Vì sao cần tẩy giun cho chó

Tẩy giun cho chó và phòng ngừa hiện tượng giun sán ở chó là rất quan trọng để thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh, vui tươi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tẩy giun cho chó hiệu quả, triệt để. Bài viết dưới đây, Zoi’s Pet sẽ cùng với bạn tìm hiểu về những phương pháp này nhé.

Cũng như con người, cơ thể chó hoàn toàn có thể mắc các bệnh về giun sán. Bên cạnh đó, nhiều chủ vật nuôi cho rằng chó chỉ cần tẩy giun là đã an toàn mà chưa hiểu hết về những tác dụng phụ của thuốc mà chó có thể gặp phải. Tại sao chúng ta cần tẩy giun cho chú chó cưng của mình? Những loại thuốc nào phù hợp để tẩy giun cho chó?

Chó nhiễm giun sán rất nguy hiểm đến sức khỏe – Ảnh: Internet

Có con bao nhiêu ngày thì tẩy giun?

Chó có thể nhiễm giun sán qua nhiều cách khác nhau, đặc biệt là ở chó con. Bởi ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường sống thì chó con còn có thể lây nhiễm qua nhau thai lúc mới sinh và qua sữa mẹ. Do vậy, chó con từ 2 tuần tuổi đã có thể tẩy giun để phòng ngừa tình trạng giun sán từ sớm, tránh các tác hại:

  • Biếng ăn, suy nhược, còi cọc
  • Tổn thương mô cơ thể
  • Mất máu, thiếu nhiều loại vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác
  • Suy giảm hệ miễn dịch, khả năng phòng bệnh bằng vắc-xin cũng suy giảm
  • Ống mật và đường ruột bị tắc nghẽn

Tẩy giun cho chó bằng Fugacar

Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, bạn có thể cho chó uống thuốc tẩy giun vì lúc này bụng chó không quá rỗng, cũng không còn chứa nhiều thức ăn. Câu trả lời cho thắc mắc “Tẩy giun cho chó trước hay sau khi ăn” chính là sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày, giảm tối đa những tác dụng phụ. Bạn tiến hành tẩy giun cho chó đúng cách như sau:

  • Ghì mõm mở 2 hàm của chó ra, kéo môi trên xuống phần răng và đặt nó lên tay của bạn.
  • Chếch đầu chó hướng lên trên để chúng mở hàm dưới.
  • Đặt thuốc vào lưỡi chó, giữ hàm dưới lâu hết mức có thể của bạn.
  • Đóng mõm chó lại, giữ chặt để thuốc ngấm dần.
  • Bạn vuốt nhẹ cổ chó đến khi chúng nuốt viên thuốc, quan sát chúng để đảm bảo chúng không khạc nhổ ra.

Nếu chó của bạn dễ tính hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp nhẹ nhàng hơn bằng cách mở miệng chúng và đặt thuốc vào. Sau đó, bạn cho chúng uống chút nước và giữ miệng chó trong khoảng 10 giây để chắc chắn rằng chúng đã nuốt thuốc. Hoặc một cách khác cũng hiệu quả không kém dành cho chú cún khó chiều là nghiền thuốc thành bột và trộn chung với thức ăn yêu thích của chúng.

Cho chó uống thuốc tẩy giun cũng cần đúng phương pháp – Ảnh: Internet

Phản ứng của chó sau khi tẩy giun

Sau khi tẩy giun, bạn nên quan tâm, vỗ về chú chó của mình trong lúc chờ thuốc tan dần thì mới có chuyển biến tốt. Bạn tuyệt đối không cho chó uống thuốc tẩy giun quá liều để hạn chế tối đa những phản ứng sau:

  • Cơ thể ủ rũ: Một số chó có phản ứng không được thoải mái, thậm chí nôn nhẹ và tiêu chảy, luôn tìm chỗ để nằm. Mặc dù đây là phản ứng bình thường sau khi tẩy giun, tuy nhiên bạn cũng chú ý quan sát trạng thái tinh thần của chúng trong khoảng 1 ngày, đảm bảo chúng được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Nôn quá nhiều: Những chú chó già hoặc có dạ dày yếu sẽ bị nôn mửa nhiều lần và kéo dài, trường hợp xấu nhất là chúng không kiểm soát được hành động của mình. Lúc này chó bị mất nước nghiêm trọng, bạn cần bổ sung nước cho chú cún cưng của mình.

Mua thuốc tẩy giun cho chó ở đâu?

Hiện nay, thuốc tẩy giun cho chó có bán ở toàn bộ hệ thống cung cấp phụ kiện thú cưng, nhà thuốc thú y hay các địa chỉ chăm sóc chó như Zoipet. Bạn lưu ý nên mua loại thuốc này ở những nơi uy tín, nhằm đạt được chất lượng tẩy giun cũng như đảm bảo sức khỏe cho chú cún của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Theo các chuyên gia thú y, lịch tẩy giun cho chó tốt nhất là 2 tuần 1 lần sau lần tẩy giun đầu tiên. Sau 3 tháng tuổi, bạn có thể giảm cường độ tẩy giun thành 1 lần/ tháng và 2 – 3 lần/ tháng sau 6 tháng tuổi. Đối với những chú chó trên 1 năm tuổi, bạn có thể tẩy giun 1 lần/ năm hoặc 2 – 3 lần/ năm nếu chó sống ở môi trường dễ nhiễm giun sán.

Chó con cần nằm nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi tẩy giun – Ảnh: Internet

Việc tẩy giun cho chó rất quan trọng, giúp chú cún cưng của bạn luôn mạnh khỏe, tràn đầy sức sống. Quy trình tẩy giun cần được tuân thủ đúng về thời gian, cường độ, liều lượng cũng như cách thức thực hiện. Hy vọng với thông tin vừa chia sẻ, các chủ vật nuôi đã nắm rõ cách tẩy giun cho chó nhà mình rồi.

Tại sao phải tẩy giun sán đường tiêu hóa cho thú cưng? Việc tẩy giun sán đường tiêu hóa có quan trọng không?

VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Ngày nay, chó mèo đã trở thành thú cưng của nhiều gia đình và là thành viên gần gũi thân thiết của họ. Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm là  giun sán đường tiêu hóa trên những chú thú cưng này có thể truyền lây và thực sự đe dọa đến sức khỏe của con người.

Do đó, việc tẩy giun sán cho thú cưng không những giúp loại bỏ giun sán trú ngụ trong đường tiêu hóa của chúng mà còn góp phần ngăn chặn nguồn truyền lây ra cộng đồng. Các chủ nuôi nên nhớ rằng chó mèo được nuôi trong thành phố hay nông thôn, tất cả đều cần phải được tẩy giun sán.

GIUN SÁN CÓ GÂY NGUY HIỂM CHO SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG KHÔNG?

Giun sán có thể gây ra các rối loạn nghiêm trọng ở chó con và mèo con: tiêu chảy, nôn mửa, thiếu máu, còi cọc chậm tăng trưởng, nhiễm nặng có thể gây tắc ruột.

Các triệu chứng thường khó thấy rõ hơn trên chó mèo trưởng thành, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của ký sinh trùng luôn gây ra sự suy giảm sức khỏe của thú cưng. Khi nhiễm số lượng nhiều sẽ có các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài nhiều lần, rên đau ở bụng, phân có chứa lẫn chất nhầy và máu, lâu dài có thể gây thiếu máu trầm trọng và suy dinh dưỡng.

THÚ CƯNG CÓ THỂ BỊ NHIỄM GIUN NHƯ THẾ NÀO?

Một chú chó hoặc mèo có thể nhiễm trứng hay ấu trùng của giun sán đường tiêu hóa khi nuốt phải chúng từ thức ăn và môi trường ngoài, hay ăn phải một ký chủ trung gian [bọ chét, ốc sên, loài gặm nhấm] có chứa trứng hay ấu trùng giun sán. Sau khi xâm nhập thành công, trứng và ấu trùng sẽ lấy dưỡng chất từ cơ thể vật chủ là chó mèo để phát triển và sinh sản, tiếp tục vòng truyền lây cho vật chủ khác.

ĐIỀU TRỊ CHO THÚ CƯNG KHI BỊ NHIỄM GIUN SÁN NHƯ THẾ NÀO?

Thú cưng cần được mang đến phòng khám và bệnh viện thú y để được Bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Nếu không may là thú cưng của bạn bị nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị kèm theo đó là một kế hoạch theo dõi khám lại cho chúng. Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm phân nhiều lần sau điều trị để đảm bảo rằng giun sán được diệt tận gốc.

Trên chó, sản phẩm Endogard® 10 là một sản phẩm diệt ký sinh trùng phổ rộng được sử dụng rộng rãi khi có thể diệt được: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, sán dây phổ biến trên chó. Mùi thịt thơm ngon giúp thú cưng ngoan ngoãn sử dụng thuốc như một phần quà mà chủ nuôi dành cho.

CÓ NÊN: PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH?

Thật may là việc phòng ngừa giun sán là có thể và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó.

Trên chó, Endogard® 10 ngoài việc được sử dụng trong điều trị mà còn được dùng định kỳ để phòng ngừa chó bị nhiễm giun sán liên tục từ môi trường ngoài. Hơn thế, Endogard® 10 có thể phòng ngừa được giun tim, vốn là một kí sinh trùng nguy hiểm trên chó và cực kỳ khó khăn trong điều trị khi đến giai đoạn giun trưởng thành. Hãy bảo vệ thú cưng bằng cách tẩy giun sán định kỳ nhé!

Bình chọn cho nội dung này: 5 4 3 2 1

 Trang website này sử dụng cookie cần thiết cho hoạt động đúng và để tạo điều kiện cho việc điều hướng của bạn. Bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về cookie, cách chúng tôi sử dụng chúng và cách bạn có thể kiểm soát việc sử dụng chúng bằng cách nhấp vào liên kết sau: Cookies. Bằng cách tiếp tục truy cập vào trang website này, bạn đồng ý rằng chúng tôi sử dụng cookie, như được chỉ định trong chính sách của chúng tôi.

Accept

Video liên quan

Chủ Đề