Ví dụ về phương pháp quan sát cho trẻ mầm non

Các mẹ đọc kỹ, được thêm kinh nghiệm nhé!


Quan sát nói chung và quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên nói riêng là một hoạt động đòi hỏi sự tập trung chú ý cao độ, nỗ lực bền bỉ của ý chí, hoạt động tích cực của giác quan và sự điều khiển của tư duy ngôn ngữ. Đây là một quá trình rất tích cực song thường rất căng thẳng.


Nghiên cứu của X.N. Nhikolaeva đã chỉ ra rằng: Trong khi quan sát trẻ em


Thường chú ý đến các dấu hiệu rõ nét của sự vật, hiện tượng mà ít để ý đến những chi tiết khác của đối tượng, đôi khi chính những chi tiết đó lại là nét đặc trưng, độc đáo phản ánh mối quan hệ của chúng. Một số trẻ khác lại không gọi được những sự vật hiện tượng mà mình nhìn thấy. Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi các quá trình nhận thức đã trở nên có chủ định hơn, tư duy và ngôn ngữ cũng đã đạt tới trình độ phát triển tương đối cao, song kinh nghiệm quan sát vẫn còn hạn chế. Phần lớn trẻ chưa biết cách lựa chọn trình tự và cách thức quan sát phù hợp. Ví vậy, thời gian để phân biệt đối tượng quan sát chưa nhanh, các đối tượng đặc trưng của đối tượng chưa được trẻ gọi tên một cách đầy đủ và chính xác. Để cho qú trình quan sát thiên nhiên trở nên hiệu quả và có thể phát triển năng lực quan sát cho trẻ thì không phải chỉ là giới thiệu các đối tượng, hiện tượng mà phải hướng dẫn quá trình đó bằng lời nói và đặc biệt là hệ thống câu hỏi của giáo viên.


Hệ thống câu hỏi sử dụng trong quá trình quan sát thiên nhiên có tác dụng dẫn dắt sự tập trung chú ý của trẻ vào các đặc điểm, các dấu hiệu đặc trưng, giúp trẻ nhận biết đối tượng một cách toàn diện và chính xác. Các câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên trong quá trình quan sát không chỉ kích thích duy trì hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ mà còn tích cực hóa hoạt động của các giác quan và các thao tác tư duy cho trẻ. Bằng cách sử dụng các câu hỏi giáo viên khuyến khích trẻ không chỉ dùng mắt nhìn mà còn dùng tai để nghe, tay để sờ, nắn, đo đếm, mũi để ngửi, lưỡi để nếm kết quả của việc sử dụng các giác quan một cách tích cực trong quá trình quan sát, một mặt giúp cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn, mặt khác làm cho biểu tượng của trẻ trở nên nhanh nhạy và chính xác. Trong quá trình quan sát câu hỏi của giáo viên kích thích trẻ so sánh và phán đoán suy luận, phân nhóm các đối tượng có cùng một dấu hiệu nhờ đó tư duy của trẻ phát triển hơn, các biểu tượng của trẻ trở nên khái quát hơn. Câu hỏi rõ ràng mạch lạc của giáo viên tạo cho trẻ khả năng nghe và hiểu người khác nói. Cách diễn đạt của giáo viên chính là phương tiện quan trọng để dạy trẻ nói cho người khác hiểu ý kiến nhận xét, quan điểm của mình, đồng thời dạy trẻ cách đặt câu hỏi cho người khác. Như vậy có thể thấy câu hỏi của giáo viên có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc hình thành biểu tượng cụ thể và biểu tượng khái quát mà còn tích cực hóa tri giác, tư duy ngôn ngữ của trẻ, nói cách khác là phát triển năng lực quan sát.


Trong quá trình quan sát thiên nhiên ở trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi với những mục đích khác nhau:


1.Câu hỏi hướng dẫn trẻ lựa chọn trình tự cách thức quan sát:


Đối với mọi đối tượng, trình tự quan sát chung thường đi từ tổng thể đến chi tiết, rồi sau đó lập thiết lập mối quan hệ giữa các chi tiết đó. Trình tự quan sát tối ưu, Tránh để sót chi tiết thường được lựa chọn phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể từ ngòai vào trong đối với rau, quả, từ đầu đến đuôi chân đối với động vật: từ trái qua phải và từ trên xuống dưới đối với quan sát điểm khác nhau của 2 bức tranhTrình tự quan sát đối với mỗi đối tượng cần được thể hiện trong hệ thống câu hỏi của giáo viên khi hướng dẫn trẻ quan sát. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý cho trẻ về trình tự quan sát. Ví dụ: Theo các con, chúng mình bắt đầu quan sát từ chỗ nào?


Cách thức quan sát chính là sử dụng các giác quan để khảo sát đối tượng như nhìn, sờ, nắn, nghe, nếm, ngửi, đo Cách thức quan sát phải phù hợp với nhiệm vụ quan sát. Ví dụ: Quan sát con cá để hình thành biểu tượng thì trẻ cần phải nhìn, sờ, ngửi. Giáo viên cần giúp bé trẻ nhớ lại những cách thức khảo sát đã biết để lựa chọn và trên cơ sở đó tìm ra được những cách thức mới phù hợp. Ví dụ có những cách nào để biết đặc điểm con cá này? Muốn biết da nó trơn hay ráp hay nhẵn cần phải làm gì?


Việc sử dụng các câu hỏi sẽ dẫn dắt trẻ theo một trình tự tối ưu tạo điều kiện phát hiện các đặc trưng của đối tượng nhanh, không lặp lại những dấu hiệu đã tri giác cũng như không bỏ sót các dấu hiệu đặc trưng


2. Câu hỏi kích thích tri giác, tích cực hóa hành động tiếp xúc trải nghiệm:


Đó là những câu hỏi đòi hỏi chú ý tri giác, tiếp xúc với đối tượng để trả lời chính xác các đặc điểm cần quan sát. Ví dụ: Quan sát con cá, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi:


+ Câu hỏi kích thích thị giác (nhìn): Các con thấu con cá này đang làm gì? Nó bơi như thế nào? Khi cá bơi những bộ phận nào cử động mạnh nhất? Những chiếc vây của nó màu gì?


+ Câu hỏi kích thích thính giác (nghe): Các con các có phát ra tiếng động không? Lúc các quẫy đưôi, chúng mình nghe thấy tiếng gì?


+ Câu hỏi kích thích xúc giác (sờ): Các con xem mình cá có trơn không? Nó ấm hay lạnh?


+ Câu hỏi kích thích khứu giác (ngửi): Con các có mùi gì không? Các con ngửi mùi của nó có thấy dễ chịu không?


3. Câu hỏi kích thích tư duy


Đó là những câu hỏi yêu cầu trẻ phân biệt, so sánh, phán đoán và suy luận. Để trả lời được câu hỏi này trẻ buộc phải quan sát kỹ, tách các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng và so sánh với các đối tượng khác. Ví dụ : Khi quan sát con cá giáo viên có hể đặt câu hỏi:


+ Câu hỏi kích thích so sánh: Câu hỏi về đặc điểm khác và giống nhau giữa các đối tượng và giữa các dấu hiệu. Ví dụ: Mắt con cá có giống mắt mình không. Khác ở những điểm nào?


+ Câu hỏi kích thích phán đoán: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta vớt con cá ra khỏi nước? Nếu thả giun, cơm và rau vào bể cá, liệu con các sẽ ăn cái gì?


+ Câu hỏi kích thích suy luận: Vì sao cá không chớp mắt? tại sao trong bể nuôi cá lại có cả rong rêu


Đối với câu hỏi kích thích phán đoán và suy luận chưa yêu cầu trẻ phải trả lời hoàn toàn chính xác. Điều quan trọng là trẻ phải vận dụng vốn kinh nghiệm của mình để tìm ra các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng mà trẻ cảm thấy phù hợp.


4. Câu hỏi kích thích ngôn ngữ và xúc cảm:


Đó là những câu hỏi kích thích trẻ tích cực nhận xét miêu tả nói lên suy nghĩ tình cảm nhận của mình về đối tượng, giao lưu với đối tượng. Ví dụ: Ai có nhận xét gì con cá vàng này không. Có đáng yêu không? Nó đẹp như thế nào? Chúng mình hãy mời cá đi chơi? Các con hãy xin phép các đi để cô vớt lên một tí.


Các câu hỏi trên được dử dụng phối hợp với nhau trong quá trình quan sát. Tần suất sử dụng mỗi loại câu hỏi phụ thuôc vào mức độ phức tạp của đồi tượng qua sát và khả năng của trẻ. Trong trường hợp đối tượng quan sát chứa đựng nhiều dấu hiệu, chi tiết đặc trưng cần phát hiện thì tăng cường sử dụng câu hỏi kích thích tri giác. Còn nếu các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng chứa đựng các mối liên hệ và quan hệ cần sử dụng tăng cường các câu hỏi phát triển tư duy. Với các đối tượng mới cần sử dụng câu hỏi về cách thức, trình tự quan sát. Trong mọi trường hợp câu hỏi của giáo viên đều cần phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của trẻ.


Như vậy, câu hỏi là một biện pháp quan trọng được sử dụng trong quá trình cho trẻ quan sát thiên nhiên. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp duy nhất. Để phát huy hiệu quả của quá trình cho trẻ quan sát thiên nhiên cần phải sử dụng phối hợp nhiều biện pháp khác nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng và trẻ mầm non nói chung.


TH.S. NGUYỄN THỊ XUÂN


Trường CĐSP Trung ương