Cát linh là ai

Ông Nguyễn Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội [Hà Nội Metro] nhìn nhận, số lượng hành khách tăng trong thời gian qua có nhiều yếu tố. Trong đó nguyên nhân chính là tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động một thời gian và người dân nhận thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường, văn minh lịch sự…nên dần hình thành văn hóa Metro. Đến nay, những người đi tàu đã đi trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người khác.

Hành khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông đã tăng dần sau thời gian đưa vào vận hành và khai thác thương mại. 

Đặc biệt, hành khách sử dụng Metro làm phương tiện đi lại đã chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây và sau đó có thể tiếp chuyển loại hình xe buýt được kết nối rất tiện lợi ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Bên cạnh đó, các hoạt động đời sống, kinh doanh đã mở cửa trở lại và cách tiếp cận về phòng chống dịch COVID-19 đã linh hoạt, số lượng học sinh, sinh viên đi học trở lại; giá nhiên liệu tăng cũng là một trong các yếu tố khiến nhu cầu khách đi lại cao hơn.

“Tỷ lệ hành khách sử dụng vé tháng trên tuyến vào giờ cao điểm chiếm 70%. Tính chung cả ngày, khách đi vé tháng sắp đạt 50%. Công ty cũng dự báo lượng khách sẽ tiếp tục tăng và mục tiêu là tăng gấp đôi số lượng khách trên đi tàu sau khi học sinh, sinh viên ở các trường đi học trở lại hoàn toàn,” lãnh đạo Hà Nội Metro nhận định.

Hơn nữa, theo ông Trường, từ khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông tăng gấp 1,5 lần so với trước. Vào giờ cao điểm, lượng khách đi tàu bằng vé tháng tăng 50% so với trước.

Từ khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông giờ cao điểm đông đúc, nhộn nhịp hơn.

Bên cạnh đó, có thể do những ngày vừa qua, giá xăng liên tiếp tăng, nhiều người dân Hà Nội tạm cất phương tiện cá nhân, chọn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển để tiết kiệm chi phí.

Đã có sự điều chỉnh các tuyến buýt để kết nối tàu Cát Linh-Hà Đông

Đánh giá hiện nay việc kết nối với xe buýt ở các nhà ga tuyến Cát Linh-Hà Đông vô cùng thuận lợi, phía Hà Nội Metro thông tin thêm, hiện có 54 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, trong đó ga Cát Linh và Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt và các ga trung gian có từ 8-9 tuyến buýt. Metro Hà Nội cũng đã dán hệ thống tuyến xe buýt ở nhà ga để khi khách xuống sẽ biết đi các tuyến buýt kết nối.

“Mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định nên cần có hệ thống và một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh-Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề nhưng là sự khởi đầu tốt đẹp về giao thông công cộng. Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra giao thông đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam và hy vọng Hà Nội sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đưa vào hoạt động”, ông Trường cho biết.

Còn theo ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng [Sở GTVT Hà Nội], kể từ thời điểm tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác sử dụng, Sở GTVT đã xây dựng phương án kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Giá xăng liên tiếp tăng khiến nhiều người dân Hà Nội tạm cất phương tiện cá nhân, chọn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển để tiết kiệm chi phí.

Cụ thể, đã điều chỉnh 2/2 tuyến buýt nằm trong phương án tăng cường kết nối tại ga Cát Linh: Điều chỉnh điểm đầu cuối tuyến 90 [Kim Mã - Nội Bài] thành tuyến [Hào Nam - Nội Bài]; Điều chỉnh lộ trình tuyến 25 [Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát. Điều chỉnh 3 tuyến buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị 2A [các tuyến: Số 22A BX Gia Lâm - KĐT Trung Văn, số 38 Nam Thăng Long - Mai Động, số 49 Trần Khánh Dư - Nhổn]. Tại các nhà ga đều được bố trí các cặp điểm dừng xe buýt tiếp cận theo 2 chiều tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận.

Để đảm bảo theo hướng thuận tiện, phù hợp khi sinh viên, học sinh đi học trở lại, ông Phương cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh kết nối tăng cường, bố trí mở mới 1 tuyến xe buýt điện Hào Nam - OceanPark.

Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A [BX Giáp Bát - BX Yên Nghĩa] và nhánh tuyến 21B [KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - BX Mỹ Đình] thành một tuyến buýt ngang số 21 [KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ] kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại 02 ga [Thượng Đình, Vành đai 3].

Đồng thời, điều chỉnh tăng tần suất đối với các tuyến buýt hiện đang kết nối với ga Cát Linh: Tuyến số 90 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 99 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 50 từ 16 - 17 - 20 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 25 từ 12 - 20 - 25 phút/lượt lên 10 - 15 - 20 phút/lượt.

“Theo phương án được thành phố phê duyệt, chúng tôi đã xây dựng lộ trình mở mới các tuyến buýt kết nối theo các giai đoạn và sẽ bám sát thực tiễn, nhu cầu đi lại của hành khách để điều chỉnh dịch vụ cụ thể, theo hướng thuận tiện nhất cho hành khách”, ông Phương cho hay./.

  • Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chính thức bán vé chạy thương mại

- Thế là tàu Cát Linh - Hà Đông chạy rồi ông giáo ạ.

- Vâng. Miễn phí 15 ngày đầu. Cụ nên đi thử một phen.

- Tôi cứ lo lo…

- "Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại". Một tuyến đường chỉ có 13,5km, kém chu vi Hồ Tây mà khởi công từ 2011 đến 2021 mới xong, 10 năm đằng đẵng, chứng tỏ là làm kỹ lắm cụ ạ. Tính ra mỗi năm, đội ngũ kỹ sư công nhân khổng lồ dồn sức làm chỉ có 1.350m đường. Mỗi ngày làm được khoảng 3,6m, bằng cái cần câu carbon tiêu chuẩn, bằng xà ngang cầu môn bóng đá 7 người, bằng một đầu hồi nhà chuẩn phong thủy… Chả khác gì mỗi xăng ti mét vuông cầu bê tông đều khảm xà cừ như đồ mỹ nghệ.

- Với 10 năm qua, con tàu đi qua 5 đời thượng thư. Đây là một công trình có tính giáo dục cao. Đó là sự kiên nhẫn. Ngày xưa ngài Câu Tiễn bảo "quân tử phục thù 10 năm chưa muộn". Số năm xây dựng tuyến này dài hơn cả kháng chiến 9 năm. “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Công trình là biểu tượng của tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.

Từ nay có cái đơn vị tính 10 năm mới là Cát Linh - Hà Đông. “Tứ thập nhi bất hoặc”, tức là 4 cái Cát Linh - Hà Đông chả hoài nghi gì. “Ngũ thập tri thiên mệnh” là 5 cái Cát Linh - Hà Đông thì biết hết mệnh rồi. Giờ các vị đủ 60 năm cuộc đời có thể khoe tuổi của mình là tôi đã được 6 cái Cát Linh - Hà Đông. “Lục thập nhi nhĩ thuận”, tức là 60 rồi, nghe gì cũng gật gù chấp nhận. Chả thấy cái gì gọi là chướng tai gai mắt cả. Có gì lạ trong cái gầm trời này đâu. Thế mà năm nay tuổi tôi bằng 7 lần cái Cát Linh - Hà Đông rồi mà chưa thấy cái trường hợp nào lạ đến như thế này ông giáo ạ.

- Cụ nói phải. Xin trích lời ca "10 năm" của chàng RAPPER Đen Vâu. Cháu sửa tí chút, mong tác giả không giận:

"Một đời này ta sẽ có mấy lần Cát Linh - Hà Đông/ Ta đã từng đứng dưới cùng và đã từng việt vị/ Ta đã nhận những lời khen và cả lời miệt thị/ Và ta tin nó vẫn còn đó vẫn chưa hề triệt tiêu".

Khổ cái cụ ạ, thằng cu nhà cháu ngày ấy, từ khi 4 tuổi cứ nhìn cái công trường mới khởi công rồi bảo khi nào bố cho con đi tàu điện trên cao bố nhé. Nhà cháu phấn khởi hứa nhất định khi khởi công sẽ chiêu đãi một vòng. Xuân hạ thu đông rồi lại xuân, mỗi tuổi lớn lên nó lại hỏi bao giờ thì bố cho con đi tàu điện trên cao hả bố? Biết nói gì suốt 10 năm, dự án đã 10 lần trễ hẹn. Công trình hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều. Dù không phải lỗi của mình, tôi cũng liên đới thất hứa và thấy da mặt cũng liên đới dày lên. Sau 10 mùa bánh chưng, giờ nó đã học lớp 9 trung học cơ sở và cao hơn cả bố nó rồi. Tôi bảo kỳ này bố sẽ chiêu đãi con trong 15 ngày miễn phí nhé. Thằng nhóc mầm non ngày nào, giờ đã có ria mép lắc đầu bảo, thôi ạ. Con đã hết cảm hứng rồi bố ơi. Thế đấy. Giả sử đứa trẻ 8 tuổi đợi một cái Cát Linh - Hà Đông là đủ tuổi lấy vợ. Chỉ cần 2 cái Cát Linh - Hà Đông là đủ hình thành một thế hệ mới.

Dù sao cái gì ra đời muộn cũng phải có gì đó ưu điểm chứ. Thí dụ cái hệ thống tàu điện ngầm của New York ra đời từ hơn 100 năm trước, nhiều thứ cũng lôm côm rồi. Cách đây ít năm, cháu đi công tác bên ấy, có dịp đi tàu điện ngầm mà không tìm nổi đường do trên toa không có sơ đồ chỉ dẫn điện tử, đành phải dùng cách từ thuở hồng hoang là hỏi đường anh chàng vô gia cư sau khi cho anh ấy 1 đô la. Nghe nói, New York đã nâng cấp nhưng không rõ đã ngon lành chưa. So với họ, tàu điện của ta tốt chán. Có đầy đủ sơ đồ trên nhấp nháy toa. Mà tiến chậm, tiến chắc cũng có sao đâu. Ngày xưa, học sinh đúp lớp 1 vài năm thì kiến thức cơ bản nắm rất vững. Mình cũng có những kỷ lục  về nhẫn nại mà toàn thế giới chưa nơi nào có được. Hệ thống đường bê tông cong mềm mại cũng gợi nhiều cảm hứng cho các nghệ sĩ. Đã có đề xuất tàu chưa chạy thì biến nó thành phố đi bộ trên cao, vườn hoa trên cao…

- Có một vị sếp còn pha trò nói là chậm tiến độ thì dân mình lại có chỗ trú mưa trú nắng ông giáo ạ.

- Vâng thưa cụ. Nhà nhà, người người đòi sống chậm nhưng cái dự án đường sắt trên cao sống chậm thì lại không ai chịu. Thôi thì nó chạy được là dẹp bỏ khá nhiều phương tiện cá nhân. Tôi sẽ chở cụ ra ga đi một chuyến. Nhưng mà đến ga biết gửi xe máy ở đâu nhỉ? Thôi kệ. "Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại". Đời là mấy tí. Sửa ca từ của Đen Vâu được không?

"Nhìn lại buồn vui tháng năm/ Một đời này ta sẽ có mấy lần Cát Linh - Hà Đông".

  • Tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Đìu hiu ngày đầu bán vé!

Lê Tâm

Video liên quan

Chủ Đề