn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Số nhà 18, ngõ 164, phố Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Phòng số 610, tầng 6, tòa nhà A6, ngõ 15, phố Ngọc Hồi, khu nhà ở học sinh – sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

– Thôn sú 2, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2. Nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn:

Đánh số nhà là việc áp dụng các nguyên tắc quy ước thống nhất để xác định số nhà một cách cố định. Gắn biển số nhà là cơ quan chuyên môn xác định vị trí lắp đặt biển số nhà để gắn bằng cách dán, lắp, treo biển số nhà theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành ngày 08 tháng 03 năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 4 năm 2006.

Theo quy định tại Chương 2 quy định nguyên tắc đánh số nhà, tại mục I nguyên tắc đánh số nhà, số căn hộ, Điều 4 quy định nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách. Việc đánh số nhà mặt đường hoặc nhà trong ngõ sử dụng các số 1, 2, 3, 4… n theo lần lượt từ nhỏ đến vô tận. Dãy nhà bên trái sẽ gắn số lẻ tức là số nhà có số tự nhiên cuối cùng mang các số 1, 3, 5, 7, 9, còn bên phải số chẵn sẽ là các số tự nhiên có tận cùng là các số 2, 4, 6, 8, 0.

Về hướng, chiều đánh số nhà từ số nhỏ đến số lớn cho đến hết phố, đường hoặc theo địa giới quản lý hành chính sẽ thực hiện từ hướng Bắc xuống hướng Nam tức là theo chiều dọc của bản đồ, từ Đông sang Tây theo chiều ngang của bản đồ. Trường hợp còn lại sẽ từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc. Trong trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường hoặc ngõ cụt thì số nhà sẽ đánh từ đầu nhà tiếp giáp với đường cái đường chính cho đến sâu vào trong.

Chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia. Trường hợp ngách cụt hoặc hẻm cụt cũng tương tự gắn biển số nhà lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó. Theo quy định tại Chương 3, quy định về gắn biển số nhà có quy định về gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách theo quy định Điều 10 theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất và chuẩn nhất năm 2022

Theo đó, mỗi một căn nhà trên đường, hoặc từng nhà trong ngõ thì sẽ được gắn 1 biển số nhà. Trong trường hợp một ngôi nhà có nhiều mặt tiền khác nhau tại nhiều hướng đi khác nhau thì sẽ gắn ở cửa chính. Trường hợp cửa chính có mặt tiền cả tại các 2 nhánh đường hoặc phố thì ưu tiên đường, phố, ngõ lớn hơn.

Biển số nhà được gắn trên tường gần sát với cửa ra vào, cố định và chắc chắn. Nếu những căn nhà có hàng rào bao bọc gần sát với vỉa hè hoặc lòng đường, hè phố thì sẽ gắn gọn gàng và phù hợp lên cột trụ cổng theo chiều bên tay trái khi bước vào nhà với độ cao là từ 2 mét. Điều 15 hướng dẫn xử lý tồn tại về đánh số và gắn biển số nhà theo quy định áp dụng những khu vực mới xây dựng.

Đối với những khu vực cũ trước đây thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện lịch sử, địa bàn của đơn vị hành chính quản lý theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà.

3. Tư vấn cách đọc và ghi số nhà chính xác:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi: Chẳng hạn hẻm của mình là 116 và số nhà của mình là 3. Vậy đúng quy định là 116/3 hay là 3/116. Vì ở thành phố thì em đều thấy để là 116/3. Nhưng sao ở quê thì rất nhiều chỗ để 3/116 [số nhà trước]. Luật sư có thể giải thích giúp em vấn đề này được không. Hay là cái này thích đặt sao thì đặt tùy địa phương sắp xếp, quản lý.

Luât sư tư vấn:

Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định về nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách:

“1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên [1, 2, 3…, n] với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ [1, 3, 5, 7…], nhà bên phải lấy số chẵn [2, 4, 6, 8…].

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

2. Chiều đánh số nhà

a] Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;

b] Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.

Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;

c] Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.”

Căn cứ Mục IV Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định tên gọi ngõ [kiệt], ngách [hẻm] như sau:

– Từ “ngõ”, “kiệt”, “ngách”, “hẻm” được sử dụng theo ngôn ngữ của địa phương, nên từng đô thị có thể sử dụng các từ đó theo cách gọi của địa phương mình.

Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

– Đầu đường, đầu phố là nơi bắt đầu từ số nhà nhỏ nhất.

– Không đặt tên ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà nhỏ giữa hai số nhà đầu ngõ, kèm theo tên đường hoặc phố.

Ví dụ: Ngõ ở giữa số nhà 99 và 101 phố Nguyễn Du được gọi là: NGÕ 99 PHỐ NGUYỄN DU.

Như vậy, sẽ viết tên ngách [hẻm] trước sau đó mới tới số nhà trong hẻm. Đối với trường hợp hẻm của bạn là 116, số nhà của bạn là 3. Cách viết là 116/3 là đúng quy định pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề