Trò chơi de de Me me

10 TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN BA MẸ CÓ THỂ CHƠI CÙNG CON TẠI NHÀ (Phần 1)

1. Chiếc hộp bí mật

Rèn khả năng phán đoán, cảm nhận của con

Lấy 1 chiếc hộp (bằng giấy hoặc nhựa) có lỗ tròn nhỏ để con có thể cho tay vào hộp và lấy đồ vật trong hộp ra. Trong hộp để 1 số đồ chơi, đồ dùng của con như gấu bông, quả bóng, quyển sách, xe đồ chơi, cái mũ...

Bắt đầu chơi: con thò tay chạm vào 1 món đồ và đoán đó là món gì rồi lấy ra khỏi hộp (mỗi lần chỉ lấy 1 món đồ).

Nếu con đoán đúng thì được 1 điểm. Kết thúc trò chơi, tùy vào số lượng đoán trúng của con để nhận được phần thưởng nho nhỏ như cây kẹo, cái bánh, que kem hay bé được quyền yêu cầu ba mẹ thực hiện 1 điều gì đó nho nhỏ như hát một bài hát nào đó còn ba mẹ đứng múa phụ họa với điều kiện các động tác trong bài múa phải vui vẻ, gây cười cho cả nhà.

2. Trò chơi Xếp hình

Rèn luyện sự khéo léo, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn cho Bé.

Bộ xếp hình (hột, hạt, que, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) và hình mẫu. Nếu không có thể dùng bó đũa, que tính, các đồ vật có sẵn trong nhà...

Cả nhà cùng xem hình mẫu rồi xếp hình theo mẫu hoặc sáng tạo một hình khác. Khi đã xếp xong, nhà mình sẽ nói về hình ảnh vừa xếp: đó là hình gì? 

3. Trò chơi: Vì sao bé buồn/vui?

Giúp con phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc. Chia sẻ cảm xúc cùng con.

Chỉ cần 2 tờ giấy và bút, vẽ một hình mặt buồn, mặt cười lên giấy rồi gấp lại. Bé sẽ là người chọn 1 tờ giấy mở ra và đọc lên Bé vui hoặc Bé buồn.

Ba Mẹ sẽ hỏi bé lí do vì sao em bé lại buồn? Ba Mẹ có thể gợi ý để con đưa ra lời giải thích (bé không có ai chơi cùng; bé không có đồ chơi; mẹ đi vắng, bé buồn vì bé buồn thôi…).

- Ví dụ: “Em bé buồn vì không được đến trường”.

Ba Mẹ gợi ý: “Vậy mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : cả nhà chơi cùng nhau; Bé đóng vai cô giáo dạy ba mẹ học; Bé là cô giáo, dạy cho ba mẹ một bài hát hoặc một trò chơi…

Hoặc khi bé chọn được mặt cười. Con sẽ đọc lên: Bé vui

Ba Mẹ sẽ hỏi bé lí do vì sao em bé vui như vậy? Ba Mẹ có thể gợi ý để con đưa ra lời giải thích (bé được ba mẹ chơi cùng; bé vừa có một người bạn mới, bé được cô giáo khen…).

- Ví dụ: “Em bé vui vì ”.

Ba Mẹ gợi ý: “Vậy mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : cả nhà chơi cùng nhau; Bé đóng vai cô giáo dạy ba mẹ học; Bé là cô giáo, dạy cho ba mẹ một bài hát hoặc một trò chơi…

4. Trò chơi Ai giống nhất:

Rèn luyện cho con cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng những vận động, biểu cảm, bắt chước...

Đến lượt chơi, Ba Mẹ hoặc con yêu cầu người chơi bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như: hổ, thỏ, chim, gà, vịt, khỉ…Ai thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc và nhận được phần quà nho nhỏ.

5. Chơi đố

Rèn luyện cho con quan tâm các đồ vật xung quanh mình.

Ba Mẹ đố bé tìm và chỉ được những đồ vật mà ba mẹ yêu cầu bé tìm có trong nhà bằng cách mô tả đồ vật bằng hình dáng, màu sắc, công năng của đồ vật đó.

Ví dụ: Ba đố bé tìm được cái gì màu đỏ mà con hay dùng để che nắng khi ra ngoài?

Khi Bé mang cái mũ màu đỏ đến chỗ ba thì bé được 1 điểm và bé phải cất chiếc mũ vào đúng chỗ để tiếp tục trò chơi.

Trên đây là một số trò chơi nho nhỏ mà TGB Preschool gửi đến gia đình mình để cả nhà có thể cùng nhau chơi những trò đơn giản. Mỗi nhà có thể sáng tạo theo cách riêng của mình với những trò thân thuộc và trên hết là ba mẹ dành trọn vẹn thời gian bên con để chơi đùa.

TGB sẽ tiếp tục gửi phần 2 đến với các gia đình.  TGB chúc gia đình mình có những giờ phút bên nhau thật vui.

Trò chơi de de Me me

Với nhiều phụ huynh, những câu thơ như ‘Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa’ luôn ngân nga trong tâm trí họ.

Trẻ con thời nay có rất nhiều phương tiện giải trí như ti vi, ipad, điện thoại công nghệ… Nhưng những trò giải trí này lại không rèn luyện thể lực cho bé nhiều. Trò chơi dân gian cho bé có lợi ích tuyệt vời trong việc rèn luyện thể chất và trí tuệ, mang lại hiệu quả giáo dục, tăng tương tác giữa mẹ và bé. Khi nào có thời gian rảnh rỗi, mẹ nhớ dạy bé các trò chơi dân gian sau nhé:

1. Chi chi chành chành

Mẹ xòe bàn tay và con giơ ngón trỏ ra, chỉ vào lòng bàn tay đó. Lúc này mẹ đọc thật nhanh:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào”

Đọc đến chữ “ập” mẹ xòe tay nắm lại, bé cố gắng rút tay ra thật nhanh. Nếu rút tay không kịp thì sẽ bị phạt. Đổi lại bé cũng có thể làm người xòe bàn tay, mẹ là người đưa ngón trỏ vào tay bé, mẹ giúp bé vừa đọc thuộc bài thơ, vừa phản xạ nhanh.

hình ảnh

2. Oẳn tù tì

Đây là trò chơi dân gian cho trẻ nhằm rèn tính phán đoán và phản xạ. Luật chơi rất đơn giản, mẹ và con cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:

“Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này! “

Kết thúc câu hát, tất cả cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là bao. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, kéo cắt được báo, bao trùm được búa.

3. Rồng rắn lên mây

Trò chơi này bé có thể rủ thêm các bạn cùng chơi. Mẹ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. Bé và bạn nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:

Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Có ông chủ ở nhà không?”

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì đoàn rồng rắn dừng lại trước mặt “ông chủ”, lúc này “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được bé cuối cùng còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.

4. Đếm sao

Cách chơi: Mẹ và các bé ngồi thành một vòng tròn, mẹ đứng ngoài vòng, phía sau lưng của mọi người. Bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:

“Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Tôi đố anh chị nào

Một hơi đếm hết

Từ một ông sao sáng

Đến 10 ông sáng sao.

Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…” .Yêu cầu phải đếm một hơi không được ngừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn. Số lẻ là “sao sáng” còn số chẵn là “sáng sao”. Nếu hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị phạt.

hình ảnh

5. Thả đỉa ba ba

Cần từ 3 người trở lên mới chơi được trò này. Đầu tiên, vẽ một vòng tròn giữa sân hoặc giữa nhà. Sau đó, tất cả người tham gia đứng thành một vòng tròn vây quanh một người ở giữa, rồi đọc to:

“Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông

Gạo mềm như nước

Đổ mắm, đổ muối

Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè

Đổ phải nhà nào

Nhà ấy phải chịu

Tiếng cuối cùng của bài rơi và người nào thì phải làm ‘đỉa’ và bị phạt.

6. Bịt mắt bắt dê

Trò chơi này càng nhiều người tham gia càng vui nên mẹ có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.

Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.

hình ảnh

7. Kéo cưa lừa xẻ

Mẹ và bé ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Mỗi trò chơi dân gian là một nét đẹp văn hóa từ xa xưa của dân tộc ta. Những bài thơ đi cùng có âm điệu ngộ nghĩnh, dễ thuộc, chắc chắn sẽ làm mẹ và bé đều vui.

Bài và ảnh tổng hợp từ MXH