Bạo hành tinh thần trẻ em

UNICEF hợp tác với các đối tác để ngăn ngừa và ứng phó với hành vi bạo hành đối với trẻ em.

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Vấn đề

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính. Hành vi như vậy bị ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ.

Giải pháp

Ngăn chặn và ứng phó với bạo lực đối với trẻ em là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của UNICEF nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em của Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo trong hoạt động cải cách pháp luật và xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, UNICEF góp phần quan trọng để giải quyết tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong môi trường hoạt động hàng ngày - như trong trường học, tại gia đình và cộng đồng - và xuyên suốt các lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi.

Một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động để loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em của UNICEF là xây dựng Luật trẻ em mới có hiệu lực vào năm 2017. Luật mới này có tính đột phá và quy định rõ trách nhiệm của chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực cho những trẻ đang có nguy cơ và lần đầu tiên áp dụng phương pháp tiếp cận hướng tới ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trước khi hành vi xảy ra và phản ứng với bạo lực khi đã xảy ra. UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp với các Ban ngành của chính phủ và các tỉnh để xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em đáp ứng nhiều hình thức và nguyên nhân bạo lực khác nhau.

Nâng cao năng lực và khả năng chống chịu cho cha mẹ và người chăm sóc để chấm dứt tình trạng kỷ luật bạo lực trong gia đình là trọng tâm của UNICEF và gắn với tăng cường giáo dục kỹ năng làm cha mẹ đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội để hỗ trợ các gia đình giải quyết được các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng được hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ con em mình khỏi bị bạo hành từ đó giúp các em chuyển tiếp một cách an toàn sang bậc học mầm non và tiểu học.

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới. Những nỗ lực ngăn chặn vi-rút corona hết sức quan trọng tới sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng khiến cho trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực, như ngược đãi, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục. Một số báo cáo gần đây từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cho thấy hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội tăng lên đối với các gia đình đang dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.

UNICEF, UN Women và UNFPA đồng hành cùng chính phủ và các tổ chức quốc tế như Plan International, ChildFund, Save the Children, World Vision và các tổ chức khác phát động chiến dịch truyền thông Trái Tim Xanh nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam trong các bối cảnh khẩn cấp, kêu gọi người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em cũng như các nhà hoạch địch chính sách chống lại bạo lực. Chiến dịch còn có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng – những người đang khuyếch đại tiếng nói của mình nhằm chấm dứt bạo lực.

Hãy tham gia chiến dịch.

Góp 1 trái tim xanh – biểu tượng của tình yêu, phi bạo lực và hy vọng như một lời cam kết

để chấm dứt bạo lực, cùng bảo vệ trẻ em và phụ nữ.

Để biết thêm chi tiết về chiến dịch mời truy cập http://blueheart.org.vn/

#BlueHeart #SayNo2VIOLENCE #ProtectChildren #Safety4Women

Tài liệu liên quan

Bên cạnh hành vi bạo hành về thân thể dễ nhận thấy, bạo lực tinh thần cũng gây ra những tác hại khôn lường. Đối với trẻ em, khi bị bảo hành về tinh thần sẽ ảnh hưởng xấu về tâm lý, thậm chí nảy sinh những tiêu cực ở bản thân. Vì vậy cần loại bỏ bạo lực tinh thần trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội để trẻ được học tập và sống trong hạnh phúc.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mỗi năm ở Việt Nam trung bình có hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp.
Nghiên cứu của Bộ công an đối với 2.000 học viên tại các trường giáo dưỡng, khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ từng sống trong tình trạng khó khăn của cha mẹ. Tất cả những hình thức bạo hành trẻ em dù là tinh thần, hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực.
Trong đó, một số trường hợp, sức khỏe thể chất và trí nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, 3/4 trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 4 trên toàn thế giới khoảng 300.000.000 em từng hứng chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý họ bị trừng phạt về thể xác.
Các dấu hiệu trẻ bị bạo hành về tinh thần: Trẻ hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, có những rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Vì vậy, trẻ có xu hướng hay thu mình, lâu dài trẻ bị thui chột khả năng sáng tạo của bản thân. Với những trường hợp bị bạo lực tinh thần nặng nề từ những người thân, các em sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Toàn xã hội hãy quan tâm đến trẻ để kịp phát hiện và ngăn ngừa tất cả những hình thức bạo lực trong đó có bạo lực về tinh thần.
Với trẻ bị bạo lực về thân thể, những người xung quanh nhận diện rõ hơn. Còn bạo lực về tinh thần lại thường âm ỉ, ít biểu hiện ra bên ngoài, do đó việc phát hiện để giúp các em thoát khỏi tình trạng này cũng không phải dễ dàng.
Nhiều em bị chính cha mẹ của mình bạo lực tinh thần cả thời gian dài mà những người sống gần gũi cũng không biết. Nhiều gia đình vẫn coi việc mắng mỏ, chê bai, ma sát con cái là một trong những biện pháp để giáo dục chúng.
Những câu mắng như: ” Mày chỉ là đồ bỏ đi ” hay ” Cùng là con cái vậy mà mày dốt quá không giống anh (em) trong nhà…”. Họ không nhận thức thấy mối nguy hại tới những lời mắng chửi đó sẽ khiến các con lớn lên trong sự tự ti, nhút nhát. Thường những đứa trẻ đó sẽ tổn thương về tâm lý, chán ghét chính gia đình mình, thậm chí hơn cả anh em khi bị đem ra so sánh.
Một số phụ huynh có con học mầm non chia sẻ: muốn có con ăn nhanh, hết suất, các cô giáo thường hù dọa để thúc ép trẻ. Nặng nề hơn, khi con trẻ tè dầm, có cô lại cho cả lớp đứng ra biêu xấu, tẩy chay trẻ… Vô hình chung những hành động, ngôn ngữ không chuẩn mực đó tạo ra áp lực tinh thần khiến trẻ rơi vào trạng thái buồn phiền lo sợ. Nhiều trẻ đêm về mơ ngủ vẫn tỏ ra sợ sệt vì những chuyện đã xảy ra ở lớp.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Bạo hành tinh thần trẻ em
    Hội thảo Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Định
  • Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ X năm 2019
  • Những tồn tại, hạn chế về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Cao Bằng: Công tác tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác gia đình
  • Phương pháp “Hệ quả tự nhiên và logic”-Tuổi vị thành niên
  • Các sự kiện nổi bật trong tháng 8 quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam