Chỉ số tài chính dar là gì

Chỉ số PT tài chính DN là yếu tố chủ chốt của phân tích cơ bản. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp và tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Có khá nhiều chỉ số phân tích tài chính DN. Do đó, để NĐT dễ tìm hiểu, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu các chỉ số quan trọng và hữu ích nhất cho NĐT trái phiếu.

Bạn đang xem: Dar là gì

1. Tỷ số khả năng trả lãi

Ý nghĩa:

– Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT [lợi nhuận trước thuế và lãi vay] xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.

– Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số này nên lớn hơn 1 càng nhiều càng tốt.

Cách xác định:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay[EBIT] = Thu nhập – Chi phí hoạt động

= Thu nhập sau thuế + thuế + lãi vay

= Lợi nhuận trước thuế + lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi = [Lợi nhuận trước thuế và lãi vay]/ [Chi phí lãi vay]

Dưới đây là thông tin tài chính của HAG 4 năm gần đây tra được trên cafef.vn.

Dựa vào bảng trên ta tính được tỷ số khả năng trả lãi của HAG năm 2018 =[ 1,532,928,450,000 + 47,696,838,000]/1,532,928,450,000 = 1.031

Nhìn vào tỷ số này cho thấy HAG đã vay nợ quá nhiều và HAG chỉ kém lợi nhuận hơn chút sẽ khó trả đủ lãi vay.

Chỉ số PT tài chính DN này rất quan trọng đối với NĐT trái phiếu. Nó cho thấy tổ chức phát hành trái phiếu có đủ khả năng trả lãi vay trái phiếu khi tới hạn hay không. Do đó, khi đầu tư vào trái phiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, NĐT cần theo dõi sát tỷ số khả năng trả lãi trong quá khứ cũng như hiện tại.

2. Thu nhập trên cổ phần [EPS]

EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty. Đây là một chỉ số PT tài chính DN quan trọng. Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha loãng thường cộng thêm số lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hay trái quyền vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu. Một điểm quan trọng nữa thường bị bỏ qua là việc tính toán lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai công ty có thể có cùng EPS, nhưng một công ty có thể sử dụng vốn ít hơn – tức là công ty đó có hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình để tạo ra lợi nhuận và, nếu những yếu tố khác là tương tự thì đây là công ty tốt hơn.

Định nghĩa/Cách xác định:

Chỉ số EPS [Earning Per Share] là lợi nhuận [thu nhập] tính trên 1 cổ phiếu, hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu.Nói cách khác, nếu công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế [Earnings] của công ty là 1 triệu USD, thì 1 cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD.

EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao. Như vậy, đối với NĐT trái phiếu EPS càng cao càng thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn tốt và trái phiếu sẽ có xu hướng an toàn hơn.

EPS cơ bản được tính bằng công thức:EPS = [Thu nhập ròng – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi] ÷ Số lượng cổ phiếu đang lưu thông

Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là:

Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông [cho kết quả EPS chính xác hơn]Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ [thuận tiện cho việc tính toán]

Có thể làm giảm EPS bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng [warrant] vào lượng cổ phiếu đang lưu thông, lúc này kết quả EPS sẽ được gọi là “EPS pha loãng”, sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần dưới đây.

Chỉ số EPS bao gồm 2 loại : EPS cơ bản [Basic EPS] và EPS pha loãng [Diluted EPS]

EPS cơ bản [Basic EPS] : Lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu.EPS này phổ biến hơn, được tính theo công thức ở trên :EPS cơ bản = [Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi]/Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ

EPS pha loãng [Diluted EPS] : Lãi suy giảm trên 1 cổ phiếu.EPS này chính xác hơn, và cần được theo dõi vì:

Các doanh nghiệp đôi khi phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm, các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai.

Khi đó, EPS của doanh nghiệp này sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên đột biến nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào. Lúc này, nếu NĐT chỉ quan tâm đến EPS cơ bản, mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến sai lầm.

Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty buộc phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng.

NĐT dễ dàng tìm thấy hai chỉ số pt tài chính DN này trên các trang Web tài chính. Ví dụ như cafef.vn ở hình dưới của HPG.

Xem thêm: Lời Chúc 8/3 Bằng Tiếng Anh Hay, Độc Đáo Tiếng Anh Là Gì ? Độc Đáo In English

3. Giá trị sổ sách BV [Book value] hay BVPS [Book Value per Share]

Giá trị sổ sách hay BVPS cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định. Nó là số liệu thích hợp để phân tích cho các NĐT. Tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.

Cách xác định:

BV = Tổng tài sản – TSCĐ vô hình – Nợ

BVPS = {Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ } / Số lượng cổ phiếu phát hànhhoặc:BVPS = [Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình] / Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó:Tài sản vô hình [Tài sản cố định vô hình] = Nguyên giá – Giá trị hao mòn luỹ kếNợ [Nợ phải trả] = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn

Dưới đây là BVPS của HPG tra cứu được trên trang web tài chính cafef.vn:

4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu [ROE]

Hệ số ROE [Return on Equity] cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay nói cách khác là phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi như thế nào. Người ta hay nói “Một đồng vốn, bốn đồng lời”, nghĩa là trong trường hợp này ROE = 4.

Đây là một chỉ số PT tài chính DN quan trọng, hơn nữa ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ lệ ROE sẽ càng cao càng tốt. Nó sẽ chứng tỏ rằng công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của công ty cần phân tích với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Rộng hơn có thể so sánh với các công ty quốc tế cùng ngành và tương đồng về các đặc điểm SXKD.

Cách xác định:

ROE = [lợi nhuận sau thuế/Earnings]/[vốn chủ sở hữu/ Equity]

Trong đó:

Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường [sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi]Vốn chủ sở hữu: còn gọi là Vốn cổ phần của cổ đông, hoặc giá trị tài sản ròng hữu hình [tại thời điểm đầu niên độ kế toán].

Để có được chỉ số ROE, NĐT có thể truy cập vào rất nhiều trang web tài chính và có thể tìm ra một cách dễ dàng mà không cần tự tính toán. Dưới đây là ROE của HPG tra cứu được trên trang web cafef.vn:

Khi nào cần đặc biệt chú ý đến ROE ?

a. Tương quan giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ lãi vay ngân hàng [R]:

ROE ROE > R : lợi nhuận thu được dư trả chí phí lãi vay, cũng phải xem xét thêm liệu ROE có tăng hay không.

b. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng ROE:Mua lại cổ phiếu quỹ, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ bị giảm đi, đồng thời giá trị sổ sách [Book Value] cũng giảm xuống do công ty đã mất một phần tiền để mua cổ phiếu. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tăng ROE. Như vậy, dù lợi nhuận doanh nghiệp không đổi, nhưng điều này vô tình bóp méo các chỉ số, “đánh lừa” NĐT hay dùng các chỉ số này để tìm kiếm cổ phiếu rẻ đang giao dịch dưới giá trị thực.Do vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ số phân tích tài chính DN là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản [ROA] và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ [ROE]. Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.

5. Hệ số nợ[DAR]

Ý nghĩa:

– Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.

– Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

– Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% [Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60].

Cách xác định:

Hệ số nợ = [Tổng nợ]/ [Tổng tài sản]

6. Tỷ số thanh toán nhanh [Quick ratio]

Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số phân tích tài chính DN này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.

Cách xác định:

Tỷ số thanh toán nhanh = [Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn]/[Nợ ngắn hạn]

7. Tỷ số thanh toán tiền mặt [Cash Ratio]

Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Cách xác định:

Tỷ số thanh toán tiền mặt = [Các khoản tiền và tương đương tiền]/[Nợ ngắn hạn]

8. Tỷ số khả năng trả nợ

Ý nghĩa:

– Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được.

– Đây là chỉ tiêu mà các NĐT vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho thấy thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt.

Cách xác định:

Tỷ số khả năng trả nợ = [GVHB + Khấu hao + EBIT]/ [Nợ gốc + Chi phí lãi vay]

Kết luận:

Đầu tư vào trái phiếu của một doanh nghiệp là khoản đầu tư trung và dài hạn. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi dẫn đến mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu cũng thay đổi. Để tránh được rủi ro đó trong tương lai trung và dài hạn, NĐT cần kiểm tra các chỉ số PT tài chính DN, phân tích kỹ những chỉ số tài chính trong quá khứ đến hiện tại để dự đoán tốt cho tương lai. Từ đó, sẽ tránh được tối đa những rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề