Thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

(TN&MT) - Khảo sát được thực hiện tại 34 tỉnh, TP. Việt Nam cho thấy, năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành giảm so với năm 2015.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học về Phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 22/12, do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức. Hội thảo nhằm phổ biến kết quả một số nghiên cứu khoa học về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo trực tuyến

Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, giảng viên Đại học Y tế công cộng thông tin, thuốc lá làm hơn 8 triệu người tử vong mỗi năm trên khắp thế giới. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu người không hút thuốc nhưng mắc bệnh do tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế Giới, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm.

Các chuyên gia dự đoán, nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh, TP cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá chung là 21,7% người trưởng thành, giảm so với năm 2015 (22,5%). Trong khi tỷ lệ nam giới hút thuốc lá giảm so với năm 2015 thì tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá lại tăng so với năm 2015.

Khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người giàu thấp hơn người nghèo. Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nam giới thành thị và nông thôn giảm rõ rệt còn tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 lại tăng 18 lần so với năm 2015", PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh thông tin.

Về tình hình hút thuốc lá thụ động, có 44,4% người không hút thuốc (38,7% nam và 47,6% nữ) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại các quán bar/cà phê/trà và nhà hàng đã giảm so với năm 2015, tuy nhiên, vẫn còn rất cao.

Kết quả điều tra cũng đưa ra những con số về cai nghiện thuốc lá. Cụ thể, khoảng 1,1 triệu người có kế hoạch bỏ thuốc vào tháng sau. Trong số những người đang sử dụng thuốc lá, có 72,2% nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ cán bộ y tế. Lý do chính dẫn đến việc bỏ thuốc lá chủ yếu vì “thuốc lá có hại cho sức khỏe” và vì “hút thuốc lá bị bạn bè gia đình phản đối”.

Tỷ lệ cai nghiện thuốc lá từ 6 tháng trở lên khi được tư vấn cai nghiện qua tổng đài cai nghiện thuốc lá là 69,8%, trực tiếp tại phòng tư vấn của bệnh viện Bạch Mai là 61,3%. Các chuyên gia cũng thông tin thêm, nơi mua thuốc lá phổ biến nhất là các cửa hàng/ki ốt (65%), sau đó là các quán trà/hàng nước vỉa hè (28,5%).

Đặc biệt, kiến thức, thái độ và nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá có nhiều biến chuyển. Có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người hút thuốc tin rằng, hút thuốc lá gây nên các bệnh đột quỵ, đau tim hoặc cả 3 bệnh lý đột quỵ, đau tim và ung thư phổi.

Việc ủng hộ việc tăng thuế các sản phẩm thuốc lá có sự đồng thuận cao, đặc biệt trong nhóm người không hút thuốc với 79,0% đồng ý.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giảm tình trạng hút thuốc lá. Trong đó, chuyên gia đề xuất tiếp tục tăng thuế thuốc lá. Các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục xem xét để tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt của các sản phẩm thuốc lá lên cao đến mức giúp hạn chế khả năng chi trả các sản phẩm thuốc lá và giảm tỷ lệ hút thuốc.

Đồng thời, chúng ta cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và tư vấn cai nghiện thuốc lá trong thời gian tới để hỗ trợ cho hàng triệu người muốn bỏ thuốc lá.

Trên thế giới hiện có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, ngược lại, tại các nước đang phát triển, việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng. Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015) do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2015 cho thấy, so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt Nam có giảm khoảng 2%, tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới của chúng ta vẫn rất cao. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,4%. Trong giới trẻ độ tuổi 15-24, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới là 26,1% và nữ giới là 0,3%. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên phải hút khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các nhà hàng là 84,9%.

Thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2014 cho thấy 47,7% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại địa điểm công cộng trong nhà.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do các bệnh không lây nhiễm hiện đang chiếm tới 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích tại Việt Nam, trong đó, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.

Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm, thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 7 triệu người, 80% trong số những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Tại Việt Nam, hàng năm có hơn 40.000 người chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá gây ra.

Thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Mỗi năm, thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 7 triệu người; tại Việt Nam, hàng năm có hơn 40.000 người chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá gây ra.

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá ở Việt Nam có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Năm 2015, người dân Việt Nam đã chi mua thuốc lá số tiền là 31 nghìn tỷ đồng. Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra là hơn 23 nghìn tỷ đồng một năm.

(Nguồn tham khảo: Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá Quốc gia)


Thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

Hiện Việt Nam đã có quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng có mái che, nhà ga, sân bay, cấm quảng cáo khuyến mại thuốc lá nhưng thực tế còn ghi nhận người hút thuốc ở những nơi bị cấm, kể cả ở bệnh viện và có nhiều biến tướng quảng cáo thuốc lá.

Cùng với các tổn thất về sức khoẻ, sử dụng thuốc lá còn gây ra các gánh nặng về kinh tế không chỉ cho người sử dụng mà còn cho cả gia đình họ và xã hội. Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2016 cho thấy, số tiền người dân chi mua thuốc lá một năm là 31.000 tỷ đồng.

31.000 tỷ đồng là số tiền chúng ta bỏ ra mua thuốc lá là số tiền hao phí chúng ta nhìn thấy được, đo đếm được. Nhưng có những hao tổn về thuốc lá mang tính gián tiếp khó đo đếm được là hao phí về sức khỏe. Thuốc lá là một chất độc với hơn 7.000 hóa chất gây hại cho cơ thể con người. Thuốc lá gây ra rất nhiều bệnh tật và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Như vậy ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút thì chúng ta cần phải tính thêm hao tổn đó lá chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do thuốc lá.

Ở Việt Nam nếu tính về chi phí điều trị cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra thì năm 2013 chúng ta chi khoảng 24 nghìn tỉ đồng. 24.000 tỷ đồng là số tiền chúng ta có thể ước tính được dùng cho chi phí điều trị 5 bệnh liên quan đến thuốc lá. Và còn rất nhiều bệnh khác chúng ta chưa tính.

Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ ) trong số 25 bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 24.000 tỷ đ/năm.

Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

WHO cho biết, nạn dịch thuốc lá toàn cầu hiện đang giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, trong đó bao gồm 900.000 ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động. Gần 80% trong số hơn 1 tỷ người hút thuốc lá trên toàn cầu đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi đang phải gánh chịu phần lớn những hậu quả về bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân thứ hai gây ra các bệnh tim mạch, chỉ đứng sau nguyên nhân tăng huyết áp. 30% tử vong do bệnh tim mạch có nguyên nhân từ việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.

Được biết, trước đó Bộ Y tế tổ chức tại hội thảo về việc thực hiện môi trường không khói thuốc ở nơi công cộng, với trọng tâm là nhà hàng không khói thuốc trên địa bàn Hà Nội. Theo nghiên cứu của tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, nhà hàng là một trong những địa điểm công cộng bị ô nhiễm khói thuốc thụ động cao nhất.

Khảo sát cho thấy có đến 89,4% khách hàng không hút thuốc cảm thấy không thoải mái khi ăn nếu hít phải khói thuốc hay nhìn thấy người hút thuốc trong nhà hàng. Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế như tăng nguy cơ cháy nổ, tăng chi phí bảo dưỡng cơ sở vật chất của nhà hàng do thuốc lá gây ra, mà còn gây tổn hại về sức khỏe của nhân viên và khách, do mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc.

Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã quy định nhà hàng ăn uống thuộc diện những địa điểm công cộng thực thi quy định cấm hoàn toàn hút thuốc lá trong nhà, nhưng kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 44,1% số nhà hàng được khảo sát có thực hiện quy định cấm hút thuốc lá. Điều đáng chú ý hiện nay, việc xử phạt hành vi hút thuốc lá trong các nhà hàng vẫn rất hạn chế. Trong vòng một năm qua, thanh tra Bộ Y tế chỉ tiến hành kiểm tra và xử phạt 100 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt 91 triệu đồng.

Theo nhiều chuyên gia y tế, trở ngại chính trong việc cấm hút thuốc ở nhà hàng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc là do ý thức của khách hàng, cùng với việc chủ nhà hàng lo ngại sẽ làm mất lòng khách, ảnh hưởng đến doanh thu. Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành của Việt Nam đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc còn cao tại một số địa điểm công cộng như: nhà hàng, quán bar...

Khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng: thuốc lá được bày bán khắp nơi, giá thuốc lá rẻ. Việc vi phạm quy định cấm quảng cáo thuốc lá tại các điểm bán cũng đang gây những khó khăn cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Trước tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, trong những năm qua, Bộ Y tế đã tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho thanh tra y tế của 63 tỉnh, thành phố về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hướng dẫn xử phạt các hành vi vi phạm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Trong năm 2017, tại Hà Nội đã kiểm tra tại 171 nhà hàng, khách sạn, phạt 23 đơn vị với số tiền 60 triệu đồng. Tại Hải Phòng kiểm tra 62 đơn vị, cơ sở kinh doanh, khách sạn, nhà hàng, phạt 12 đơn vị với số tiền 30 triệu đồng. Bộ Công an đã lập biên bản cảnh cáo 72 trường hợp, phạt tiền 55 triệu đồng, bắt và xử lý 1.602 vụ buôn lậu thuốc lá, phạt tiền 23,94 tỷ đồng. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại thuốc lá tính đến hết năm 2017 là 472 triệu đồng.

Tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho các đơn vị nhận hỗ trợ trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt hướng dẫn về quản lý tài chính và đấu thầu. Tổ chức các lớp tập huấn về theo dõi, giám sát các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng, trang bị những kiến thức và kỹ năng cho cán bộ địa phương trong theo dõi và giám sát các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường hoạt động thanh kiểm tra việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị và các tỉnh, thành phố. Cơ quan điều hành quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ kĩ thuật và giám sát thường xuyên các hoạt động do các đơn vị nhận hỗ trợ triển khai để đánh giá và điều chỉnh kịp thời các hoạt động theo tiến độ và mục tiêu đề ra.

Bà Hương kiến nghị, cần nêu cao vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật trong thẩm quyền, lĩnh vực phụ trách.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành xem xét việc không cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá theo đúng quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá như cấp phép bán lẻ thuốc lá tại các khách sạn, nhà hàng.../.

Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm chúng ta đang tự đốt đi một khoản tiền khá lớn chưa kể đến sức khỏe, sức lao động của người dân trong nền kinh tế đó. Nguồn thuế từ các công ty thuốc lá nộp vào năm 2015 là khoảng 15.000 tỷ đồng. Con số này không đủ để bù cho chi phí hao tốn do thuốc lá gây ra. Do đó nếu chúng ta không can thiệp làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá thì các hao tốn do thuốc lá càng ngày sẽ càng tăng vì tác hại của thuốc lá được tích lũy theo thời gian.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh không chỉ riêng Việt Nam, thuốc lá là một thành phần gây ra đói nghèo. 80% số người hút thuốc sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Và nếu chúng ta cứ phải trả chi phí hao tổn do thuốc lá quá nhiều thì rõ ràng sẽ khó mà chúng ta có đủ nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mà kinh tế nghèo, trung bình thì tỷ lệ hút thuốc lại cao. Nó tạo thành một vòng tròn lẩn quẩn của sự nghèo đói.

Những con số ở trên chỉ đang ước tính trên số lượng người hút thuốc lá chứ chưa tính tới chi phí hao tổn sức khỏe của những người hút thuốc lá thụ động. Vì hiện nay những người không hút thuốc lá vẫn còn hít phải khói thuốc ở ngay chính trong gia đình mình và những nơi công cộng.

TG