Báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 107 2017 TT-BTC về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Để các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh khái quát được công tác kế toán tại đơn vị mình từ đó thực hiện đúng, phù hợp với Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, được sự cho phép của UBND tỉnh, trong tháng 01/2018, Sở Tài chính đã phối hợp với Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính tổ chức 02 đợt tập huấn cho 666 cán bộ là kế toán, phụ trách kế toán của các đơn vị hành chính, sự nghiệp khối tỉnh và khối huyện.
Để đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý tài chính và quyết toán ngân sách theo quy định, hạn chế các vi phạm chế độ, chính sách, quy định quản lý thu, chi tài chính, Sở Tài chính chia sẻ một số nội dung liên quan công tác quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp để các đơn vị lưu ý, tham khảo để công tác quản lý tài chính tại đơn vị ngày càng hoàn thiện, tuân thủ các quy định nhà nước hiện hành. Cụ thể:
1. Về Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán:
Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước lập 02 báo cáo gồm: báo cáo tài chính năm và báo cáo quyết toán năm. Trong đó, danh mục, mẫu biểu, hướng dẫn lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và cơ quan nhận báo cáo thực hiện theo Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và Điều 3 Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.
Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lập Báo cáo quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (nếu có) theo Mẫu biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính và theo quy định tại các văn bản khác có liên quan.
2. Về xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm:
Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm (về trách nhiệm, quy trình, thời hạn thực hiện và các phụ lục, mẫu, biểu...) và Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh về việc quy định thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Công khai tài chính:
Các đơn vị thực hiện công khai tài chính nghiêm túc, đầu đủ theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 61/2017/TT-BTC.
4. Về thực hiện các kiến nghị của các cơ quan chức năng:
Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị, khắc phục những tồn tại đã được các cơ quan như Kiểm toán, Thanh tra, Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản có ý kiến nhận xét, đánh giá. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị theo Mẫu biểu số 69 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
5. Về thời hạn gửi báo cáo:
Thực hiện theo Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh về việc quy định thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định:
- Cấp tỉnh:
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I vừa là đơn vị sử dụng ngân sách: trước ngày 28 tháng 02 năm sau.
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I có đơn vị dự toán trực thuộc (cấp II, cấp III) thuộc các ngành: Giáo dục, Y tế, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: trước ngày 15 tháng 4 năm sau.
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I có đơn vị dự toán trực thuộc (cấp II, cấp III) thuộc các ngành khác còn lại: trước ngày 15 tháng 3 năm sau.
- Cấp huyện:
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I có đơn vị dự toán trực thuộc (cấp II, cấp III): trước ngày 28 tháng 2 năm sau.
+ Đối với đơn vị dự toán cấp I vừa là đơn vị sử dụng ngân sách: trước ngày 15 tháng 2 năm sau.
6. Một số vấn đề đơn vị cần lưu ý khắc phục, chấn chỉnh:
- Về Quy chế chi tiêu nội bộ:
Xây dựng và phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo công khai, dân chủ; Kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với các quy định sửa đổi trong năm của cơ quan Nhà nước và đơn vị; Xây dựng định mức chi phù hợp với các quy định của Nhà nước...
- Về thu phí, lệ phí:
+ Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.
+ Không tự thu sai quy định hoặc thực hiện thu phí, lệ phí với mức thu cao hơn khung mức thu do nhà nước đã quy định.
+ Tính toán xác định số thu phí, lệ phí để lại cho đơn vị đảm bảo tỷ lệ, mức được để lại, kê khai đầy đủ số phí, lệ phí phải nộp NSNN hoặc miễn giảm phí, lệ phí đúng đối tượng.
+ Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí. Hạch toán đầy đủ, kịp thời và phản ảnh vào sổ kế toán, báo cáo tài chính các khoản thu phí, lệ phí theo quy định...
- Về thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; nguồn khác:
+ Hạch toán, theo dõi chi tiết doanh thu dịch vụ; lưu ý không hạch toán nhầm khoản thu dịch vụ vào thu phí, lệ phí hoặc ngược lại.
+ Kê khai, hạch toán đầy đủ và phản ảnh vào sổ kế toán, báo cáo tài chính các khoản doanh thu dịch vụ; thu khác phát sinh tại đơn vị.
+ Cần hạch toán tách bạch giữa các khoản chi hoạt động thường xuyên sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và chi phí các hoạt động kinh doanh dịch vụ (nếu có); Hoặc lựa chọn tiêu thức phân bổ tổng chi phí vào chi hoạt động thường xuyên sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ phù hợp để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Kê khai, xác định đầy đủ các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước, tính chi phí vào giá thành sản phẩm đúng quy định.
+ Đối chiếu công nợ, hạch toán công nợ, theo dõi tạm ứng, theo dõi nhập xuất kho nguyên liệu, vật liệu, vật tư đầy đủ, kịp thời...
- Đối với chi từ nguồn ngân sách nhà nước:
+ Lưu ý không sử dụng nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ/ nhiệm vụ không thường xuyên chi cho các hoạt động đã được quy định sử dụng từ nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ/nhiệm vụ thường xuyên.
+ Không tự điều chỉnh kinh phí không thường xuyên của nhiệm vụ này để thanh toán cho nhiệm vụkhông thường xuyên khác.
+ Chi đảm bảo tiêu chuẩn, định mức đã được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ như tiền làm thêm giờ, thanh toán công tác phí, khoán điện thoại(vi phạm có liên quan đến các lĩnh vực đã có quy định của nhà nước thì xử lý theo quy định hiện hành; vi phạm vượt định mức quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ đối với những lĩnh vực chưa có quy định của nhà nước thì đơn vị phải chịu trách nhiệm xử lý hoặc phải trừ vào kinh phí tiết kiệm năm sau).
+ Phê duyệt đối tượng hưởng chi chính sách, phụ cấp đúng đối tượng, mức chi đúng tiêu chuẩn, định mức.
+ Tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định...
- Một số vấn đề khác:
+ Thực hiện công khai tài chính nghiêm túc, đầy đủ.
+ Gửi báo cáo tài chính đúng thời gian quy định.
+ In đầy đủ sổ sách, biểu mẫu ra giấy theo quy định và lưu trữ chứng từ một cách khoa học, đầy đủ.
+ Thực hiện khấu trừ thuếthu nhập cá nhân theo mức 10% trướckhi trả thu nhập đối vớicá nhân cư trú không ký hợp đồnglaođộng hoặc ký hợp đồnglaođộng dưới 03 tháng có tổng mứctrả thu nhậptừ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
+ Tổng hợp kê khai đầy đủ thuế thu nhập cá nhân trong đơn vị (nếu có).
+ Chi thu nhập tăng thêm; Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, phúc lợi theo mức đã được nhà nước quy định theo từng loại hình đơn vị. Chi đúng nội dung, tính chất của quỹ; không vượt nguồn quỹ hiện có.
+ Thực hiện chi từ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đúng đối tượng, hạch toán đúng nguồn. Hạch toán nguồn cải cách tiền lương kịp thời, đảm bảo khớp đúng giữa số thực tế và số trên sổ kế toán (số dư trên TK 468- Nguồn cải cách tiền lương).
+ Thực hiện lập và gửi cơ quan thuế thông tin về tỷ lệ khấu hao, số khấu hao tài sản trong năm theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hiện nay, các chế tài xử phạt có liên quan đến lĩnh vực kế toán đã được quy định cụ thể, nghiêm khắc tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Đề nghị các đơn vị lưu ý để công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, công khai, minh bạch và đảm bảo tuân thủ các quy định Nhà nước hiện hành./.

Trương Thị Thanh Trúc - Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp