Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Tư vấn trong "Chương trình tủ thuốc theo mùa" mới đây, các chuyên gia của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương xác định 2 loại cảm cúm thường gặp là cảm cúm thường và cảm cúm có ho. Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để chọn thuốc điều trị cho đúng.

Phân biệt bệnh để chọn đúng thuốc

1. Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.

2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao. Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm
Việc chọn thuốc cảm cúm cần căn cứ vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng. Ảnh minh họa.

Chọn thuốc điều trị an toàn

Quảng cáo

1. Chọn thương hiệu tin cậy: Các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.

2. Lưu ý hạn sử dụng: Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.

3. Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc: Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.

4. Cẩn thận khi dùng thuốc trị cảm cúm gây buồn ngủ: Có nhiều loại thuốc trị cảm cúm có thành phần gây buồn ngủ là chất kháng Hisatmin như Chlorphéniramine maléate. Vì tác dụng phụ đó nên những người vận hành máy móc hay tàu xe, họp hành, học tập không nên dùng.

Quảng cáo

5. Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ: Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển...

Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong mùa cảm cúm

1. Vị trí đặt tủ thuốc: Đặt nơi thoáng mát, tránh đặt nơi có nhiệt độ nóng bức như nhà bếp. Không đặt tủ thuốc gần cửa sổ và tránh ánh nắng trực tiếp hay đặt trong môi trường ẩm thấp không có lợi cho việc bảo quản và duy trì chất lượng thuốc.

2. Giữ vệ sinh: Nên thường xuyên dọn dẹp tủ thuốc để loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, mua mới những thuốc cần thiết.

3. Tủ thuốc di động ngoài gia đình: Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hay tài xế phải di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều dễ mắc cảm trong mùa này. Việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm có thành phần caffeine không gây buồn ngủ đề phòng khi mắc bệnh là cần thiết.

4. Chọn lựa thuốc để lưu trữ: Trong mùa cảm cúm, bạn nên lưu trữ cả 2 loại thuốc cảm cúm 3 thành phần và cảm cúm 6 thành phần để đảm bảo có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ đa dạng thuốc cũng giúp bạn chủ động hơn khi trong gia đình có người đột ngột bị cảm cúm.

Ngọc Bích

  • Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

    Người mới ôm dậy, suy nhượt cơ thể, lao lực, mệt mỏi và kém tập trung

  • Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

    Người hoạt động thể lực cao như chơi thể thao, tập thể dục, người lao động nặng...

  • Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

    Người cần tỉnh táo bao đêm như tài xế xe, công nhân ca đêm, học sinh sinh viên ôn thi...

Thuốc tri cảm cúm được nhiều người sử dụng để giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh cảm cúm . Thế nhưng các loại thuốc này có thật sự hiệu quả? Chúng nên được sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp cực kỳ dễ lây lan do virus cúm (influenza A hoặc B) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và đầu mùa xuân. Virus cúm tấn công vào cơ thể bằng cách lây lan qua đường hô hấp trên hoặc dưới.

Bước đầu tiên trong điều trị cảm cúm chính là chăm sóc sức khỏe người bệnh thật tốt. Nếu bạn có những triệu chứng cảm cúm nặng như sốt đau nhức toàn thân, ớn lạnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, ăn các thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước hơn.

Một số loại thuốc cảm cúm được sử dụng phổ biến

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Kết hợp thực đơn đầy đủ dưỡng chất với thuốc trong việc điều trị cảm cúm

1. Thuốc kê đơn

Bác sĩ sẽ kê cho bạn vài loại thuốc trị cảm để giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ cơ thể chống lại virus. Bạn nên dùng các loại thuốc này trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu cảm thấy dấu hiệu bệnh. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra ở những đối tượng sau đây thường phải sử dụng thuốc cảm cúm kê đơn:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
  • Người mắc bệnh hen suyễn, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác
  • Phụ nữ có thai hoặc mới sinh được 2 tuần
  • Những người béo phì
  • Người có hệ miễn dịch yếu

2. Thuốc không kê đơn (OTC)

Các thuốc hạ sốt, chống dị ứng, thông mũi và thuốc ho có thể giúp bạn kiểm soát những triệu chứng cảm cúm nhưng chúng sẽ không giúp bạn nhanh hết bệnh hơn.

Đầu tiên, bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận, có những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ví dụ, một số thuốc kháng histamin có thể làm bạn buồn ngủ nên mọi người thường dùng thuốc cảm cúm này vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

Các thuốc điều trị nghẹt mũi có thể làm tăng huyết áp, vì vậy bạn không nên dùng những loại thuốc này nếu mắc bệnh tim hoặc có huyết áp cao. Ngoài ra, các thuốc trị nghẹt mũi còn khiến bạn khó ngủ, bồn chồn hay lo lắng khi dùng vào ban đêm.

Sốt thực chất là một phản ứng tự vệ của cơ thể để đánh bại virus cúm. Điều đó liệu có đồng nghĩa với việc bạn không nên dùng thuốc hạ sốt? Nếu bị sốt nhẹ, dưới 37,8ºC thì bạn có khi không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy tệ hơn, hãy uống thuốc để giúp hạ bớt thân nhiệt.

Sốt làm cho tim, phổi phải làm việc nhiều hơn, do đó người lớn tuổi hay người mắc bệnh về tim hoặc phổi nên sử dụng thuốc giúp hạ sốt. Trường hợp vẫn còn sốt cao hoặc bệnh không đỡ hơn sau 2–3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Thảo dược

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Sử dụng thảo dược trong việc điều trị cảm cúm

Hoa cúc tím (echinacea) được nhiều người sử dụng để chữa cảm cúm mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa kết luận chúng có tác dụng trong điều trị cảm lạnh hay cảm cúm hay không. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng loại hoa cúc tím nào là tốt nhất, bộ phận sử dụng, thành phần hoạt chất và lượng cần dùng là bao nhiêu.

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây cơm cháy (Eldberry) có hiệu quả khi dùng trong vòng 24–48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu có triệu chứng cảm cúm. Hiện vẫn chưa phát hiện thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược này trong 5 ngày hoặc ít hơn.

Một số thảo dược khác khá hữu ích cho bệnh cảm cúm bao gồm:

  • Kẹo ngậm với chiết xuất từ cây slippery elm: có thể giúp giảm đau họng và ho.
  • Trà gừng: giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Người bị cảm cúm nên ăn gì để mau khỏe?

Có phải khi bị cảm cúm, bạn thường có thắc mắc bị cảm cúm nên ăn gì và tránh ăn gì để có thể điều trị bệnh hiệu quả, cũng như thúc thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể? Hapacol sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những…

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh các phương pháp điều trị bằng thảo dược này thực sự có tác dụng chống lại bệnh cảm cúm. Trước khi muốn thử dùng bất kỳ thảo dược nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

4. Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C và kẽm có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và rút ngắn thời gian bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng cũng có hiệu quả tương tự trong điều trị cảm cúm.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm cúm?

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu cảm nặng

Khi có biểu hiện đau nhức cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên cho trẻ uống thuốc cảm cúm không cần kê đơn (OTC) như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý, không dùng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi vì có thể liên quan đến hội chứng Reye gây tử vong. Để tránh đau dạ dày, hãy cho trẻ uống ibuprofen chung với thức ăn.

Thuốc gây buồn ngủ trong thuốc cảm

Phòng ngừa trẻ nhỏ bị cảm cúm, bố mẹ nên làm gì?

Người lớn bị cảm cúm đã mệt, trẻ nhỏ bị bệnh lại còn mệt hơn. Ngoài ra, trẻ bị cảm cúm sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường theo các chuyên gia Hapacol cần phải nhập viện điều trị vì tình trạng bệnh rất nặng.…

Khi trẻ bị cảm cúm gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt từ 38ºC trở lên
  • Trẻ từ 3–36 tháng tuổi bị sốt từ 39ºC trở lên
  • Sốt cao hơn 40ºC
  • Bị bệnh nặng, buồn ngủ hoặc quấy khóc, có biểu hiện bất thường, sốt kéo dài hơn 24 giờ (trẻ dưới 2 tuổi) hoặc 3 ngày (ở trẻ lớn hơn) hoặc sốt cao hơn
  • Có những vấn đề y khoa khác, các triệu chứng khác hoặc có cơn động kinh
  • Nôn hoặc đau bụng
  • Đau tai hoặc có các triệu chứng không điển hình của cúm

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh và lưu ý khi sử dụng

Thuốc cảm cho bé và những lưu ý khi sử dụng

4 biện pháp giúp hạ sốt nhẹ tại nhà

Nguồn tham khảo:

What Is the Flu? https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-flu#1

How to Treat the Flu. https://www.webmd.com/cold-and-flu/over-the-counter-flu-remedies#1