Tại di tích gò bà đao, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bao nhiêu chiếc rìu đá?

Tại di tích gò bà đao, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bao nhiêu chiếc rìu đá?

Một góc Gò Cây Tung

Theo “Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử” (PGS.TS. Bùi Chí Hoàng chủ biên, xuất bản 2018) và một số nghiên cứu có liên quan, di tích được biết đến đầu tiên với tên gọi Trà Cột, vốn là một gò đất hình bầu dục rộng hơn 11.700m2 và cao khoảng 13,5m so với chân ruộng xung quanh. Tên gọi Gò Cây Tung là do các nhà khảo cổ học định danh, vì trên gò có 2 cây tung cổ thụ, tuổi thọ hơn trăm năm. Năm 1990, những người đào vàng đào 5 hố lớn nhỏ nơi đây, làm xuất lộ một vỉa gạch ở gần bề mặt, cùng nhiều hiện vật khảo cổ ở độ sâu đến 4,5m. Đây là thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học chú ý đến di tích này.

Di tích Gò Cây Tung đã được nhiều cơ quan chuyên môn (Bảo tàng An Giang, Viện Khảo cổ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh) khảo sát và khai quật nhiều lần, từ năm 1993 đến 2008. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, di tích là một phức hợp với những vết tích thời kỳ tiền-sơ sử cùng với với dấu ấn thời văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo, thể hiện qua 3 loại hình di tích được phát hiện (kiến trúc tôn giáo, mộ táng và di chỉ cư trú), mang giá trị khoa học đặc biệt quý giá và hấp dẫn, nhất là những dấu vết thời tiền sử thuộc loại sớm nhất hiện biết ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Song, chính điều này mang lại sự phức tạp và khó phân tách các lớp văn hóa sớm muộn, dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau về niên đại và tính chất của di tích, bởi các hoạt động cải tạo qua rất nhiều thời kỳ. Đặc biệt, có giai đoạn khu vực này đã biến thành khu mộ táng và đền thờ Hindu giáo, gây xáo trộn nghiêm trọng địa tầng nguyên thủy trên phần đỉnh và sườn gò - những khu vực hàm chứa di tồn vật chất phong phú nhất.

Di chỉ cư trú của Gò Cây Tung được nhận định có niên đại kéo dài từ thời tiền sử đến giai đoạn tiền Óc Eo, trong đó giai đoạn tiền sử (niên đại khoảng 2.700-2.200 năm cách ngày nay) mang những đặc điểm gần gũi với hệ thống di chỉ cư trú thời Kim khí ở lưu vực sông Đồng Nai, thể hiện qua bộ sưu tập hiện vật đá (rìu, cuốc, đục, bàn mài, mảnh vòng trang sức, đá nguyên liệu) và đồ gốm chủ yếu từ chất liệu pha cát hạt thô và bã thực vật mịn với loại hình tiêu biểu là “nồi nấu kim loại”. Giai đoạn tiền Óc Eo (niên đại khoảng 2.200-2.000 năm cách ngày nay) đặc trưng với dấu vết cư trú sàn đất đắp, xuất hiện thêm loại gốm từ chất liệu bã thực vật đen mịn có lớp áo bên ngoài miết đen bóng (hay xám trắng) và gốm mịn màu vàng cam, được dùng làm các loại hình ly cốc, bát bồng, nồi, vò, nắp đậy… tương đồng với nhiều di tích tiền Óc Eo trên địa bàn Nam Bộ.

Trên đỉnh cao nhất của Gò Cây Tung là nền móng của kiến trúc có quy mô lớn, gồm 2 lớp chồng lên nhau: lớp dưới có kết cấu nền móng quy củ, kỹ thuật xây dựng công phu; lớp trên đã bị phá hủy gần hết, kết cấu mặt bằng phức tạp, kỹ thuật xây dựng đơn giản. Nhìn chung, kiến trúc có mặt bằng tổng thể hình chữ nhật với đường dẫn nối dài về phía đông, vật liệu chủ yếu là gạch, kỹ thuật xây chồng, xếp song song hoặc so le, có tượng thờ bằng đá và các khối trang trí có lỗ vuông... Kết hợp kết quả khai quật và so sánh bình đồ với các kiến trúc Gò Tháp An Lợi (An Giang), Lưu Cừ II (Trà Vinh) hay Bà Chúa Xứ (khu Gò Tháp, Đồng Tháp)… các nhà khảo cổ nhận định, kiến trúc Gò Cây Tung có thể là một đền thờ Hindu giáo thuộc giai đoạn hậu Óc Eo với niên đại khoảng thế kỷ VIII kéo dài đến thế kỷ IX - X hoặc muộn hơn.

Hôm chúng tôi đến, nắng ban trưa bắt đầu hanh hao. Trên gò, những cây tung cao thẳng, xòe nhiều nhánh rộng, ôm gọn khu di tích dưới bóng râm của mình, khiến khung cảnh thêm thâm trầm, bí ẩn, đậm màu thời gian. Rất nhiều mảng gạch bị rêu xanh phủ đầy. Dưới mỗi gốc cây tung cổ thụ, trên các bàn đá, người dân địa phương đặt lư hương để thắp nhang, cúng bái. Bà Neàng Hôn (64 tuổi, ngụ ấp Đông Thuận) đi chùa về, gặp chúng tôi đang mải mê chụp ảnh, nên kéo “hàng rào” bằng nhánh cây phân cách giữa nhà mình và khu di tích để mời chúng tôi vào chơi. Bà Neàng Hôn kể, gia đình bà mấy đời sinh ra, lớn lên ở nơi này nên đã quá quen thuộc từng gốc cây, viên đá ở gò, trong các trò chơi thuở nhỏ, những ngày đi về mấy lượt, nhưng nào biết bên dưới gò là gì. Người xưa dần qua đời, đám trẻ cũng già đi, nhưng cảnh vật xung quanh vẫn vắng lặng như cũ. Bà Naèng Hôn vẫn còn lưu giữ mấy mẫu đồ gốm nhặt được xung quanh để khi có khách vãng lai đến thăm, bà lại kể họ nghe…

Sau hơn chục năm được khai quật, Gò Cây Tung vẫn bảo lưu những nét đặc trưng và vẫn còn đó nhiều vấn đề chưa thực sự làm thỏa mãn giới nghiên cứu, như: đời sống vật chất của cư dân cổ, quan hệ giữa Gò Cây Tung với các di tích tiền - sơ sử của An Giang nói riêng và đồng bằng Nam Bộ nói chung, niên đại của mộ táng, chủ nhân của di tích qua các thời kỳ, diễn tiến phát triển gián đoạn qua tầng văn hóa… Bên cạnh đó, công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vẫn là một bài toán ở phía trước.

Bài, ảnh: GIA LẠC

Năm 2014 Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu khảo sát và khai quật một số địa điểm khảo cổ học tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu để giải phóng mặt bằng, xây dựng khu công nghiệp lọc hóa dầu. Sau thời gian 7 tháng tham gia khảo sát, khai quật các chuyên gia đã phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ học mới, kết quả bước đầu đã cho biết về cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của con người cách ngày nay 2000 năm…

Tại di tích gò bà đao, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bao nhiêu chiếc rìu đá?

        Xã Long Sơn nằm ở phía tây nam của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu rộng trên 90km2, địa hình bao gồm hệ thống núi non, sông rạch chằng chịt, đan xen là những giồng, gò cao. Bên cạnh đó Long Sơn có vị thế địa lý đặc biệt, nằm án ngữ ngay cửa vịnh Gành Rái, một nơi kín gió chiếm vị trí quan trọng trên con đường giao thương văn hóa kinh tế biển giữa các vùng miền…Năm 2002 Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp Bảo tảng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện ra một số di tích khảo cổ học trên đảo Long Sơn: Giồng Ông Trượng. Giồng Lớn, Kênh Tập Đoàn, Gò Ông Kiểng, Gò Găng….Những di tích di vật phát hiện được cho thấy các địa điểm này có niên đại khoảng 3000 đến 2000 năm cách ngày nay. Những di tích di vật này là nguồn sử liệu quý báu để chúng ta tìm hiểu về lịch sử giai đoạn đầu công nguyên của vùng đất Bà Rịa -Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.

          Sau thời gian tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật khảo cổ học tại khu vực có liên quan đến khu vực xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn các chuyên gia đã phát hiện hàng loạt các di tích khảo cổ học thuộc loại hình cư trú, mộ táng đồng thời thu thập nhiều hiện vật có giá trị nhằm phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử văn hóa và thông tin khoa học liên quan về vùng đất có lịch sử lâu đời với quá trình tụ cư của các cư dân cổ. Bài viết này trình bày một số kết quả từ cuộc khảo sát, thăm dò, khai quật tại các địa điểm Gò Trâm Bầu 1, Gò Trâm Bầu 2, Gò Ông Kiểng, Bãi Cá Sóng, Giồng Ông Trượng.

 Địa điểm Gò Trâm Bầu 1: Đây là một đất cao hơn so với mặt bằng xung quanh trên 1 m, diện tích khoảng 800m2, hiện nay được sử dụng để dựng chòi chứa muối. Khảo sát bề mặt gò có nhiều mảnh gạch xuất lộ, đoàn tiến hành mở 6 hố thám sát ở trung tâm và ven gò tổng diện tích 78 m2. Địa tầng của gò có cấu trúc như sau: lớp 1 là lớp đất đắp bồi thêm dày 0,2m đất thịt pha sét có màu nâu sẫm, chứa mảnh vật liệu và gốm. Lớp 2 dày 0,6m đất xám đen pha lẫn đất sét màu xanh dẻo chứa gạch, lẫn ít gốm và các mảnh xỉ lò. Lớp 3 sinh thổ là đất sét lẫn sỏi. Căn cứ vào địa tầng hiện vật thu được trong các hố thám sát địa điểm này là lò nung gạch xây dựng có thể thuộc giai đoạn Óc Eo tương đồng với di tích Giồng Am niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên.

Địa điểm Gò Trâm Bầu 2: Đây là một gò nhỏ nằm cách gò Trâm Bầu khoảng 150 m về phía đông bắc, diện tích khoảng 90m2. Trên bề mặt gò xuất lộ nhiều mảnh gạch dạng Giồng Am. Đoàn mở một hố thám sát có diện tích 15m2, ngay ở giữa gò. Kết quả nghiên cứu địa tầng văn hóa cho thấy đây là một gò đất mới được đắp trong thời gian gần đây để làm nơi dựng chòi chứa muối, các mảnh gạch nằm trong địa tầng là kết quả việc thu gồm các vật liệu nằm rải rác trong quá trình canh tác ruộng muối đổ về đây để tôn nền.

Địa điểm Gò Ông Kiển: Được phát hiện và đào thám sát vào năm 2002, đây là một gò đất pha cát nổi cao so với mặt bằng xung quanh gần 1 mét, hình chữ nhật, diện tích trên 1.000m2, nằm ở phía đông khu vực xây dựng tổ hợp hóa dầu, cách bờ vịnh Gành Rái khoảng 200 mét về phía đông bắc. Trên bề mặt xuất hiện rải rác các mảnh gạch dạng di tích Giồng Am (Long An). Đoàn khảo cổ tiến hành đào 2 hố thám sát ở hai đầu phía đông và tây với tổng diện tích 28 m2. Kết quả địa tầng dày khoảng 0,6m, được đắp tôn nền trong thời gian gần đây, tầng sinh thổ là cát, các mảnh gạch có mặt ở đây được thu gom trong quá trình ruộng muối và tập trung về đây.

 Địa điểm Bãi Cá Sóng: Nằm rìa phía tây nam của đảo đây là bãi biển dạng sình lầy nằm ven vịnh Gành Rái, chiều dài khoảng 2km. Khi thủy triều xuống, lộ ra bãi tính từ bờ ra mép nước rộng khoảng 100 mét. Công việc khảo sát thu thập hiện vật ở Bãi Cá Sóng phụ thuộc vào chế độ thủy triều phần lớn hiện vật xuất lộ do nước biển xâm thực bào mòn do đó không xác định được địa tầng văn hóa. Phương pháp chính là khảo sát khoanh vùng các địa điểm tập trung nhiều hiện vật sau đó tiến hành thu thập hiện vật. Hiện vật đá gồm 17 rìu tứ giác và rìu có vai, phác vật và mảnh vỡ rìu. Loại hình rìu bôn có vai và tứ giác dường như được mài nhưng không hết, phần đốc và 2 cạnh chỉ được mài sơ qua nhiều vị trí còn dấu vết ghè. Về cơ bản các loại rìu đá ở đây giống các  loại hình ở  Đông Nam Bộ hay văn hóa Đồng Nai. Ngoài ra còn tìm thấy 2 đá mài bằng đá mịn và cuội cát kết. Hiện vật gồm thu được 12.872 mảnh. Mảnh miệng 3799 mảnh, với nhiều kiểu miệng (9 loại), phổ biến nhất là loại miệng khum cong và khum gập trên có trang trí các loại hoa văn: ấn lõm, cắt vát hình hat đậu, bên ngoài văn in ô vuông hoặc văn thừng, văn dập kiểu lá dừa, xương cá…Mảnh thân gốm tìm thấy 8774 mảnh. Đa số hoa văn đã bị mờ do tác động của sóng biển, số ít xác định gốm có văn ô vuông, văn chải, văn khắc vạch…Kết quả khảo sát và thu thấy hiện vật tại địa điểm Bãi Cá Sóng cho thấy ngoài các hiện vật do nước biển làm xuất lộ, có những dải gốm găm sâu vào đất sình lầy khá ổn định. Đây có thể là các dấu tích cư trú của dân cư ven biển, hình thức cư trú là nhà sàn đươc dựng trên khu vực sình lầy ngập mặn. kiểu cư trú này đã tìm thấy ỏ một số di tích trong khu vực tiêu biểu như Bưng Bạc (xã Long Phước, thành phố Bà Rịa), Bưng Thơm (xã Long Tân, huyện Đất Đỏ)…

 Địa điểm Giồng Ông Trượng: là một giồng cát kéo dài theo hướng đông bắc tây nam, nằm sát bờ vịnh Gành Rái. Đầu phía tây nam của giồng chịu sự xâm thực mạnh của thủy triều. Tại đây các nhà khảo cổ học đã khai quật toàn bộ bề mặt giồng với tổng diện tích là 5.000m2 với 13 hố khai quật được mở cách nhau một bờ khống chế rộng 1m. Kết quả từ các hố khai quật đã làm rõ các loại hình di tích cũng như thu được  một sưu tập hiện vật khá phong phú về loại hình và chất liệu. Về cơ bản phần lớn đia tầng di chỉ Giồng Ông Trượng gồm 3 lớp. Lớp 1 là cát pha nhiều bã thực vật. rễ cây dày từ 0,1 đến 0,2m. Lớp 2 là lớp chứa các di tích di vật có độ dày trung bình 0,4m. Lớp 3 là sinh thổ là mền sét biển màu vàng hoặc đen đóng phèn cứng. Đặc biệt ở khu vực hố 2 địa tầng có sự khác biệt qua nghiên cứu cho thấy 2 vị trí này là đất phù sa sông suối cổ, mịn có màu vàng sẫm khác hẳn với địa tầng của khu vực ngập mặn. Nhiều khả năng đất ở hai vị trrí này có thể mang từ nơi khác đến. Di tích tìm thấy ở địa điểm Giồng Ông Trượng nằm tập trung tại đầu phía đông và khu trung tâm giồng, các vị trí khác đều có gốm trong địa tầng tuy nhiên mật độ gốm thưa và rải rác. Các loại hình di tích được phát hiện gồm di tích nền gia cố, di tích mộ táng và di tích vật liệu.. Di tích mộ táng được phát hiện trong hố khai quật 4 D, đây là một ngôi mộ chum xuất lộ ở độ sâu 0,77m. Chum chôn đứng đáy hình cầu phần thân và vai đã bị sập vỡ. Trong chum và bên ngoài không thấy hiện vật tùy táng. Qua đối chiếu so sánh cho thấy chum táng giống loại hình thân trụ đáy trứng, vai gẫy ở di tích Giồng Cá Vồ huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Tại phần mở rộng của hố 4D gần với vị trí mộ chum phát hiện các cụm mảnh gốm và dọi xe chỉ có thể là dấu tích của mộ táng.

Khu vực xây dựng tổ hợp hóa dầu nằm trong diện tích 400 ha nằm về phía tây nam đảo Long Sơn. Đây là khu vực rộng có địa hình phức tạp. các di tích khảo cổ phần lớn tập trung ở khu vực ven vịnh Gành Rái và trên các  gò nổi cao xung quanh là khu vực ngập mặn. Trong các địa điểm khảo cổ học được phát hiện đợt này phản ánh đặc điểm như sau. Địa điểm giồng cát Rạch Già Nước là di tích cư trú ngắn hạn của cư dân cổ, gốm tìm thấy ở đây miệng khum, vành miệng ấn lõm tương đồng với gốm Giồng Cá Vồ (thành phố Hồ Chí Minh). Niên đại cách ngày nay khoảng 2500 đến 2000 năm. Địa điểm Gò Trâm Bầu 1 là nơi sản xuất và nung  gạch tương đồng với di tích Giồng Am niên đại khoảng 1600 đến 1400 năm cách ngày nay. Ngoài 2 địa điểm trên trong quá trinh khảo sát còn phát hiện các điểm có di vât cổ nằm đơn lẻ,rải rác tren các ruộng muối hoặc đùng nuôi trồng thủy sản…Giồng Ông Trượng xác định tồn tại các dạng di tích như cư trú, mộ táng và hoạt động có liên quan đến sản xuất gạch. Niên đại các di tích ở đây sơ bộ được xác định khung niên đai từ 2500  đến 1400 năm cách ngày nay. Địa điểm Bãi Cá Sóng cho thấy có dấu hiệu cư trú của cư dân cổ ven biển hình thức sống trên các nhà sàn trên khu vưc sình lầy ngập mặn. Bằng chứng là tìm thấy các dải gốm phân bố thành các cụm khá dày nằm trong lớp sình lầy chi bị bào mòn bởi sóng biển và thủy triều.

Nguyễn Văn Tâm