Thép đã tôi thế đấy phim

Thép đã tôi thế đấy![1] (tiếng Nga: Как закалялась сталь !) là một bộ phim do Mark DonskoyYuly Rayzman đạo diễn, đây là phiên bản chuyển thể điện ảnh đầu tiên của tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy !.

Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Ukraina trong những năm tháng đầu tiên sau cuộc Cách mạng Tháng Mười đã được tái hiện thông qua hình tượng người chiến sĩ Cách mạng - anh lính Hồng quân gan góc, nhiều lý tưởng và nhiệt huyết cao cả Pavel Korchagin.

Ra đời đúng thời điểm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, bộ phim nằm trong hệ thống tác phẩm văn học - nghệ thuật mang tính tuyên truyền, giáo dục ý thức chiến đấu trong nhân dân Liên Xô đang ngày đêm đương đầu với hiểm nguy từ tập đoàn Đức Quốc xã.

Thép đã tôi thế đấy phim

"Thép đã tôi thế đấy!" đã trở thành tác phẩm tinh thần cho bao thế hệ thanh niên

Thép đã tôi thế đấy! ra đời giữa bối cảnh lịch sử đặc biệt của Liên Xô cũ nhưng nguồn gốc và "xuất thân" của tác phẩm từ lâu đã bị… bỏ quên.

Thay vào đó, đứa con tinh thần của Nikolai Ostrovsky lại trở thành một thương hiệu vượt ngoài phạm vi trang sách, trở thành một công thức sống vượt qua giới hạn của một kiếp người. Và nhân vật chính Pavel Korchagin từ lâu đã là một cái tên quen thuộc đến mức chẳng cần phải giải thích, định danh gì thêm về con người văn học này.

Dù vậy, xét trên khía cạnh giá trị nghệ thuật, Thép đã tôi thế đấy! dường như luôn nằm ngoài danh sách kiệt tác văn học, ngay cả trong những năm 1930 - 1950 của Liên Xô. Nghĩ đến những đại văn hào nổi tiếng của Nga, quan điểm chính thức nhất lại là những cái tên như Fadeev hay Sholokhov, và chắc chắn không phải là Nikolai Ostrovsky.

Thế nhưng, bất chấp sự thật khó tin này, Thép đã tôi thế đấy! vẫn trở thành sách giáo khoa cho hàng trăm thế hệ thanh niên. Dần dần, tác phẩm không còn được đơn thuần xem xét ở phương diện văn học mà nó đã bước ra ngoài cuộc sống, trở thành một khuôn mẫu hành vi đáng trọng.

Trong Thép đã tôi thế đấy!, bạn có thể bắt gặp các chủ đề, câu chuyện hay thậm chí là vài đoạn mang văn phong tương tự như các cuốn tiểu thuyết cung đình thời trung cổ. Đôi khi, tác giả lại tường thuật theo lối thức giống với các bộ phim hài cổ điển.

Tuy nhiên, điều cốt yếu nhất trong tác phẩm, vượt ngoài các phương cách hình thức, lại là phẩm giá của nhân vật Pavel Korchagin, đó là sự trung thành với những lý tưởng.

Thậm chí, chính niềm tin tuổi trẻ và sức mạnh đạo đức đã mang lại cho Pavel Korchagin một nguồn sống tinh thần phi thường, vượt lên trên thể chất yếu đuối bệnh tật, bị hành hạ bởi thương hàn, bại liệt, vôi hóa cột sống và phải ngồi xe lăn.

Thép đã tôi thế đấy phim
Hình tượng Pavel Korchagin vượt lên mọi giới hạn thể chất bệnh tật

Đặc biệt, Thép đã tôi thế đấy! còn là một cuốn tiểu thuyết với mức độ phản ánh chính xác đáng kinh ngạc về thời đại, từ cách mạng, nội chiến cho tới nhiệt huyết xây dựng xã hội chủ nghĩa với đại diện sáng giá nhất chính là Pavel Korchagin.

Ở đây, Pavel Korchagin - cái tôi và cái ta - thời đại quyện hòa làm một. "Tôi" làm nên thời đại và chính thời đại làm nên "tôi". Cũng nhờ vậy, Thép đã tôi thế đấy! hiện lên đầy tráng lệ nhưng cũng đầy xúc động, chân thật.

Thông qua tác phẩm, người đọc có thể hiểu được con đường của cuộc cách mạng Nga và hiểu được cả số phận mỗi cá nhân con người trong làn sóng cách mạng lịch sử.

Đồng thời, tất cả những khám phá và giải đáp nhân văn trong câu chuyện cũng đã biến Thép đã tôi thế đấy! trở thành một sự giao hòa tuyệt đối giữa bối cảnh xã hội lịch sử và giá trị đạo đức cao cả.

Thép đã tôi thế đấy phim

Cảnh trong phim Thép đã tôi thế đấy (1975).

Template:Bảng tóm tắt về phim Template:Bài cùng tên Thép đã tôi thế đấy! (tiếng Nga: Как закалялась сталь !) là một bộ phim của Điện ảnh Liên Xô.

Mục lục

  • 1 Nội dung
  • 2 Diễn viên
  • 3 Giải thưởng
  • 4 Bên lề bộ phim
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo

Nội dung

Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nikolai Aleksandrovich Ostrovsky, bộ phim đã tái hiện một trang sử bi hùng của nhân dân Liên Xô trên miền đất Ukraina đau thương trong cuộc nội chiến ngay sau sự kiện Cách mạng tháng Mười (1917), chống bọn phản động Petlyura, quý tộc Ba Lan, chúa đất Nga và can thiệp Đức.

Diễn viên

  • Vladimir Konkin... Pavel Korchagin (Pavka)
  • Mikhail Golubovich... Artyom
  • Sergey Ivanov... Seryozha Bruzzhak
  • Antonina Lefty... Rita Ustinovich
  • Antonina Maksimova... mẹ Pavel
  • Lyudmila Yefymenko... Taya (vợ Pavel)
  • Fyodor Panasenko... lão đồng chí Tokarev
  • Elza Radzhina... Irina (người biên tập sách của Pavel)
  • Yuri Rotshteyn... Tsvetayev
  • Natalia Sayko... Tonya Tumanova
  • Konstantin Stepankov... Chính ủy Zhukhrai
  • Vladimir Talashko... chiến sĩ Hồng quân Okunev
  • Vladimir Volkov... Khodorov
  • Lev Prygunov... Faylo
  • Anatoly Barchuk
  • Nikolai Gudz
  • Lev Perfilov
  • Georgy Kulikov... Chủ tịch Ủy ban Lâm nghiệp Đường sắt

Giải thưởng

Bên lề bộ phim

Chính thức được bấm máy vào ngày mồng 3 tháng 11 năm 1973, bộ phim "Thép đã tôi thế đấy !" ngay sau khi được trình chiếu đã thực sự gây nên một hiệu ứng sôi nổi trong công chúng yêu điện ảnh Liên Xô vào những năm cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Không chỉ khơi dậy lòng tự hào truyền thống và dường như được sống lại cùng những năm tháng sục sôi của cuộc Cách mạng tháng Mười mà bộ phim đã khiến một bộ phận giới trẻ Soviet bấy giờ đang đắm chìm trong lối sống buông thả, phá cách do ảnh hưởng từ văn hóa hippy rất thịnh hành lúc này những nhiệt huyết tuổi thanh xuân tươi mới, cao cả. Riêng đối với bộ phận trí thức say mê văn học, bộ phim đã gây nên nhiều tranh luận về giá trị cao cả được chuyển tải qua tư tưởng của nhà văn Nikolai Ostrovsky. Bộ phim này cũng đem lại vinh quang và danh vọng cho diễn viên thủ vai Pavel - Vladimir Konkin, trước đó không mấy được biết đến.

Một chi tiết thú vị khác: Bộ phim được gấp rút hoàn thành để kịp lễ kỷ niệm chào mừng 57 năm ngày nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười (7/11/1917 - 7/11/1973), chỉ năm phút sau khi lên hình, cuốn phim được gửi lên một chuyến tàu đặc biệt để đem về Moskva công chiếu trên màn ảnh nhỏ.

Thêm một lý do để cho đến ngày nay, qua biết bao biến cố của lịch sử, tác phẩm điện ảnh được xem là kinh điển của Liên Xô này vẫn in dấu trong lòng khán giả là những giai điệu trầm hùng của bài hát chủ đề trong phim, tên của nó được tạm gọi là Nơi ấy bên kia sông... (phần nhạc do A.Aleksandrov soạn, N.Kool viết lời).

Nhưng hơn hết thảy, bộ phim đã nhắc nhớ lại một thời kỳ đấu tranh gian khổ của thế hệ những người con Tháng Mười đã đem nghị lực sống cao cả ra góp sức xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa yêu thương với những con người bình dị, yêu đời, không khoan nhượng trước kẻ thù.

Xem thêm

  • Dovzhenko Film Studios (hãng phim)
  • Thép đã tôi thế đấy ! (Nikolai A.Ostrovsky, tiểu thuyết)
  • Thép đã tôi thế đấy ! (1942, Liên Xô sản xuất)
  • Pavel Korchagin (1956, Liên Xô sản xuất)
  • Thép đã tôi thế đấy ! (1999, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất)

Tham khảo

  • Website chính thức của bộ phim
  • Ca khúc trong phim "Thép đã tôi thế đấy !"
  • Thông tin trên trang mạng Trung Quốc

Thể loại:Phim của Dovzhenko Film Studios Thể loại:Phim truyền hình Liên Xô Thể loại:Phim truyền hình Ukraina Thể loại:Phim dựa theo tác phẩm của Nikolai Ostrovsky Thể loại:Phim dựa theo tác phẩm của nhà văn Thể loại:Phim về Nội chiến Nga Thể loại:Phim tuyên truyền Liên Xô Thể loại:Phim tuyên truyền Ukraina Thể loại:Phim năm 1973 Thể loại:Phim năm 1975