Gương xe máy như thế nào là đúng quy định

Mục lục bài viết

  • 1. Xe máy lắp gương không đúng?
  • 2. Đi xe máy có cần lắp gương chiếu hậu ?
  • 3. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt ?
  • 4. Xe máy chở ba?
  • 5. Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền ?

1. Xe máy lắp gương không đúng?

Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: tôi muốn hỏi là hiện nay khi lưu thông trên đường mà lắp gương không đúng theo gương xe thì có bị phạt không?

Nếu lắp gương bên trái [gương kiểu] mà không phải gương theo xe mà vẫn đủ tầm nhìn phía sau thì có bị thổi phạt không. Vì hiện nay cảnh sát giao thông rất hay thổi phạt về vấn đề này. Đôi khi gương mình lắp bên trái vẫn đủ tầm nhìn phía sau mà họ vẫn phạt vì tự thay đổi thiết kế [ở đây là lắp gương không đúng gương xe]?

Người gửi: Nguyễn Huy

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển” là một trong những điều kiện được phép tham gia giao thông của xe cơ giới [xe ôtô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy].

Điểm a khoản 2 Điều 17, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;



Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những hành vi sau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

- Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

- Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.

Như vậy, theo các quy định trên, việc sử dụng gương chiếu hậu không đúng kiểu, loại của xe không phải là lỗi vi phạm quy định tự ý thay đổi kết cấu của xe.

Hành vi này chỉ coi là vi phạm khi sử dụng gương chiếu hậu không có tác dụng, hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

2. Đi xe máy có cần lắp gương chiếu hậu ?

Chào Luật sư! Tôi ở Hà Nội, tôi thường xuyên đi xe máy ở nội thành Hà Nội, tôi thấy rất nhiều người đi xe máy không có gương chiếu hậu, tôi hỏi thì họ bảo Hà Nội thì cần gì gương. Vậy luật sư cho tôi hỏi đi xe máy ở nội đô Hà Nội có cần lắp gương không?

Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [xe máy] thì phải đảm bảo điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. Nếu không đủ điều kiện tham gia sẽ bị dừng xe và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, không đủ điều kiện tham gia giao thông nhưng vẫn tham gia mà gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương ướng với hành vi vi phạm.

Căn cứ theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

Như vậy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong đó phải có đủ gương chiếu hậu.

Trong trường hợp xe máy không có gương chiếu hậu hoặc có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng thì sẽ bị xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [xe máy] không có gương chiếu hậu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt là bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, mức trung bình là 150.000 đồng đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, việc điều khiển xe ở nội đô Hà Nội hay trên tất cả các nẻo đường, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [xe máy] phải có đủ gương chiếu hậu hoặc ít nhất phải có gương chiếu hậu bên trái còn sử dụng được. Còn đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bắt buộc phải có đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định. Nếu điều khiển xe ô tô [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô không có gương chiếu hậu

3. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt ?

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp: Trong trường hợp cảnh sát giao thông xử lý vi phạm về nồng độ cồn tối đa trong máu khi đi xe máy.

Trong trường hợp này nếu tôi có để một số giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc trong cốp xe, yên xe thì tôi có quyền yêu cầu được lấy các thứ đồ vật đó ra khỏi xe không? Sẽ xử lý trường hợp đó như thế nào, theo điều nào, luật nào cụ thể?

Tên khách hàng: Nguyễn Văn Tài

>> Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6162

Trả lời:

Quy định tại điểm e, khoản 6, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, nếu vi phạm vào quy định tại điều khoản này thì bạn sẽ chịu hình thức xử lý vi phạm hành chính bằng tiền, mà không phải tịch thu xe, giấy tờ xe. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu để được lấy các giấy tờ trong cốp xe, đây là quyền sở hữu đối với tài sản được pháp luật công nhận tại Điều 158, Điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

4. Xe máy chở ba?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn. Bạn em có mượn chiếc xe máy của ba đi chơi và bị công an xử phạt và tạm giam xe. Bạn tôi không có bằng lái, và lúc đó bạn tôi có chút hơi men trong người, do xe mua lại của người khác nên giấy tờ chưa sang tên vậy Luật sư cho tôi hỏi mức xử phạt hành chính của bạn tôi là bao nhiêu?

Xin cảm ơn!

Người gửi: Ly.

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Về giấy phép lái xe:

Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Như vậy, mức xử phạt trong trường hợp của bạn sẽ từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

2. Về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông:

Trong trường hợp này bạn cần cần xác định rõ nồng độ cồn trong máu đối với người điểu khiển xe để xác định mức xử phạt, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

5. Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Xe tôi vượt đèn đỏ? Xin hỏi luật sư theo quy định thì tôi phải nộp phạt bao nhiêu? Cảm ơn luật sư.

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật giao thông, gọi:1900.6162

Trả lời:

Mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể phải chịu phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

>> Bài viết tham khảo thêm: Quy trình xử lý khi xảy ra tai nạn Giao thông đường bộ ?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề