Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành
Phóng to
Ảnh: examiner.com

Các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn về lý do đó. Một câu trả lời kém có thể khiến bạn đánh mất cơ hội nhận được công việc. Và ngược lại, câu trả lời hay có thể giúp bạn thành công.

Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại là một câu hỏi khó đối với nhiều ứng viên. Tất nhiên bạn có những lý do riêng cho việc rời bỏ công việc. Vấn đề là chia sẻ những lý do này có thể mang đến cho những nhà tuyển dụng những ấn tượng không tốt về bạn.

Bạn có thể lòng vòng giải thích. Người phỏng vấn sẽ nhận biết được điều đó và cố hỏi bạn cho đến cùng, tự hỏi điều bạn muốn che giấu là gì và dần dần sẽ mất hứng với bạn. Nói chung, bạn vừa phải rất chân thật, vừa khéo léo để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn làm được điều đó.

Dành lời khen ngợi cho công ty hiện tại

Trước khi bắt đầu, bạn nên khen khợi công ty hiện tại để cho thấy bạn là người lạc quan, tích cực. Hãy thử nói như sau: “Công ty hiện tại đã cho tôi những cơ hội tuyệt vời và tôi cảm thấy rất tiếc phải rời đi. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy rất háo hức với tương lai, với những cơ hội mới”.

Chú ý không nên quá tâng bốc. Bạn chỉ cho nhà tuyển dụng thấy bạn lạc quan vào tương lai. Họ chắc chắn sẽ thích điều này vì nó cho thấy sự trung thành và sự tôn trọng của bạn cho công ty hiện tại dù họ biết bạn không hài lòng với công việc ở đó. Họ nhận thấy rằng bạn là người “rất được”, gạt bỏ những vấn đề cảm xúc và bảo vệ hình ảnh của công ty ngay cả khi mọi thứ không được như bạn muốn.

Mặt khác, người phỏng vấn không thích nghe những lời nói xấu của bạn về công ty hiện tại. Họ nghĩ nếu bạn nói xấu công ty hiện tại, bạn cũng có thể nói xấu công ty của họ trong tương lai.

Tránh thảo luận về vấn đề con người

Khảo sát cho thấy lý do lớn nhất khiến mọi người rời bỏ công việc là vì một người khác. Nhà tuyển dụng biết như vậy nhưng họ không muốn nghe về nó. Mọi cuộc thảo luận đến những vấn đề khó khăn với con người sẽ khiến họ phân vân về vai trò của bạn và thấy bạn đang trong vùng “nguy hiểm”. Thay vào đó, hãy nói về những thứ khác liên quan đến công việc.

Tương tự khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn không thích điều gì ở công việc hiện tại?”. Một câu trả lời tốt liên quan đến những thứ như chính sách không cập nhật, công nghệ lạc hậu… Câu trả lời tốt nhất là tập trung vào những việc bạn đã làm để cải thiện tình hình.

Tập trung vào những thứ bạn đang muốn hướng tới

Hãy nhớ rằng quá khứ là những dòng tin đã cũ. Tương lai chính là lý do bạn đang ngồi phỏng vấn ở đây. Bạn nên giữ cho cuộc thảo luận tập trung vào sự thật là bạn đang hướng tới thứ mới mẻ hơn, thú vị hơn, chứ không phải chạy trốn khỏi công việc hiện tại. Điều này đòi hỏi một sự tinh tế trong ngôn ngữ nhưng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.

Ví dụ, thay vì nói “Cơ hội phát triển tại công ty hiện tại rất hạn chế”, bạn nên nói “Các cơ hội phát triển ở đây dường như không giới hạn”.

Luôn cải thiện bản thân

Các nhà tuyển dụng hứng thú với những ứng viên luôn biết cách học hỏi và hoàn thiện bản thân. Điều đó cho họ thấy bạn có nội lực, với một sự hỗ trợ đúng cách, bạn sẽ là một nhân viên tiềm năng lớn mạnh cùng công ty.

“Nhảy việc” vì mong muốn tìm kiếm cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới, phát triển, thử thách và hoàn thiện bản thân luôn là một lý do hay.

Chắc chắn bạn sẽ nhận được câu hỏi này ở bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Hãy chuẩn bị những câu trả lời và thực hành với bạn bè và người thân, bạn sẽ vượt qua câu hỏi này một cách rõ ràng.

VŨ HUYỀN (Theo Usnews)

Khi đi phỏng vấn, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi đau đầu và hóc búa. Một trong số đó chính là “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”. Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng quyết định cái nhìn của nhà tuyển dụng đối với bạn. 

Nếu bạn cũng đang phân vân không biết trả lời ra sao khi gặp câu hỏi này, thì hãy tìm hiểu ngay đáp án cùng Glints trong bài viết bên dưới. 

Mục đích câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên bạn cần phải biết được tại sao nhà tuyển dụng lại đặt ra nó. Mục đích của loại câu hỏi dò xét như tại sao bạn phù hợp với vị trí này hay vì sao bạn lại chọn công ty chúng tôi chỉ gồm 3 vấn đề chính. 

Trước hết, họ muốn biết được liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không. Do đó, trước khi ứng tuyển, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về công việc cũng như vị trí mà mình sắp đảm nhiệm. 

Nếu cảm thấy thật sự phù hợp và bản thân có hứng thú thì hãy ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có quyết tâm hơn và dễ dàng trải qua các cuộc phỏng vấn. 

Độ phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bởi nó sẽ quyết định tinh thần và sự nhiệt huyết trong công việc của bạn, cũng như mức độ gắn bó lâu dài với công ty. 

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ ưa chuộng hơn một ứng viên có tìm hiểu về công việc, hiểu biết về vị trí của mình và xác định bản thân thật sự yêu thích nó. 

Thứ hai, câu hỏi này còn muốn cân nhắc xem liệu bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn này hay chưa. 

Những câu hỏi như “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn, và để trả lời một cách tự tin, trôi chảy thì cần phải có sự chuẩn bị từ trước. Hãy lên những ý mình muốn nói và nghĩ đến các tình huống có thể xảy ra. 

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành
Mục đích của câu hỏi tại sao bạn ứng tuyển vị trí này 

Thứ ba, câu hỏi tại sao bạn phù hợp với vị trí này còn muốn biết mục tiêu và định hướng sắp tới của bạn, và cân nhắc xem liệu nó có thật sự phù hợp với chiến lược phát triển sắp tới của công ty hay không. 

Nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn một ứng viên có thể gắn bó trong thời gian dài với công ty, thay vì những người có mục tiêu ngắn hạn.  

4 điều cần thể hiện khi trả lời “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Vậy, để đáp ứng được những mục tiêu phía trên, bạn cần thể hiện điều gì khi trả lời câu hỏi này? Dưới đây là 4 điều mà các nhà tuyển dụng thường hướng đến: 

Nêu rõ mục tiêu, định hướng của bạn

Mục tiêu và định hướng trong tương lai chính là 2 yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm bậc nhất. 

Vì điều này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất làm việc cũng như thời gian mà bạn có thể đồng hành cùng công ty. Các ứng viên có định hướng giống với chiến lược phát triển trong tương lai sẽ là những đối tượng được cân nhắc. 

Bên cạnh đó, việc nắm bắt được mục tiêu và định hướng công việc cũng sẽ giúp công ty xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bố công việc cho bạn phù hợp hơn. Do đó, hãy thể hiện thật rõ ràng mục tiêu của bản thân khi trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”.

Nêu ra sự liên kết giữa đam mê, sở thích và vị trí ứng tuyển

Một ứng viên được yêu thích sẽ là người có đam mê với công việc, cũng như có những ưu điểm phù hợp với vị trí ứng tuyển. 

Vì vậy, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sở thích của bạn trùng hợp với công việc như thế nào, và bạn có những thế mạnh ra sao để làm việc được năng suất. 

Ví dụ, khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên của phòng Content, hãy nói rằng thế mạnh của mình là ở mảng sáng tạo, và bản thân cũng rất hay nảy ra những ý tưởng mới. 

Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng, vì những ưu điểm trên là vô cùng cần thiết đối với công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Làm nổi bật sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc

Sự nhiệt huyết luôn là một trong những yếu tố quan trọng của một tân binh. Do đó, hãy thể hiện điều này khi trả lời phỏng vấn. 

Đối với nhà tuyển dụng, chắc chắn họ sẽ ưng ý một ứng viên có sự nhiệt huyết, sẵn sàng đặt việc chung lên đầu hơn là người chỉ quan tâm đến lương bổng. ĐIều này còn quan trọng hơn khi bạn đi thử sức ở các vị trí thực tập sinh hay học việc. 

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt huyết của bạn 

Đọc thêm: Tư Thế Ngồi Khi Phỏng Vấn Chuẩn Giúp “Ghi Điểm” Với Nhà Tuyển Dụng

Thể hiện vị trí này giúp bạn tiến bộ như thế nào

Mối quan hệ giữa nhân viên và công ty có tính chất hai chiều. Do đó, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến những đóng góp mà bạn có thể làm cho công ty, mà còn phải cân nhắc xem liệu công ty có thể giúp gì cho bạn trong quá trình làm việc hay không. 

Ví dụ, bạn đang thử sức ở vị trí thực tập sinh của chuyên ngành Marketing, liệu sau khi hoàn thành xong thời gian thực tập, bạn có thêm được kinh nghiệm hay kỹ năng gì hay không? 

Chỉ khi cả hai bên đều giúp nhau cùng phát triển, thì ứng viên mới thật sự nhiệt huyết. Bởi họ cảm thấy bản thân đang được đặt trong một mối quan hệ cả hai cùng phát triển, chứ không phải chỉ đóng góp cho công ty mà không nhận lại được gì. 

Mẫu câu trả lời “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết trả lời câu hỏi này như thế nào, thì hãy để Glints cung cấp cho bạn một số mẫu câu trả lời thật ấn tượng nhé: 

Vị trí Content

  • “Tôi ứng tuyển vị trí này bởi cảm thấy nó thật sự phù hợp với sở thích viết lách của tôi. Bên cạnh đó, tôi còn có thói quen đọc sách hàng ngày. Việc dành ra khoảng 5 tiếng để đọc sách mỗi ngày giúp tôi tích lũy được nhiều vốn từ hơn, cũng như biết cách áp dụng vào công việc như thế nào cho hợp lý. Tôi tin chắc rằng với những kỹ năng mình có được, tôi thật sự phù hợp với vị trí nhân viên Content”.
  • “Bản thân tôi là một người có thế mạnh về sáng tạo ý tưởng. Tôi có trí tưởng tượng khá phong phú và thường xuyên nghĩ ra nhiều ý tưởng hay ho. Trải qua một số công việc, tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng nội dung và quảng bá sản phẩm. Do đó, tôi nghĩ bản thân phù hợp với vị trí này”.

Vị trí Nhân sự

  • “Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối của chuyên ngành quản trị nhân sự. Do đó, việc tìm cho mình một công việc đúng chuyên ngành là vô cùng cần thiết”. 
  • “Bản thân tôi cũng đã từng có kinh nghiệm làm thực tập sinh ở mảng này cho một số doanh nghiệp, do đó tôi nghĩ rằng mình thực sự phù hợp với vị trí này”. 
  • “Hơn thế, công ty mình là một doanh nghiệp nổi tiếng với bề dày không chỉ trong sự phát triển mà còn trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nhân viên mới. Vì vậy, tôi hy vọng bản thân có thể phát triển tốt và hoàn thiện bản thân hơn ở môi trường này”.
  • “Với kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của mình, tôi cũng rất mong mình sẽ có thể đóng góp được phần nào để công ty ngày càng phát triển”. 

Đọc thêm: Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Hành Chính Nhân Sự Và Cách Trả Lời

Vị trí IT

  • “Lý do đầu tiên khiến tôi quyết định ứng tuyển vào vị trí này là bởi tôi có niềm đam mê lớn với công nghệ. Từ nhỏ, tôi đã có sở thích mày mò và tìm hiểu những điều mới lạ ở các thiết bị công nghệ như điện thoại hay máy tính. Tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm ở mảng IT này qua một số công việc cá nhân”. 
  • “Vì thế, với kinh nghiệm và đam mê của mình, tôi nghĩ rằng mình có thể đóng góp cho công ty với vị trí là một nhân viên IT”.

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành
Cách trả lời khi ứng tuyển vị trí nhân viên IT 

  • “Tôi nghĩ IT không chỉ là một kỹ năng, nó còn là một niềm đam mê lớn. Bản thân tôi nghĩ rằng mình có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu này, do đó tôi lựa chọn trở thành một nhân viên IT. Đến với công ty mình, tôi mong rằng mình vừa có thể học hỏi để trau dồi thêm bản thân, vừa có thể đóng góp để cùng đồng hành và phát triển”. 
  • “Bản thân tôi nhận thấy kế toán là vị trí yêu cầu không chỉ kinh nghiệm mà còn là kiến thức nền tảng. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán của Đại học X, do đó tôi nghĩ rằng bản thân có thể phù hợp với vị trí này của công ty”. 
  • “Trong 1 năm qua, tôi cũng đã tự rèn luyện bản thân bằng cách tham gia vào những khóa thực tập của nhiều công ty lớn nhỏ”. 
  • “Hy vọng với kinh nghiệm của mình, có thể đồng hành để giúp công ty ngày càng phát triển”. 

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành
Cách trả lời khi ứng tuyển vị trí kế toán 

Trên đây là một số cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích, để bạn có thể tự tin hơn trong những lần phỏng vấn sắp tới.

Đọc thêm: Top Những Việc Cần Làm Sau Khi Phỏng Vấn Với Nhà Tuyển Dụng 

Tác Giả

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành

Vì sao bạn lại muốn thay đổi chuyên ngành