So sánh ức chế cox1 với ức chế cox2 năm 2024

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được dùng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ tác dụng của thuốc. Đặc biệt, khi sử dụng không đúng cách, người dùng có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe.

So sánh ức chế cox1 với ức chế cox2 năm 2024

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là gì?

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là thuốc giúp giảm đau, chống viêm, có hay không có hạ sốt, không có steroid trong cấu trúc. Chúng khác với nhóm kháng viêm corticosteroid có tác dụng phụ là giữ muối và nước. Các loại thuốc kháng viêm không steroid thường gặp như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac…

So sánh ức chế cox1 với ức chế cox2 năm 2024

Các loại thuốc kháng viêm không steroid phổ biến

Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của hai loại enzyme COX-1 và COX-2 gồm: (1)

1. Aspirin

Đây là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, ngăn kết tập tiểu cầu. Nếu không được dùng đúng cách, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày… Vì thế, hiện nay, aspirin ít được dùng. Bác sĩ thường được chỉ định sử dụng thuốc với liều thấp để hỗ trợ chống đông máu trong những trường hợp người bệnh có nguy cơ về tim mạch.

2. Ibuprofen

Nếu so với aspirin, công dụng giảm đau của ibuprofen mạnh hơn. Các tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này là rối loạn tạo máu, kích ứng tiêu hóa…

3. Diclofenac

Hiệu quả giảm đau của diclofenac được đánh giá cao hơn aspirin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với đường tiêu hóa như viêm loét, xuất huyết dạ dày, thiếu máu…

Những loại thuốc khác thuộc nhóm này: Naproxen, ketoprofen… với công dụng cùng tác động ngoại ý tương tự các loại thuốc đã đề cập.

Những loại thuốc nhóm NSAID có khả năng ức chế enzyme COX-2 gồm: (2)

  • Meloxicam: Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp… với tác dụng là giảm đau. Meloxicam thường ít gây tác dụng phụ lên hệ tim mạch, đường tiêu hóa so với những nhóm thuốc trên.
  • Những hoạt chất khác: Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib… có tác dụng tương tự meloxicam. Tuy nhiên, 2 hoạt chất rofecoxib và valdecoxib đã bị rút khỏi thị trường lần lượt vào năm 2004 và 2005.

Công dụng của nhóm thuốc NSAID

Công dụng của thuốc kháng viêm không steroid là giảm đau, chống viêm, hạ sốt chống kết tập tiểu cầu. Tùy thuộc mỗi loại thuốc, mức độ của những tác dụng này sẽ biểu hiện ít hay nhiều, cụ thể: (3)

  • Hạ sốt: Các loại thuốc chống viêm không steroid giúp tăng quá trình thải nhiệt, lập lại thăng bằng cho trung tâm nhiệt tại vùng dưới đồi, từ đó hỗ trợ hạ thân nhiệt.
  • Giảm đau: Thuốc kháng viêm không steroid có khả năng ức chế sinh tổng hợp PGF2 alpha, làm giảm tính cảm thụ của những đầu dây thần kinh cảm giác với những chất gây đau gồm serotonin, histamin… giúp người dùng giảm đau. Thuốc được sử dụng trong những trường hợp đau ở mức độ nhẹ và vừa như đau răng, đau đầu, đau khớp, không có công dụng giảm đau mạnh như nhóm giảm đau opioid (morphin).
  • Chống viêm: Thuốc có khả năng ức chế sinh tổng hợp những prostaglandin thông qua ức chế enzym cyclooxygenase. Ngoài ra, NSAID còn có tác dụng ức chế những kinin (chất trung gian hóa học của phản ứng viêm). Thuốc kháng viêm không steroid giúp làm bền vững màng lysosome của đại thực bào, hỗ trợ giải phóng những enzym tiêu thể và những ion superoxyd dẫn tới giảm viêm.
  • Chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu: Thuốc giúp ức chế enzym thromboxan synthetase, hỗ trợ làm giảm tổng hợp thromboxan A2 (chất làm đông vón tiểu cầu). Thế nhưng, ở liều lượng cao, thuốc có thể làm tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu.

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm NSAID khi nào?

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Người mắc các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng…
  • Người mắc bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thể…
  • Người mắc bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau vai gáy…
  • Người mắc những bệnh lý phần mềm do thấp như viêm khớp vai, hội chứng De Quervain, viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng đường hầm cổ tay…
  • Người mắc các bệnh xương khớp có thể được chỉ định dùng NSAID

So sánh ức chế cox1 với ức chế cox2 năm 2024

Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid gồm:

1. Nguy cơ với hệ tiêu hóa

Dùng thuốc NSAID có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như thủng hoặc loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Mức độ nguy cơ trên đường tiêu hóa sẽ khác nhau tùy theo loại thuốc NSAID. Trong đó, những thuốc ức chế chọn lọc trên COX-2 như arcoxia, celebrex… thường có nguy cơ thấp hơn.

Một số đối tượng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như:

  • Người cao tuổi
  • Dùng liều cao kéo dài
  • Từng bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Dùng đồng thời với những thuốc chống đông máu và corticosteroid
  • Hút thuốc hay uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng NSAID cùng một trong những loại thuốc bảo vệ đường tiêu hóa như:

  • Misoprostol
  • Thuốc ức chế tiết acid thuốc nhóm ức chế bơm proton PPI như omeprazole, esomeprazole, rabeprazole, lansoprazole
  • Nhóm đối kháng thụ thể H2 như famotidine, ranitidine…

2. Nguy cơ trên tim mạch

Những nhóm thuốc NSAID (ngoại trừ aspirin) đều có nguy cơ làm tăng nặng tình trạng suy tim, những biến cố huyết khối trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhóm thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2, diclofenac là những loại thuốc được ghi nhận gây nguy cơ tim mạch nhiều nhất.

Naproxen (một NSAID không chọn lọc) có khả năng ức chế COX-1, có thời gian bán thải dài. Đây được cho là loại thuốc có tính an toàn hơn trên tim mạch. Vì thế, khi cần sử dụng NSAID, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để chọn thuốc với liều lượng dùng thích hợp.

Đối với các trường hợp đang được chỉ định dùng aspirin cần thông báo với bác sĩ biết trước khi sử dụng NSAID. Do một số thuốc kháng viêm không steroid có thể ảnh hưởng tới tác dụng của aspirin.

Đặc biệt, khi dùng thuốc NSAID, nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, yếu một bên người, đột nhiên nói ngọng, cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.

3. Nguy cơ suy thận

Thuốc kháng viêm không steroid có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Vì thuốc có thể làm giảm tưới máu tới thận. 1 – 5% người sử dụng NSAID có khả năng gặp tác dụng phụ ở thận. (

)

Tuy tình trạng suy thận cấp không thường gặp vẫn cần cẩn trọng ở người mắc bệnh suy tim, xơ gan, bệnh thận mạn hoặc người đang bị mất nước (tiêu chảy, nôn ói…), người cao huyết áp hoặc bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận.

So sánh ức chế cox1 với ức chế cox2 năm 2024
Dùng thuốc kháng viêm không steroid sai cách có thể gây suy thận

4. Nguy cơ nhiễm độc gan

Việc dùng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài hiếm khi gây độc tính ở gan, ngay cả khi sử dụng với liều lượng cao. Người dùng xuất hiện độc tính ở gan do dùng NSAID chủ yếu là do tăng men gan. Tuy nhiên, trường hợp này không thường gặp.

5. NSAID và phụ nữ có thai

Ngoài aspirin ở liều lượng thấp, tất cả những NSAID đều chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Vì thuốc có khả năng gây đóng ống động mạch sớm ở trẻ sơ sinh. Paracetamol thường được ưu tiên chỉ định dùng cho thai phụ để giúp giảm đau, hạ sốt.

Chống chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc kháng viêm không steroid chống chỉ định đối với các trường hợp như:

  • Người mắc bệnh chảy máu không kiểm soát
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Người bị loét dạ dày
  • Người bệnh suy gan ở mức độ nặng
  • Người bệnh suy thận
  • Thai phụ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý của bác sĩ

Khi sử dụng NSAID để giảm đau hoặc chống viêm, thời gian điều trị không nên dài quá 10 ngày. Liều lượng sử dụng cần được điều chỉnh thích hợp với độ tuổi, cân nặng và chức năng gan thận của người dùng.

Nguyên tắc dùng thuốc kháng viêm không steroid là sử dụng liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện tác dụng phụ sớm ngay trong tuần đầu dùng thuốc.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trước và trong quá trình dùng thuốc kháng viêm không steroid cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những thông tin quan trọng như tình trạng sức khỏe, bệnh lý và những loại thuốc đang dùng (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc, cần dừng dùng thuốc ngay, đồng thời đi gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí phù hợp.