Tại sao thận phải thấp hơn thận trái

Môi người gồm hai thận, nằm sau phúc mạc trong góc xương sườn XI và cột sống thắt lưng ngay trước cơ thắt lưng. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2 cm.

Hình. Hình thể ngoài của thận

1. Tuyến thượng thận   2. Thận   3. Động mạch thận   4. Tĩnh mạch thận   5. Niệu quản

Thận hình hạt đậu, màu nâu đỏ, mặt trơn láng được bọc trong một bao xơ dễ bóc tách. Thận có 2 mặt, 2 bờ và 2 cực.

Mặt trước lồi, nhìn ra trước và ra ngoài.

Mặt sau phẳng nhìn ra sau và vào trong.

Bờ ngoài lồi.

Bờ trong lồi ở phần trên và dưới, lõm ở giữa gọi là rốn thận là nơi động mạch tĩnh mạch, niệu quản đi qua.

2 cực là cực trên và cực dưới.

Mỗi thận nặng 150 gram, cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm. Trên phim X quang, mỗi thận cao bằng 3 thân đốt sống.

Hình chiếu

Phía trước

Thận trái: rốn thận ngang mức môn vị, cách đường giữa 4 cm. Cực dưới nằm trên đường ngang qua 2 bờ sườn.

Thận phải: rốn và cực dưới hơi thấp hơn phần này.

Phía sau

Thận trái: rốn thận ngang mức mõm ngang đốt sống L1.  Cực trên: ngang bờ trên xương sườn XI. Cực dưới: cách điểm cao nhất của mào chậu 5cm.

Thận phải: cực trên ngang bờ dưới xương sườn XI. Cực dưới cách mào chậu 3cm.

Mạc thận

Thận và tuyến thượng thận cùng bên được bao bọc trong một mạc, gọi là mạc thận, phía trên mạc thận có một trẻ ngang ngăn cách hai cơ quan này. Mạc thận có hai lá trước và sau. Giữa mạc thận và bao xơ thận là một lớp mỡ gọi là lớp mỡ quanh thận. Phía ngoài mạc thận có một lớp mỡ  khác gọi là mỡ  cạnh thận.

Liên quan

Phía trước

Thận phải: ở sau phúc mạc, gần như nằm trên rễ mạc treo kết tràng ngang.  Ðầu trên và phần trên bền trong liên quan với tuyến thượng thận phải.   Bờ trong và cuống thận liên quan phần xuống của tá tràng. Mặt trước liên quan với vùng gan, góc kết tràng phải và ruột non.

Thận trái: ở phía sau phúc mạc có rễ mạc treo kết tràng ngang bắt chéo phía trước.  Ðầu trên và phần trên bờ trong liên quan với tuyến thượng thận trái. Phần dưới liên quan với dạ dày qua túi mạc nối, tụy tạng và lách, góc kết tràng trái, phần trên kết tràng trái và ruột non.

Phía sau

Phía sau có xương sườn XII nằm ngang ở phía sau chia thành 2 tầng là tầng ngực và  tầng thắt lưng:

Tầng ngực liên quan xương sườn 11, 12, cơ hoành và ngách sườn hoành của ổ màng phổi.

Tầng thắt lưng: từ  trong ra ngoài liên quan với cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang bụng.

Hình. Liên quan mặt trước của thận

1. Tuyến thượng thận   2. Gan   3. Góc kết tràng phải  4. Hỗng tràng   5.  Dạ dày  6. Lách  7. Tụy tạng   8.  Kết tràng   9. Hỗng tràng

Hình thể trong

Ðại thể

Thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là xoang  thận, có mạch máu thần kinh, bể thận đi qua và được làm đầy bởi tổ chức mỡ. Bao quanh xoang thận là nhu mô thận có hình bán nguyệt.

Xoang thận: thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm.  Chỗ lồi có hình nón gọi là nhú thận. Ðầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận. Xoang thận chứa bể thận, đài thận cũng như mạch máu, tổ chức mỡ. Mỗi thận như vậy có khoảng 7 - 14 đài thận nhỏ. Các đài thận nhỏ họp thành 2 - 3 đài thận lớn. Các đài thận lớn tạo thành bể thận.

Nhu mô thận gồm có hai phần là tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận, đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận, phần giữa của thận có 2 - 3 tháp chung một nhú thận, phần 2 cực thận có khi 6 - 7 tháp chung nhau 1 nhú; Vỏ thận gồm cột thận là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận và tiểu thuỳ vỏ là phần nhu mô từ đáy tháp đến bao sợi.

Hình. Thiết đồ đứng dọc qua bể thận

1. Bể thận    2. Tháp thận   3. Đài thận nhỏ   4. Vỏ thận

Vi thể

Dưới kính hiển vi, thận được cấu tạo gồm các đơn vị thận, mỗi đơn vị thận gồm:

Tiểu thể thận: có 2 phần là một bao ở  ngoài xung quanh là cuộn mao mạch.

Hệ thống ống sinh niệu: gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống thu nhập.

Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn.

Quai Henle, ống thu nhập nằm trong phần tia của vỏ thận và tuỳ thận.

Có thể nói, cơ thể chúng ta được hình thành từ sự liên kết mật thiết của các cơ quan. Một trong những cơ quan giữ vai trò quan trọng đó là thận, chúng ta nên chăm sóc và bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị tổn thương. Bên cạnh đó, khá nhiều bạn thắc mắc thận nằm ở đâu và giữ vai trò gì trong cơ thể của mỗi người?

1. Cơ quan thận nằm ở đâu?

Nếu muốn tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cơ quan này đối với hoạt động của cơ thể, bạn cần tìm ra câu trả lời thận nằm ở đâu? Dựa vào yếu tố này, chúng ta hoàn toàn có thể phân tích, nhận định vai trò của chúng.

Nhìn chung, đây là một trong những cơ quan bài tiết đóng vai trò quan trọng, chúng thuộc hệ tiết niệu. Thông thường, vị trí của hai quả thận đó là ở khoang bụng sau phúc mạc, mỗi người bình thường đều sở hữu hai quả thận [đôi khi có người chỉ có 1 thận bẩm sinh], chính vì đặc điểm này nên chúng nằm đối xứng với nhau thông qua cột sống.

Rất nhiều bạn thắc mắc không biết thận nằm ở đâu trong cơ thể?

Đặc biệt, nếu nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng hơn bạn sẽ biết được vị trí của quả thận bên phải thường thấp hơn so với vị trí của thận bên trái. Khoảng cách giữa chúng có thể khoảng nửa đến một đốt sống.

Trong đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tùy từng người, vị trí thận của họ tương đối khác nhau. Để xác định vị trí của cơ quan này, bạn có thể dựa vào tuổi tác hoặc giới tính của mỗi người. Thông thường, vị trí thận ở nữ giới sẽ thấp hơn so với nam giới, vị trí thận của trẻ nhỏ cũng sẽ thấp hơn so với những người trưởng thành.

2. Cấu tạo của thận

Chúng ta không chỉ quan tâm tới vị trí của thận mà cần tìm hiểu cả cấu tạo chung của cơ quan này, chúng có những đặc điểm gì nổi bật. Đầu tiên, người ta thường chú ý đến kích thước của mỗi quả thận, chúng thường dày cỡ khoảng 3 - 4 cm, trọng lượng khoảng 150 g.

Thận là cơ quan có cấu tạo vô cùng đặc biệt, nephron là yếu tố chủ yếu cấu thành nên mỗi quả thận. Các bác sĩ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng có khoảng 1 triệu nephron cấu tạo nên thận. Trong đó, hai loại nephron được tìm thấy chủ yếu đó là nephron vỏ và cận tủy.

Nephron là yếu tố cấu thành nên quả thận.

Bên cạnh quan tâm tới vấn đề thận nằm ở đâu, bạn cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu cấu tạo chung của cơ quan này. Thận gồm 2 vùng chính chính là vỏ ngoài và vùng tủy.

Vùng vỏ bên ngoài thường có màu đỏ, đây là nơi chứa rất nhiều mao mạch, một số bộ phận của vùng này bạn có thể kể đến như: cầu thận, nang cầu thận, cột thận và nhu mô thận,… Đi sâu vào bên trong là vùng tủy thận, chúng bao gồm tháp thận, các ống thận giữa những nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

3. Nhiệm vụ của thận đối với hoạt động của cơ thể

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe rằng thận là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ràng nhiệm vụ của chúng là gì?

3.1. Tham gia vào quá trình lọc máu, các chất thải

Khi nhắc tới thận, điều đầu tiên bạn nghĩ ngay tới đó là khả năng lọc máu, lọc bỏ những chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Có thể nói, đây là chức năng chính của cơ quan này và quyết định xem hoạt động của cơ thể có ổn định hay không?

Cụ thể, thận sẽ tham gia vào quá trình lọc bỏ các loại chất thải thông qua việc hình thành nước tiểu và đưa chúng ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, tế bào máu hoặc protein có lợi cho cơ thể được giữ lại để đảm bảo hoạt động sống của chúng ta.

3.2. Tham gia vào quá trình bài tiết nước tiểu

Có lẽ ai cũng biết thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể, cụ thể là bài tiết nước tiểu. Trong đó, các đơn vị thận nephron chính là yếu tố góp phần vào sự hình thành của nước tiểu và trải qua ba giai đoạn chính, đó là quá trình lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết.

Thận tham gia trực tiếp vào quá trình bài tiết nước tiểu.

3.3. Tham gia vào quá trình điều hòa thế tích máu

Rất nhiều người không chỉ quan tâm tìm hiểu thận nằm ở đâu mà còn tập trung nghiên cứu kĩ vai trò của chúng đối với cơ thể. Có thể nói, thận là một trong những cơ quan tham gia sâu vào quá trình điều hòa thể tích máu.

Như đã phân tích ở trên, nước tiểu được hình thành nhằm mục đích giữ lượng dịch ngoại bào trong cơ thể chúng ta ở mức ổn định. Chính vì thế, bạn cần quan tâm, chăm sóc cơ quan này thật tốt, tránh để chúng bị tổn thương.

Không những vậy, cơ quan này cũng tham gia mật thiết vào quá trình tăng khả năng hấp thu vitamin D cho cơ thể, điều hòa huyết áp hoặc kiểm soát tình trạng cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng đông máu,…

4. Một số thói quen xấu có thể gây tổn thương thận

Tốt nhất, bên cạnh thắc mắc thận nằm ở đâu, mỗi người nên chủ động tìm hiểu và thay đổi thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo hoạt động ổn định của thận.

Việc không bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể khiến chức năng thận suy giảm nhanh chóng.

Như bạn đã biết, cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau để duy trì hoạt động cơ thể. Nếu chúng phải hoạt động quá nhiều, không được chăm sóc cẩn thận thì cơ quan này trở nên khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vậy những thói quen xấu nào có thể gây bệnh liên quan đến thận?

Rất nhiều người không chịu bổ sung đủ nước cho cơ thể, thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng rượu bia, nước ngọt hoặc cà phê. Đây là nguyên nhân khiến chức năng thận nhanh chóng suy giảm. Bởi vì, các chất thải trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ lâu ngày và gây bệnh.

Một số thói quen xấu như sử dụng các loại thuốc giảm đau bừa bãi hoặc nhịn tiểu cũng có thể đe dọa tới hoạt động bình thường của thận. Ngoài ra, những người có thói quen ăn nhiều món ăn mặn cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh liên quan tới thận. Chính vì thế bạn không nên chủ động tìm hiểu và thay đổi lối sống của bản thân.

5. Bí quyết bảo vệ chức năng thận

Vậy làm cách nào để bảo vệ chức năng thận, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan này? Việc đầu tiên bạn nên làm đó là tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên nạp ít nhất 2 lít nước để đảm bảo hoạt động thải độc diễn ra hiệu quả.

Bạn nên tìm hiểu bí quyết để bảo vệ chức năng thận.

Ngoài ra, chúng ta hãy hạn chế việc ăn quá nhiều muối, thay vào đó cần tăng cường các loại rau xanh tốt cho cơ thể. Đây là điều bạn cần lưu ý bên cạnh thắc mắc thận nằm ở đâu?

Có thể khẳng định rằng, thận là cơ quan bài tiết giữ nhiệm vụ rất quan trọng đối với cơ thể. Đó là lý do vì sao các bạn nên chăm sóc và bảo vệ cơ quan này thật cẩn thận, hạn chế tình trạng suy giảm chức năng thận. Hy vọng rằng bài viết này cũng phần nào giải đáp thắc mắc thận nằm ở đâu cho một số bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề