Trục khuỷu bố trí ở đâu

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một cơ chế phức tạp, chúng hoạt động liên động với nhau và là thành phần chính cấu tạo nên động cơ.

Nhờ có hệ thống này động cơ mới có thể hoạt động được. Vậy thành phần của nó gồm những gì? Chức năng của từng bộ phận như nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Trục khuỷu bố trí ở đâu
Chi tiết trục khuỷu

Cấu tạo trục khuỷu thanh truyền

Cấu tạo gồm 3 thành phần chính gồm Pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu. Ba thành phần này hoạt động theo một quy trình định sẵn và liên quan chặt chẽ với nhau.

Pit-tông là bộ phận đảm nhận tạo ra lực đẩy cho toàn bộ chiếc xe. Chuyển động của nó là chuyển động lên xuống theo một đường thẳng hay còn gọi là chuyển động tịnh tiến.

Trục khuỷu bố trí ở đâu
Nối chốt thanh truyền với xi lanh

Tuy nhiên để một chiếc xe có thể vận hành được thì phải dựa vào chuyển động quay của bánh xe. Lực này được tạo ra bởi trục khuỷu.

Thanh truyền là bộ phận trung gian giúp chuyển đổi chuyển động tịnh tiến từ Pit-tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu.

Pit-tông

Nhiệm vụ

Pit-tông có nhiệm vụ nhận lực sản sinh ra từ khoang buồng đốt. Truyền lực đó vào xi lanh giúp xi lanh hoạt động. Quá trình này diễn ra hoàn toàn khép kín theo một chu trình.

Trục khuỷu bố trí ở đâu
Cấu tạo Pit-tông

Cấu tạo

Cấu tạo Pit-tông gồm 3 phần chính Pit-tông, đầu Pit-tông và thân Pit-tông.

+ Đỉnh Pit-tông

Đỉnh Pit-tông lại phân làm 3 dạng : đỉnh lõm, đỉnh lồi và đỉnh bằng mỗi loại lại mang tới ưu điểm và chức năng riêng.

  • Đỉnh bằng thường được sử dụng với động cơ chạy dầu Diezel dạng buồng cháy xoáy lốc lốc do có thiết kế khá đơn giản. Diện tích chịu nhiệt tương đối nhỏ.
  • Đỉnh lồi sử dụng nhiều với loại động cơ chạy xăng 2 và 4 kỳ do nó có diện tích chịu nhiệt lớn, thiết kế mỏng, nhẹ cùng sức bền lớn.
  • Đỉnh lõm Pit-tông dạng này được sử dụng cho cả 2 loại động cơ chạy xăng và dầu Diezel. Nhược điểm của nó là sức bền cơ khí kém, ưu điểm là không gian chịu nhiệt lớn hơn so với Pit-tông đỉnh bằng.

+ Đầu Pit-tông

Đầu Pit-tông bao kín khoang buồng đốt. Trên thân được tạo các rãnh, mục đích của nó để lắp các xec măng dầu và xec măng khí. Xéc măng là màng ngăn cách ngăn không cho không khí tràn vào cate và dầu bôi trơn chảy vào buồng cháy.

+ Thân Pit-tông

Thân Pit-tông là khoảng hành trình mà xi lanh di chuyển. Xi lanh sẽ di chuyển nên xuống trong khoảng thân giới hạn này. Thanh truyền sẽ được liên kết với Pit-tông tại vị trí này qua các lỗ khoan chốt.

>> Xem Thêm

  • Bảo vệ xe toàn diện với Phủ gầm cao su non cho ô tô
  • Có nên dùng thảm lót sàn ô tô 6D,5D,4D,3D,… ? Kinh nghiệm tránh phí tiền !

Thanh truyền

Nhiệm vụ

Đây là bộ phận giúp dẫn truyền lực được sinh ra từ Pit-tông qua xi lanh truyền tới trục khuỷu.

Trục khuỷu bố trí ở đâu
Cấu tạo thanh truyền

Cấu tạo

Thanh truyền được cấu tạo nên từ 3 phần gồm: đầu nhỏ, đầu to và thân.

  • Đầu nhỏ là khối trụ tròn, nó được liên kết với Pit-tông qua một thanh chốt. Tại nơi tiếp xúc sẽ được bọc một lớp bạc mỏng giúp hạn chế độ ma sát nâng cao tuổi thọ của nó.
  • Đầu to gắn vào trục khuỷu thiết kế của nó thường được chia làm 2 để thuận lợi cho quá trình lắp đặt và sửa chữa. 2 nửa được ghép với nhau nhờ chốt ốc bu lông.
  • Thân là đoạn kim loại gắn kết giữa hai đầu của thanh truyền.

Trục khuỷu

Nhiệm vụ

Nhận lực từ thanh truyền sau đó nhờ hệ thống liên động cơ khí nó sẽ chuyển hóa lực thẳng thành lực quay. Trục khuỷu sau đó lại được gắn liền với các hệ thống dẫn động khác tạo nên một động cơ hoàn chỉnh.

Trục khuỷu bố trí ở đâu
Cấu tạo trục khuỷu

>> Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết tỉ số nén là gì TẠI ĐÂY

Cấu tạo

Cấu tạo nên trục khuỷu gồm 6 phần bao gồm : Đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu.

  • Chốt khuỷu được gắn chặt vào thanh truyền ở phần đầu to. Nhiệm vụ của nó là nhận toàn bộ lực từ thanh truyền.
  • Cổ khuỷu có dạng hình trụ nó là trục quay chính của trục khuỷu
  • Má khuỷu là phần liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. Lực từ chốt khuỷu sẽ được truyền vào cổ khuỷu nhờ chi tiết này.
  • Đuôi trục khuỷu là đầu cuối và được gắn với bánh đà trong động cơ.

Trục khuỷu bố trí ở đâu

60 điểm

NguyenChiHieu

Theo em, người ta bố trí trục khuỷu ở: A. Thân máy B. Thân xilanh C. Cacte

D. Trong buồng cháy

Tổng hợp câu trả lời (1)

C. Cacte Vì trục khuỷu được bố trí dưới cacte.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

Trục khuỷu là một phần của động cơ dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Nó nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm. Có hai loại trục khuỷu là trục khuỷu nguyên và trục khuỷu ghép.

Trục khuỷu bố trí ở đâu

Trục khuỷu (đỏ), piston (xám) trong xi lanh (xanh) và bánh đà (đen)

Đầu trục khuỷu thường được lắp vấu để khởi động hoặc để quay, puly dẫn động quạt gió, bơm nước, các bánh răng dẫn động trục cam,…. Nó có thể được lắp thêm bộ giảm chấn xoắn[1]

Cổ trục khuỷu

Các động cơ đa số có cùng một đường kính. Nó thường được làm rỗng để chứa dầu bôi trơn, các bánh răng dẫn động trục cam,…. Nó có thể được lắp thêm bộ giảm chấn xoắn.[1]

Chốt khuỷu

- Là bộ phận để lắp với đầu to thanh truyền, được gia công chính xác có độ bóng cao và được nhiệt luyện để nâng cao độ cứng như cổ trục. - Số chốt khuỷu bao giờ cũng bằng số xi lanh động cơ (động cơ một hàng xi lanh). Đường kính chốt khuỷu thường nhỏ hơn đường kính cổ trục, nhưng cũng có những động cơ cao tốc, do lực quán tính lớn nên đường kính chốt khuỷu có thể làm bằng đường kính cổ trục để tăng độ cứng vững. - Cũng như cổ trục, chốt khuỷu có thể làm rỗng để giảm trọng lượng trục khuỷu và chứa dầu bôi trơn, đồng thời các khoang trống còn có tác dụng lọc dầu bôi trơn.

Má khuỷu

Đa số má khuỷu có hình dạng elip để phân bố ứng suất được hợp lý nhất. Nó là bộ phận nối liền cổ trục và cổ chốt.[1]

Đối trọng

Đối trọng có tác dụng nhằm cân bằng các lực và mô men quán tính không cân bằng của động cơ. Nó còn có tác dụng giảm tải cho ổ trục, và là nơi khoan bớt các khối lượng thừa khi cân bằng trục khuỷu. Nó có thể được chế tạo liền với má khuỷu hoặc làm rời sau đó hàn hoặc bắt bu long với má khuỷu.[1]

Đuôi trục khuỷu

Đây là nơi truyền công suất ra ngoài. Trên đuôi của nó có lắp mặt bích để lắp bánh đà.[1]

  • Thiết kế và tính toán các hệ thống trên Động cơ đốt trong. Lê Hoài Đức. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải (2006)
  1. Thanh truyền
  2. Bánh đà

  1. ^ a b c d e Lê Hoài Đức, 2006 Sách đã dẫn

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trục_khuỷu&oldid=64576389”