Trẻ em ngủ máy lạnh bao nhiêu độ

Cho Trẻ Nằm Máy Lạnh Có Tốt Không? Tham khảo những nguyên tắc sau đây để có cách sử dụng máy lạnh thích hợp cho trẻ nhé!

Máy lạnh là vật dụng quen thuộc trong những ngôi nhà hiện đại. Nhất là mùa nóng, việc cả gia đình bật máy lạnh sử dụng là bình thường. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, mẹ nên có những nguyên tắc nhằm tránh cho con phải bệnh vì máy lạnh.Sao con cứ bị lạnh?

Nhiệt độ thích hợp

Thân nhiệt của trẻ em không giống người lớn, chính vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, vì vậy, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy. Vậy nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho, cảm. Thông thường trong các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 27-29 độ C.

Một mẹo nhỏ nữa cho mẹ, khi trẻ nằm điều hòa, nên để mức nhiệt độ theo quy tắc: Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.

Tránh sự thay đổi đột ngột

Khi bé đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có điều hòa.

Khi muốn ra ngoài, cha mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa phòng 1 lúc cho bé dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra khỏi phòng.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế cho bé ra vào phòng có điều hòa liên tục.

Cho bé uống nhiều nước

Đáng ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu. Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.

Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.

Không bật máy 24/24

Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

Không để luồng gió thẳng vào nơi con ngủ

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.

Bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa

Việc bật quạt thông gió khi con nằm máy lạnh giúp cho không khí không bị trì đọng, lưu thông và khiến phòng không bị ẩm mốc, khiến vi khuẩn có khả năng sinh sôi. Vì vậy, ngay từ khi lắp máy lạnh mẹ đừng bỏ qua khâu lắp quạt thông gió nhé!

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.

Lưu ý cho trẻ sơ sinh

Ở điều kiện sinh bình thường, trẻ được mang thai trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 38oC. Khi bé chào đời, nhất là trong tháng của đầu đời gọi là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn này bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ. Nếu ở nhiệt độ phòng 23oC mà không mặc quần áo hay đắp chăn, ủ ấm cho trẻ sơ sinh thì sẽ bị nhiễm lạnh, giống như người lớn không mặc đồ ở với nhiệt độ phòng là 0oC. Bé sau sinh đủ tháng được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5oC. Bé được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC.

+ Xem thêm:

NHÌN TƯ THẾ NGỦ, ĐOÁN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ EM

9 THỰC PHẨM NGUY HIỂM CÓ THỂ LÀM CHẾT CON BẠN


Với con, sức đề kháng còn non nớt nên mọi tác động đến con các mẹ đều phải cân nhắc cẩn thận, nhất là thời tiết nắng nóng và mẹ đang sử dụng điều hoà cho con.

1. Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26 đến 28 độ Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không có cơ chế điều tiết thân nhiệt tốt như người lớn. Điều này làm cho bé dễ mắc bệnh rôm sảy, mất nước hoặc say nắng khi phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao, nóng bức. Nhiệt độ hợp lý nhất cho trẻ nên duy trì ở mức 23 - 27 độ C. Phòng có nhiệt độ thích hợp và thoáng khí giúp bé ngủ ngon và làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS [hiện tượng trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân].

Mặt khác, một căn phòng quá lạnh có thể giảm nghiêm trọng nhiệt độ cơ thể của bé và làm cóng bé.

2. Không để điều hoà quá 2-3 tiếng Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.

3. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa. Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.

4. Nên vệ sinh điều hoà định kỳ

Cha mẹ cần vệ sinh điều hoà nhiệt độ định kỳ 6 tháng/lần để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh trong máy. Nếu không, điều hoà sẽ là nguồn gây bệnh cho bé. Phòng bật điều hoà cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ, khi không bật điều hoà, cần mở cửa phòng cho thoáng khí.

5. Đảm bảo độ ẩm trong phòng điều hoà

Các mẹ có thể sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng điều hoà, hoặc có thể đặt một chậu nước trong phòng sẽ giúp duy trì độ ẩm hợp lý trong phòng và sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

6. Nên nhỏ mũi thường xuyên cho con

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể. Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.

7. Không để gió điều hoà thốc thẳng vào chỗ bé nằm


Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

Theo laodongthudo.vn

Ở bài viết chia sẻ sau đây của THS BS Nguyễn Đình Tuấn tại phòng khám Pasteur sẽ nếu rõ đầy đủ cho các phụ huynh hiểu rõ hơn về nhiệt độ phòng bao nhiêu là an toàn với trẻ và những kiến thức hiểu biết về điều hòa

Nhiệt độ phòng là khoảng nhiệt độ của không khí mà mọi người đều thích cho các thiết lập trong nhà, cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo thông thường trong nhà. Khí hậu nước ta khá thất thường có khi buổi ngày rất nóng nhưng đêm lại trở nên se lạnh nên việc điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ là rất cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhưng tính đến hiện nay vẫn chưa nhiều các cặp bố mẹ biết về điều này nên cũng rất nguy hiểm.

1/ Nhiệt độ phòng phù hợp, an toàn với trẻ

Cha mẹ thường không biết nhiệt độ phòng thế nào là phù hợp cho con của mình nên thường áp đặt cảm giác của mình vào trẻ [ bố mẹ nghĩ khi mình cảm giác lạnh thì trẻ cũng lạnh], kèm theo một số thông tin sai lệch ở phương tiện đại chúng và truyền miệng [ nhiệt độ thích hợp cho trẻ là 300C???]. Đây là quan điểm sai lầm vì khi người lớn cảm thấy lạnh thì trẻ mới cảm thấy mát.

– Vậy nhiệt độ phù hợp với trẻ là bao nhiêu? Tùy lứa tuổi mà nhiệt độ phù hợp và an toàn khác nhau như sau:

  • < 2 tháng tuổi: 26 – 280C
  • 2th – 12th: 16 – 200C
  • 2 tháng tuổi trở lên thì  < 240C trẻ mới cảm thấy dễ chịu
  • Từ 100C trở xuống trẻ mới cảm thấy lạnh đối với tất cả trẻ ở mọi vùng miền khác nhau

– Tùy từng trẻ mà nhiệt độ thích hợp cũng khác nhau. Để kiểm tra trẻ nóng hay lạnh hãy sờ vào phần bụng hoặc ngực của trẻ [ đây là cách tốt nhất để kiểm tra].

  • Nếu cảm thấy nóng hoặc trẻ đổ mồ hôi thì hãy bỏ bớt lớp áo hoặc chăn rồi kiểm tra lại sau vài phút. Nhiệt độ >270C làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi [ 2-12th] nhất là từ 2th – 6th.
  • Nếu cảm thấy lạnh bạn cũng đừng nên mặc quá nhiều quần áo mà 1 lớp chăn mỏng có thể là đủ cho bé
  • Chú ý: đừng quá lo lắng khi bạn cảm thấy tay chân trẻ lạnh vì đây là chuyện hoàn toàn bình thường.

Vào ngày nắng ấm bạn nên giữ cho con bạn được mát mẻ bằng cách kéo rèm cửa và chỉ mở 1 cái cửa sổ trong phòng bé ngủ . Những chiếc gối bông hay gối chèn có thể tích nhiệt bên trong và làm tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ, vì thế hãy bỏ chúng ra khỏi nôi của bé.

Vào những ngày rất nóng , có thể bạn muốn bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé nhưng nhớ để quạt cách xa nôi bé , không hướng trực tiếp luồng gió vào bé , đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi . Hãy kiểm tra nhiệt độ thường xuyên . Con bạn có thể mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã nếu trời nóng quá .

– Bố mẹ có thể sử máy điều hòa nhiệt độ để có nhiệt độ phòng thích hợp mà không cần phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe khác [ trừ tốn tiền].

Xem thêm 1 số bài viết liên quan

2/ Những hiểu biết sai về điều hòa nhiệt độ

– Trẻ ngủ trong phòng máy lạnh thường dễ bị các bệnh về hô hấp – SAI

  • Chỉ đúng trong trường hợp viêm mũi dị ứng
  • Nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là do virus hoặc vi khuẩn bị lây từ người này sang người khác mà máy lạnh thì không thể tạo ra những vi sinh vật này được
  • Hệ thống bảo vệ đường hô hấp sẽ bị suy yếu khi cơ thể bị lanh, đặc biệt đôi với trẻ em có hệ thống bảo vệ chưa hoàn thiện . Vậy trẻ bị lanh khi nào? Khi nhiệt độ phóng từ 100C trở xuống hoặc vị trí nằm của trẻ ngay dưới máy điều hòa nhiệt độ làm cho trẻ hít phải không khí lạnh từ máy điều hòa 1 cách trực tiếp.

– “Sốc nhiệt” – khi đi từ phòng điều hòa ra ngoài thì sự chênh lệch nhiệt độ làm cho trẻ bị ốm – SAI

  • Trong y khoa không hề có từ “sốc nhiệt”, chỉ có ngất xỉu vì nhiệt độ cao mà thôi.
  • Tôi có 1 ví dụ đưa ra như sau, tại các trung tâm mua sắm, trung tâm hành chính người ta thường để nhiệt độ thấp hơn so với môi trường bên ngoài vậy thì tất cả mọi người ra vào đều mắc bệnh hết??? Đây là điều vô lý vì sẽ làm giảm khách hàng ở các nơi này.

– Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên bạn nên vệ sinh máy định kỳ vì máy lạnh có thể bám bụi bẩn, gây tăng nguy cơ dị ứng với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao như trẻ bị hen, chàm, viêm mũi dị ứng.

…..

Như vậy là bài viết trên đây Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn chuyên ngành nhi khoa của phòng khám đa khoa Pasteur đã giải thích chi tiết đầy đủ 2 vấn đề cho các bạn nắm bắt đó là “Nhiệt độ phòng an toàn cho trẻ em” và “Những hiểu biết sai về điều hóa nhiệt độ” để cho các bậc phụ huynh cha mẹ có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn..

Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các bệnh lý ở trẻ liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline 02363811868 của phòng khám Pasteur để các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho em bé của bạn nhé

Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn

Phòng khám đa khoa Pasteur

Video liên quan

Chủ Đề