Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Mới đây, đại diện công ty Samsung, ông Lee Sang Su, Tổng giám đốc Khu phức hợp điện tử gia dụng và công nghệ Samsung TP.HCM (SEHC), cùng đại diện Sở Công Thương TP.HCM đã đến làm việc với 3 công ty Việt Nam: Ngân Hà, Phước Thành, Minh Đạt hiện đang là nhà sản xuất và phân phối các linh, phụ kiện cho Samsung tại TP.HCM, để đánh giá và thẩm định năng lực trong việc cung ứng linh, phụ kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Đây là ba trong số các doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn để giới thiệu về tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng sản phẩm cung cấp cho Samsung. Đợt đánh giá này nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ chuyên gia tư vấn của Samsung, nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện cho công ty.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp của Samsung
Sự hỗ trợ của Samsung khiến Công ty In bao bì Ngân Hà đã khắc phục được những tồn tại trong quy trình sản xuất của mình.

Trước đó, ngày 19/5, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam, ông Han Myoungsup, cùng ban lãnh đạo công ty cũng đã đến khảo sát năng lực của Công ty Dây và Cáp điện Ngọc Khánh và công ty In và Bao bì Goldsun, để đánh giá và thẩm định năng lực trong việc cung ứng linh, phụ kiện cho Samsung Việt Nam.

Theo Samsung, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt trước và sau quá trình cải tiến. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhân được sự hỗ trợ từ Samsung, các doanh nghiệp Việt Nam câng cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giao hàng đúng hạn và liên tục cải tiến.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp của Samsung
Kể từ tháng 9/2015 đến nay, Samsung đã cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ Hàn Quốc sang, trực tiếp hỗ trợ cho 9 công ty tại Việt Nam để cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam. Chương trình được chia thành hai đợt tư vấn cụ thể, gồm: -Đợt 1: Từ 6/9/2015 đến 3/12/2015 đối với 4 doanh nghiệp phía Bắc gồm Chiến Thắng (thỏi nhôm), An Phú Việt (ép nhựa), Việt Hưng (in ấn và đóng gói) và Thăng Long (in ấn và đóng gói).-Đợt 2: Từ 29/2/2016 đến 28/5/2016 đối với 2 doanh nghiệp phía Bắc (Ngọc Khánh, Goldsun) và 3 doanh nghiệp phía Nam (Ngân Hà, Phước Thành, Minh Đạt).

Ông Chu Mạnh Cường, Giám đốc công ty TNHH In bao bì Ngân Hà, cho hay, nhờ sự hỗ trợ của Samsung, Ngân Hà đã đẩy nhanh được quá trình cải tiến những tồn tại trong quy trình sản xuất của mình từ trước đến nay, nhất là vấn đề vệ sinh. Hiện nay, công ty đã xây dựng được quy trình đánh giá chất lượng và năng lực sản xuất, những chỉ số này sẽ được kiểm tra hàng tuần, hàng tháng để đánh giá tính hiệu quả của quy trình sản xuất. Nếu những chỉ số này không như mong đợi, Ngân Hà sẽ có thay đổi kịp thời để cải thiện hiệu quả sản xuất.

Theo Ông Nguyễn Văn Đạo, phó Tổng giám đốc Công ty điện tử Samsung Vina, lần đầu tiên Samsung cử chuyên gia tới Việt Nam để hỗ trợ tăng cường năng lực, hoàn thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp càng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Samsung trong việc đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, cũng như tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng phụ kiện cho Samsung.

Hiện con số các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ. Từ 4 nhà cung ứng cấp 1 thuần Việt, hiện Samsung đã có 11 doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng cấp 1, cùng 52 doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng cấp 2. Như vậy, tổng số có 63 doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tham gia chuỗi cung ứng của Samsung

MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................... 1 PHẦN 1: BA VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP............................2 1.1. Lựa chọn ba vấn đề của quản lý chuỗi cung cấp............................................2 1.2. Quản lý chuỗi cung cấp......................................................................................2 1.2.1. Quản lý nhà cung cấp.......................................................................................3 1.2.2. Quản lý nhà phân phối......................................................................................4 1.2.3. Quản lý nhà bán lẻ............................................................................................5 PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG CẤP CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI SAM SUNG............................................................................................................................. 6 2.2. Phân tích chuỗi cung cấp của Công ty điện tử Sam Sung.................................6 2.2.1. Mô hình chuổi cung cấp...................................................................................6 2.2.2. Nhà cung cấp....................................................................................................8 2.2.3. Nhà Phân Phối.................................................................................................9 2.2.4. Nhà Bán lẻ......................................................................................................10 KÊT LUẬN.................................................................................................................12 1 PHẦN 1: BA VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP 1.1. Lựa chọn ba vấn đề của quản lý chuỗi cung cấp Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn trong công ty, vì nó giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguôn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ cho hoạt động marketing mà đôi khi người ta còn coi chức năng của hai hoạt động này là mô ôt. Chính quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đứng nơi, đúng khách hàng, đúng số lượng, đúng thời điểm…với tổng chi phí thấp nhất. Nhờ có chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tăng cường quản lý thông qua việc sử dụng công suất, tồn kho dự trữ từ các nhà cung ứng khác. Ngoài ra quản trị chuỗi cung ứng còn là nền tảng của chương trình cải tiến và quản lý chất lượng. Có không ít công ty đã gặt hái nhiều thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược hậu cần và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra quyêt định sai lầm như lựa chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai nhà phân phối và nhà bán lẻ. Do đó việc quản lý nhà cung cấp, quản lý nhà phân phối và quản lý nhà bán lẻ là ba trong số các vấn đề vô cùng quan trọng trong chuỗi cung cấp của doanh nghiệp. 1.2. Quản lý chuỗi cung cấp Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, nguời sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về 2 chất luợng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. 1.2.1. Quản lý nhà cung cấp • Xác định nhà cung cấp. tìm ra được các nhà cung ứng tiềm năng thoả mãn các nhu cầu. • Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, xác định xem nhà cung ứng có đủ năng lực để thoả mãn nhu cầu không?. • Quản lý nhà cung ứng, quá trình quản lý liên tục đối với tất cả các nhà quản lý đang quan hệ • Phát triển và hoàn thiện các nhà cung ứng - nâng cao hiệu quả hoạt động và giúp đỡ họ để hoàn thiện. • Hội nhâ pô nhà cung ứng vào các quá trình của doanh nghiệp, nhà cung ứng tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới và các quá trình sản xuất. Quản trị nhà cung cấp là một phần trong các quản trị khác, nhà quản trị khâu này được yêu cầu có kiến thức sâu và rộng về chuyên môn, có khả năng tổ chức hoạch định, đi kèm với giám sát quản lý thông tin nhà cung cấp để phù hợp với tài chính và ngân sách hoạt động. Qua đó dựa vào nguồn vốn có sẵn và sinh lời, không phát sinh những vấn đề như: ứ đọng hàng, thanh toán thiếu cân nhắc. Quản lý nhà cung cấp bao gồm: Quản lý thông tin nhà cung cấp; Quản lý được đơn đặt hàng với nhà cung cấp; Quản lý được công nợ với nhà cung cấp; Quản lý được hạn thanh toán với nhà cung cấp; 3 Quản lý được xuất nhập tồn với từng nhà cung cấp; Lập được phiếu nhập kho lấy dữ liệu từ đơn đặt hàng. 1.2.2. Quản lý nhà phân phối Để quản lý được các nhà phân phối sản phẩm cho Công ty thì điều đầu tiên là Công ty phải lựa chọn các nhà phân phối phù hợp, thông qua tiêu chí: Không mâu thuẫn quyền lợi: Lý tưởng nhất là tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền, chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất. Khả năng về tài chính: Nhà phân phối cần phải có khả năng tài chính đủ để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá ,công nợ trên thị trường và các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối như kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý… Kinh nghiệm phân phối: Tốt nhất, nhà sản xuất nên chọn các nhà phân phối đã có kinh nghiệm kinh doanh hoặc phân phối hang hoá trong cùng lĩnh vực với mình. Bộ phận phân phối độc lập: Khi nhà sản xuất hỗ trợ lương và tiền thưởng cho nhân viên bán hàng, nhất thiết nhà phân phối phải có bộ phận bán hàng riêng biệt, chỉ phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất. Khả năng hậu cần: Nhà phân phối phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Kho chứa hàng: Nhà phân phối phải có đủ chỗ để chứa hàng, bảo đảm không để thiếu hụt hay thất thoát hàng trong bất kỳ trường hợp nào Khả năng quản lý: Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ trợ cho phân phối như: kế toán, hậu cần, tin học… một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nhà phân phối cũng cần phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh để đáp 4 ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng, các loại số liệu báo cáo bán hàng và tồn kho. Tư cách pháp nhân: Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam, có chức năng phân phối hàng hoá. Đối với các mặt hàng kinh doanh đặc biệt, có quy định riêng của Nhà nước, nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc quy định này. Sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác: Sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của nhà sản xuất cũng là một tiêu chí chọn lựa quan trọng mà các nhà sản xuất đều quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối. 1.2.3. Quản lý nhà bán lẻ Lựa chọn nhà bản lẻ cho kênh phân phối trong chuỗi cung cấp cũng cần có những sự lựa chọn một cách phù hợp với từng doanh nghiệp, từng chủng loại mặt hàng. Do đó cần xây dựng một hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ cũng như nhà phân phối để đảm bảo lợi ích giữa các bên: - Chính sách giá: bảng giá sỉ, lẻ, cấu trúc chiết khấu theo cấp trung gian, - Các chính sách công nợ, thanh toán. Điều kiện bán hàng: Quy định giao hàng,Các bảo đảm của NSX: hàng - hỏng,giảm giá, hàng tồn, hàng hết hạn… Lãnh thổ bán hàng của nhà bán lẻ: Quy định lãnh thổ bán hàng độc - quyền,Quy định về mở thêm NPP khác, Các hỗ trợ để bao phủ bán hàng Hỗ trợ bán hàng và quản lý: Chương trình khuyến mãi cho cửa hiê uô , Huấn luyê nô nhân viên bán hàng, Xây dựng hê ô thống quản lý, báo cáo. 5 PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG CẤP CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI SAM SUNG 2.1. Giới thiệu chung về Công ty điện thoại Sam Sung Samsung Electronics (hãng điện tử Samsung) được thành lập năm 1969, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. 2005: Samsung đã trở thành thương hiê uô hàng điê nô tử tiêu dùng hàng đầu và được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu, thay thế vị trí mà Sony nắm giữ nhiều năm liền. 2007: trở thành hãng sản xuất ĐTDĐ thứ 2 thế giới. 2.2. Phân tích chuỗi cung cấp của Công ty điện tử Sam Sung 2.2.1. Mô hình chuổi cung ứng 6 Hình 2.1: Chuỗi cung cấp của Công ty điện tử Sam Sung Nhà Cung Cấp Doanh Nghiệp Trung Tâm Nhà Phân Phối Nhà Bán Lẻ Khách Hàng Cuối Cùng VIETTEL Cabot Microelectronics Hệ Thống Các Siêu Thị Broadcom SAMSUNG Tập Đoàn Phú Thái GSi Lumonics iNC Nhà phân phối Khác 7 Cửa Hàng Bán Lẻ 2.2.2. Nhà cung cấp. Các nhà cung cấp cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ quá trình sản xuất điện thọai của Samsung.Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong nước, 25 nhà cung cấp là ở nước ngoài. Vì cậy Samsung đã tự sản xuất các link kiện chính cho việc sản xuất của mình và cung cấp cho những nhà máy sản xuất điện thọai khác như: Nokia, Motorola. Với công ty Samsung Vina cho biết trong tỷ lệ nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp bao bì và in ấn. Samsung Vina còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngoài mà nổi trội trong đó phải kể đến các nhà cung cấp như:  Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử.  Broadcom cung cấp các con chip điện tử cho một vài dòng điện thoại của Samsung như SGH-J750 và SGH-A401  GSi Lumonics iNC là nhà cung câp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT M430. Samsung đã thực hiện chương trình “Eco-Đối tác”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp các sản phẩm cốt lõi, phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu (bao gồm cả nguyên vật liệu đóng gói) của Samsung. Với chương trình này, Samsung 8 yêu cầu các nhà cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện như đã nói ở trên phải đảm bảo 2 tiêu chí chính:  Phù hợp với tiêu chuẩn điện tử Samsung về các họat động trong các sản phẩm. Trình diễn của hệ thống quản lý môi trường đầy đủ. Vấn đề trên có thể được lý giải rằng các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện của Việt Nam còn yếu chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Samsung vì quá trình sản xuất ra sản phẩm điện thọai khá khắt khe, 1 chi tiết nhỏ bị lỗi là cả sản phẩm bị hỏng nên đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Do đó việc lựa chọn nhà cung cấp linh kiện của Sam Sung với các tiêu chí rất cao và các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đáp ứng.webiste Có thể thấy rằng trong việc lựa chọn nhà cung cấp linh kiện đầu vào cho sản phẩm điện thoại của mình Sam Sung đã đưa ra các tiêu chí rất cao. Đây cũng chính là rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nhờ có sự khắc khe trong khâu lựa chọn các linh kiện đầu vào mà các sản phẩm điện thoại của Sam Sung ngày càng khảng định vị trí dẫn đầu trên thị trường, không chỉ bởi chất lượng sản phẩm mà cả các dịch vụ khác mà Sam Sung đem lại trong sản phẩm điện thoại của mình. 2.2.3. Nhà Phân Phối. Hiện nay Sam sung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có 2 nhà phân phối chính thức đó là Viettel và tập đoàn Phú Thái. Trước đây còn cò FPT cũng là nhà phân phối chính thức của Samsung nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại của di động của Samsung. Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn tại Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hệ thống phân phối của Phú Thái 9 có hơn 30 công ty con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc. Vì vậy khi Samsung sử dụng Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình giúp làm mở rộng mạng lưới phân phối điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi hơn và mang đến những lợi ích tốt hơn cho các đại lý của Samsung Ngoài ra còn một số nhà phân phối chính thức của Samsung như: công ty cổ phần TIE – nhà phân phối chính thức mà hình ti vi Samsung năm 2000; Digiword Corporation. Công ty Digiword Corporation cũng đã ký kết hợp tác nhà phân phối máy tính cho Samsung vào tháng 11/2010 và ngày 23/2/2011 công ty lai ký kết hợp tác là nhà phân phối chính thức máy in Samsung tại Việt Nam. DGW là một trong những nhà phân phối sản phẩm CNTT uy tín và cung ứng dịch vụ bảo hành ủy quyền chuẩn mực hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài hệ thống kênh phân phối rộng lớn với 1200 đại lý trên cả nước, DGW còn có 3 trung tâm bảo hành ủy quyền DGCare, 4 trung tâm kinh doanh, cùng chuỗi hệ thống quản lý - cung ứng hàng hóa DGSuply Chain với tổng diện tích 7.000m2.. Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn Samsung, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, của hàng bán lẻ điện thọai di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Samsung tiết kiệm được một số chi phí (chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, nước….) đem lại hiệu quả kinh doanh. Mặt khác thông qua hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm sóat được hệ thống phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàg trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối. 2.2.4. Nhà Bán lẻ Các sản phẩm của công ty Samsung như: điện thọai, máy in, máy ảnh tivi…..được bán ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai, các thiết bị điện tử, văn phòng…… 10 Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM nổi lên như: Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobie. Nguyễn Kim….Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm điện thọai nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thọai, siêu thị điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thọai cũng như các linh kiện đi kèm cho khách hàng. Tại thị trường Hà Nội thì mạng lưới các siêu thị điện máy phân bố khắp các quận,một số siêu thị như topcare, trần anh, pico… bên cạnh đó còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ dày đặc cũng phân phối sản phẩm của Samsung. Ở các địa phương, các tỉnh thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thọai dày đặc, khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Samsung. Đặc biệt ngày này hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động có mặt hầu hết ở các tỉnh Với hệ thống bán lẻ như trên các sản phẩm của Samsung dễ dàng đến tay được người tiêu dùng => đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Việc lựa chọn nhà bán lẻ của Công ty Sam Sung cũng rất khắt khe, các nhà bán lẻ cho Sam Sung tại thị trường Việt Nam chủ yếu là các Công ty đã có uy tín, có tiềm lực về tài chính cũng như có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường bán lẻ. Đây cũng là những cách quản lý nhà bán lẻ hiệu quả mà Sam Sung đã sử dụng và đạt được thành công to lớn trong việc bán sản phẩm điện thoại của mình. 11 KÊT LUẬN Sự thành công của Công ty điện tử Sam Sung đó chính là nhờ một phần vào việc Công ty đã thực thiện tôt việc quản lý chuỗi cung cấp của mình. Sam Sung đã sử dụng chiến lược chuỗi cung ứng vừa linh hoạt vừa tinh gọn. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ Samsung luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Điều này đạt được nhờ vào quá trình chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng trong hệ thống chuỗi cung ứng và đưa thông tin từ nhà sản xuất đến các khách hàng cuối cùng. Tính tinh gọn được thể hiện thông qua việc giảm thiểu chi phí tồn kho, sử dụng ít nguồn lực nhất. Samsung cạnh tranh dựa trên khả năng đổi mới vượt trội, nghĩa là đổi mới tập trung vào việc phát triển các chủng loại sản phẩm “mũi nhọn” nhằm thu hút và lôi cuốn những khách hàng quan trọng. Do đó, trong mô hình chuỗi cung ứng của mình, Samsung không sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau mà thông qua hệ thống thông tin chia sẻ xuyên suốt từ khách hàng đến nhà cung ứng để nhìn thấy một cách chính xác nhu cầu người sử dụng cuối cùng. Khách hàng có thể đặt hàng thông qua các trung gian hay một cách trực tiếp thông qua Internet hoặc các lực lượng bán hàng trực tiếp. Có hai cách để samsung đưa sản phẩm đến với khách hàng là giao hàng trực tiếp và thông qua hệ thống kênh bán sỉ và bán lẻ. Khi có nhu cầu bât ngờ thì nhà phân phối sẽ là người trữ hang để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất. 12