Tại sao nhiệt độ ở thái dương cao hơn trán

Từ khi dịch Covid 19 xuất hiện, rất nhiều bệnh viện, chung cư, trường học, building, siêu thị… đã lập các tổ sàng lọc phía bên ngoài nhằm mục đích sàng lọc những người có triệu chứng, có nguy cơ cao. Ngoài việc hỏi và khai báo các thông tin như: yếu tố dịch tễ; các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở… thì việc đo nhiệt độ kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên.

Việc kiểm tra nhiệt độ xem một người có bị sốt hay không rất quan trọng nhưng đáng tiếc cách mà chúng ta làm hiện nay lại ít hiệu quả. Dùng nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể ở trán, thái dương có lợi điểm là nhanh, tiện; không tiếp xúc trực tiếp nên đảm bảo vệ sinh nhưng lại không chính xác.

Một người được coi là sốt khi nhiệt độ đo ở trực tràng trên 38oC, nhiệt độ đo ở miệng trên 37.8oC và nhiệt độ đo ở nách trên 37.2oC. Tuy đo nhiệt độ ở trực tràng và miệng là chính xác nhất, nhưng không tiện nên kể cả trong bệnh viện cũng ít khi thực hiện mà đa số sẽ đo ở nách.

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng tỏ việc đo nhiệt độ ở trán có hiệu quả và chính xác. Một nghiên cứu công bố vào năm 2005 kết luận, nhiệt độ bình thường khi đo ở trán dao động rất nhiều, từ 31oC – 35.6oC. Nghiên cứu đó cũng chỉ kết luận, nếu nhiệt độ đo ở trán trên 35.6oC thì có thể gợi ý người đó bị sốt mà thôi.

Đã có rất nhiều các trường hợp, bệnh nhân bị sốt cao nhưng khi đo ở trán, nhiệt độ vẫn hiển thị bình thường. Do nhiệt độ ở trán chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ môi trường, ánh nắng, mồ hôi, độ ẩm, khoảng cách từ nhiệt kế đến da… Bản thân mình cũng đã hiều lần tự kiểm tra, nhiệt độ hiển thị mỗi lần rất khác nhau. Việc đo nhiệt độ bằng nhiệt kế hồng ngoại [đo trán] vừa không chính xác, vừa không ổn định.


Đo nhiệt độ ở tai chính xác và ổn định tương đương khi đo ở nách Có một cách khác chính xác hơn, đó là đo nhiệt độ ở trong tai. Nhiều nghiên cứu đã kết luận, đùng nhiệt kế điện tử đo ở tai chính xác và ổn định tương đương đo nhiệt độ ở nách. Đo nhiệt độ ở tai cũng có ưu điểm nhanh, chính xác, tiện nhưng tốn kém hơn do phải thay màng bọc bên ngoài.

Bạn ở nhà dùng nhiệt kế loại nào? Mình dùng nhiệt kế thủy ngân kẹp nách, có điều cần lưu ý khi bảo quản và sử dụng vì dễ vỡ. Khi đo nhiệt độ cho trẻ con mình thường dùng loại điện tử đo tai.

Tham khảo ncbi, mayoclinic, healthline

Khi bị sốt, mọi người thường dùng phương pháp đo nhiệt độ ở trán. Nhưng liệu đo nhiệt độ ở trán có chính xác hay không và nên đo nhiệt độ ở đâu là chính xác? Sau đây, GiupViecTot.vn giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác không?

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác hay không còn tùy thuộc vào nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế.  Sẽ có sự chênh lệch giữa các loại nhiệt kế khác nhau và giữa các vị trí đo nhiệt độ.

Nghiên cứu y tế đã không xác định được mối tương quan chính xác giữa các phép đo nhiệt độ miệng, trực tràng, tai, nách và trán. Nói chung, mối tương quan của các kết quả nhiệt độ như sau:

  • Nhiệt độ miệng bình thường trung bình là 98,6 ° F [37 ° C] .
  • Nhiệt độ trực tràng [hậu môn] cao hơn nhiệt độ miệng từ 0,5 ° F [0,3 ° C] đến 1 ° F [0,6 ° C] .
  • Nhiệt độ tai [màng nhĩ] cao hơn nhiệt độ miệng từ 0,5 ° F [0,3 ° C] đến 1 ° F [0,6 ° C] .
  • Nhiệt độ ở nách thường thấp hơn nhiệt độ ở miệng từ 0,5 ° F [0,3 ° C] đến 1 ° F [0,6 ° C] .
  • Máy quét trán [thái dương] thường thấp hơn nhiệt độ miệng từ 0,5 ° F [0,3 ° C] đến 1 ° F [0,6 ° C] .

Các công cụ để đo nhiệt độ

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế tốn ít thời gian đo nhất, chỉ khoảng 3 giây. Loại nhiệt kế này thường được dùng để đo nhiệt độ ở tai và trán.

Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở tai có thể sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, không khiến trẻ quấy khóc vì không gây cảm giác khó chịu. Loại nhiệt kế hồng ngoại này không được khuyến cáo dùng ở trẻ sơ sinh và kết quả đo được bị ảnh hưởng khi có ráy tai. Khi đo chỉ cần đưa đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai và ấn nút đo, kết quả sẽ hiển thị sau vài giây.

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác khi dùng nhiệt kế hồng ngoại hay được đặt nhiệt kế hồng ngoại ở vị trí tương đương động mạch thái dương. Đưa nhiệt kế tiếp xúc với vùng giữa của trán và rà nhiệt kế ra ngoài về phía vùng thái dương để tìm đỉnh nhiệt độ cao nhất. Thời gian đo rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng vài giây và cho nhiệt độ chính xác tương đương với nhiệt kế điện tử đo tại hậu môn.

Nhiệt kế điện tử

Các loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy theo vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, nách, hậu môn hay tai mà các loại nhiệt kế điện tử được thiết kế với các hình dạng khác nhau. Đo nhiệt độ ở trán có chính xác chênh lệch lớn so với đo nhiệt độ ở nách và trực tràng.

Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là hậu môn chính là vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thay vì nách như nhiều người lầm tưởng. Các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau.

 Ngược lại, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho trẻ lớn và người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. 

Nhiệt kế thuỷ ngân

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế lâu đời nhất và còn là loại được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở y tế nước ta. Vị trí đo nhiệt độ được chọn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách, cho kết quả gần đúng với nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách.

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác ít hơn khi đo nhiệt kế thuỷ ngân ở nách.

Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo. Thân nhiệt chính xác của cơ thể có được bằng cách cộng thêm 0,5 độ C vào kết quả đo được.

Nhiệt kế thủy ngân cũng có thể được dùng để đo nhiệt độ ở hậu môn. Trước khi đo cần bôi trơn đầu nhiệt kế, sau đó đẩy trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn, khoảng 2 – 3 cm, đọc kết quả sau khoảng 3 phút.

Những lưu ý khi dùng nhiệt kế

Với nhiệt kế thuỷ ngân

Một tai nạn thường gặp khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là vỡ nhiệt kế. Thủy ngân bên trong được giải phóng ra bên ngoài, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Xử trí và dọn dẹp thủy ngân vương vãi là một kỹ năng cần có cho những người sử dụng nhiệt kế thủy ngân. 

Một vài lưu ý cần nhớ khi xử trí vỡ nhiệt kế như sau:

  • Cởi bỏ quần áo vấy bẩn, và rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Tắt quạt và điều hòa để giảm lượng thủy ngân bay hơi
  • Đeo găng tay khi thu gom các hạt thủy ngân, tuyệt đối không dùng tay không
  • Sử dụng bông ướt để gạt các hạt thủy ngân vào một lọ thủy tinh có nắp đậy kín
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

Với nhiệt kế điện tử

Lựa chọn đúng loại nhiệt kế điện tử: Tùy thuộc vào cấu tạo, ứng dụng mà thiết bị này chia thành loại đo tiếp xúc và không tiếp xúc, bạn cần căn cứ vào đối tượng, hoàn cảnh đo để có thể mua được loại nhiệt kế thích hợp.

Thao tác đo đúng theo trình tự: Việc đo được thực hiện đơn giản, tuy nhiên bạn cần tuân thủ các bước tiến hành để có kết quả được đảm bảo nhất. Tham khảo thêm hướng dẫn dẫn đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế điện tử giúp cho việc vận hành được thuận tiện.

Vệ sinh và bảo quản nhiệt kế điện tử đúng cách: Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần thực hiện vệ sinh đúng cách để giúp tăng chất lượng cũng như tuổi thọ của thiết bị. Bạn nên làm sạch cảm biến bằng bông hoặc vải sạch, các bộ phận khác như màn hình cũng cần làm sạch tương tự. 

Với việc bảo quản, bạn nên để thiết bị trong tủ kính hoặc tủ bảo quản, gói sản phẩm với nilon để đảm bảo không có bụi hoặc ẩm mốc làm ảnh hưởng tới máy. Thực hiện tháo pin để hạn chế pin có thể bị chảy dẫn đến làm hỏng nhiệt kế.

Với nhiệt kế hồng ngoại

Cần đảm bảo nguồn năng lượng giúp máy hoạt động tốt nhất, cần kiểm tra vào lúc chuẩn bị sử dụng để chủ động thay thế hoặc bổ sung nguồn pin cần thiết. 

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác còn phụ thuộc vào việc vệ sinh đầu cảm biến. Vệ sinh sạch đầu cảm biến và bộ phận [tai, trán] để đảm bảo phép đo được chuẩn xác nhất.

Máy cho phép đo nhiệt độ đối tượng bằng phương thức không tiếp xúc, tuy nhiên, độ chính xác lại phụ thuộc vào khoảng cách đo. Chính vì lẽ đó, nên đặt nhiệt kế điện tử cách trán từ 1 – 3cm để máy đọc và đưa ra kết quả nhiệt độ dễ dàng, đảm bảo gần đúng nhất với mức nhiệt của cơ thể.

Bảng so sánh nhiệt độ

So sánh nhiệt độ ở độ F 

Nách / Trán [°F] Bằng miệng [°F] Trực tràng / Tai [°F]
98,4–99,3 99,5–99,9 100,4–101
99,4–101,1 100–101,5 101,1–102,4
101,2–102 101,6–102,4 102,5–103,5
102,1–103,1 102,5–103,5 103,6–104,6
103,2–104 103,6–104,6 104,7–105,6

So sánh nhiệt độ ở độ C

Nách/ trán [°C]

Miệng [°C]

Trực tràng/tai [°C]

36,9–37,4 37,5–37,7 38–38,3
37,5–38,4 37,8–38,5 38,4–39,1
38,5–38,9 38,6–39,1 39,2–39,7
39–39,5 39,2–39,7 39,8–40,3
39,6–40 39,8–40,3

40,4–40,9

Bài viết tham khảo

Nhân viên healthwise,Bệnh viện nhi CS Mott [2020]: Fever Temparatures: Accuracy and Comparision. //www.mottchildren.org/health-library/Fever temparatures: Accuracy and Comparison  . Truy cập ngày 29/05/2021

Đo nhiệt độ ở trán có chính xác phụ thuộc vào từng loại nhiệt kế và đúng phương pháp sử dụng nhiệt kế. GiupViecTot.vn khuyên các bạn nên tìm hiểu kỹ về nhiệt kế và nơi mua nhiệt kế uy tín. 

🌎 Kết nối với GiupViecTot.vn

👉Website: //giupviectot.vn/

👉Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

👉Hotline: 0397 898 670

👉Email:

👉Facebook: //www.facebook.com/giupviectothanoi/

👉Twitter: //twitter.com/giupviectotvn

👉Youtube: //www.youtube.com/channel/UC4DQgLULiU3Zot_50fMFjhQ?view_as=subscriber

Video liên quan

Chủ Đề