So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Hoàng thành Huế, nơi đặt các công trình kiến trúc quan trọng nhất của triều Nguyễn (1802-1945), là một phần quan trọng thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới 12/1993. Trải qua 143 năm, nơi đây từng tồn tại khoảng 150 công trình thuộc 10 phân khu chức năng chính: Môn & Khuyết đài, Ngoại Triều, Tử Cấm Thành, Thái Miếu, Thế Miếu, Phụng Tiên Cung, Diên Thọ Cung, Trường Sanh Cung, Nội Vụ Phủ và Cơ Hạ Viên. Hiện nay, các công trình còn lại trong Hoàng Thành Huế không nhiều, khoảng 1/4 công trình đã được trùng tu và phục dựng, đa số các công trình chính đã bị sụp đổ hoàn toàn.

So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Tóm tắt lịch sử triều Nguyễn và quá trình xây dựng Hoàng Thành Huế

Việc thành lập vương quốc Đàng Trong tại vùng đất Thuận Hoá bắt đầu từ khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá năm 1558[1]. Từ đó đến 1777, các Chúa Nguyễn không ngừng xây dựng thành một thế lực độc lập và mở mang bờ cõi về phía Nam. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn (1778-1802), lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên nhà Nguyễn (1802-1945).

Đồ án xây dựng Kinh Thành (京城) Huế do đích thân Hoàng đế Gia Long thiết kế từ năm 1803[2]. Để xây dựng Kinh Thành Huế, Hoàng đế Gia Long đã cho di dời 9 ngôi làng trong khu vực Kinh Thành ngày nay, cải tạo và nắn dòng chảy các sông tự nhiên để thiết lập hệ thống thủy đạo liên hoàn trong Kinh Thành

Vòng thành của Kinh Thành Huế được thiết kế theo thức Vauban (Star shaped Citadel), là nơi đặt các cơ quan hành chính, quân sự triều Nguyễn, nơi sinh sống của quan lại và dân binh. Bên trong vòng thành này là Hoàng Thành (皇城), có mặt bằng gần vuông, là nơi đặt cơ quan quan trọng nhất của triều Nguyễn. Bên trong Hoàng Thành là Tử Cấm Thành (紫禁城), nơi sinh sống và làm việc của Hoàng đế, Hoàng gia và Nội các triều Nguyễn

Lịch sử xây dựng Hoàng Thành Huế có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: từ đầu thời Gia Long đến thời Minh Mạng là thời kỳ lập kế hoạch và xây dựng;
  • Giai đoạn 2: từ thời Thiệu Trị đến nửa đầu thời Tự Đức là hoạt động sửa chữa, cải tạo những công trình đã được xây dựng trước đó;
  • Giai đoạn 3: từ nửa sau thời kỳ Tự Đức đến thời Đồng Khánh là thời kỳ bảo dưỡng, sửa chữa và thu nhỏ qui mô;
  • Giai đoạn 4: từ thời Khải Định đến thời Bảo Đại là thời kỳ tiếp biến văn hoá Việt – Pháp và chuyển đổi phong cách, thay đổi kỹ thuật xây dựng.

So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Hiện trạng của Kinh Thành Huế sau 1805

Quy hoạch không gian chức năng

Mặt bằng Hoàng Thành Huế có hình dạng gần vuông, với tường thành phía Đông và Tây dài 155 trượng 5 thước (khoảng 622m); tường thành phía Bắc và Nam dài 151 trượng (khoảng 604m); chiều cao 1 trượng 5 tấc (khoảng 4,2m) và dày 2 thước 6 tấc (khoảng 1,04m) [2,3]. Hoàng Thành Huế gồm có 10 hạng mục/khu vực chức năng như sau:

  1. Môn và Khuyết đài: được xây dựng năm 1804, khuyết đài nằm ở giữa 4 mặt của tường Hoàng Thành và môn được đặt bên cạnh khuyết đài, riêng Khuyết đài Nam được thay bằng Ngọ Môn với 5 cửa vào năm 1833.
  2. Ngoại Triều: là nơi tổ chức các đại lễ của đất nước, được xây dựng và hình thành quy mô như hiện nay là từ thời Minh Mạng (1820-1841).
  3. Thái Miếu: được xây dựng vào năm 1804 dưới thời Gia Long, có chức năng thờ cúng tổ tiên nhà Nguyễn (gồm 9 Chúa Nguyễn).
  4. Thế Miếu: được xây dựng và hoàn thành từ 1821-1824, dưới thời Minh Mạng, có chức năng thờ cúng Hoàng đế nhà Nguyễn.
  5. Tử Cấm Thành: được bắt đầu xây dựng từ những năm đầu thời Gia Long, có chức năng vừa là nơi Hoàng đế thường triều, vừa là nơi Hoàng đế và Hoàng gia sinh sống.
  6. Nội Vụ Phủ: được quy hoạch và xây dựng vào năm 1839 dưới thời Minh Mạng, có chức năng là cất giữ, quản lý kho báu của Hoàng gia nhà Nguyễn.
  7. Phụng Tiên Cung: được quy hoạch và xây dựng vào năm 1837 dưới thời Minh Mạng, có chức năng thờ cúng Hoàng đế và hoàng hậu các đời nhà Nguyễn.
  8. Cơ Hạ Viên: là nơi đọc sách, vườn dạo của Hoàng đế và học tập của Hoàng Tử.
  9. Diên Thọ Cung: là khu vực Hoàng Thái Hậu sinh sống, chức năng khu vực này được quy hoạch từ thời Gia Long với tên gọi Trường Thọ Cung.
  10. Trường Sanh Cung: vào năm 1822, Hoàng đế Minh Mạng đặt tên khu vực này là Trường Ninh Cung với chức năng ban đầu là nơi ngắm cảnh của Hoàng đế và Hoàng Thái Hậu. Từ 1846, thời Thiệu Trị, khu vực này dùng làm nơi sinh sống của Thái Hoàng Thái Hậu.

Nhìn chung, Tổng thể Hoàng Thành Huế đã được quy hoạch theo một trật tự nghiêm ngặt, các khu vực chức năng được bố trí đăng đối qua trục Dũng Đạo (trục chính) của Hoàng Thành, trục này nối từ chính giữa của tường thành phía Bắc đến chính giữa tường phía Nam. Trên trục Dũng Đạo, các khu vực chức năng tối quan trọng của triều Nguyễn được bố trí gồm khu vực Ngoại Triều và Tử Cấm Thành. Các khu vực chức năng khác được bố trí đối xứng tương đối ở 2 bên Đông – Tây của trục Dũng Đạo, có tường bao quanh tạo thành từng khu vực độc lập với các chức năng thờ cúng và sinh hoạt của Hoàng gia.

So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Kinh Thành Huế (theo B.A.V.H 1933)

Đặc điểm kiến trúc công trình

Các công trình trong Hoàng Thành Huế có công năng đa dạng gồm: thờ cúng, làm việc, ăn ở, giải trí, kho,… những công trình này được đặt thành những nhóm tên theo chữ Hán gồm: Miếu, Điện, Đường, Vu, Lâu, Các… đồng thời, có những biểu hiện khác nhau về hình dạng mặt bằng, cấu trúc mặt cắt, hình thức mái, chiều cao, trang trí, vật liệu sử dụng… Các công trình ở trong Hoàng Thành Huế về cơ bản có dạng mặt bằng hình chữ nhật, hình vuông và hình bát giác. Các công trình quan trọng nhất dành cho Hoàng đế có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 2 hoặc 3 toà nhà kết nối với nhau cùng đặt trên một nền móng và có 2 tầng mái theo kiểu “Trùng Thiềm Điệp Ốc”, những công trình còn lại có mặt bằng đơn dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông có 1 hoặc 2 tầng mái, là những kiến trúc dân dụng Hoàng gia.

Nền công trình được làm bằng đá, mặt nền lát gạch bát tràng có tráng men xanh hoặc men vàng, hệ kết cấu chịu lực công trình vào giai đoạn đầu của triều Nguyễn (thời Gia Long đến nửa đầu thời Tự Đức) được làm bằng các loại gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sến, táu… Vào giai đoạn sau của triều Nguyễn (nửa sau thời Tự Đức đến thời Bảo Đại) có sử dụng thêm gạch hoa, kết cấu bê tông cốt thép (bê tông vôi xi măng và thép bản), tường xây gạch. Mái được lợp bằng các loại ngói như: thanh lưu ly, hoàng lưu ly (đối với những công trình có đẳng cấp cao), ngói âm dương hoặc ngói liệt (đối với những công trình có đẳng cấp thấp hơn).

Một số thuật ngữ kiến trúc cơ bản: nghiên cứu chọn Thái Hoà Điện, một công trình quan trọng còn lại đến ngày nay làm trường hợp nghiên cứu điển hình, một số thuât ngữ kiến trúc cơ bản được thể hiện qua mặt bằng và mặt cắt Thái Hoà Điện như sau:

So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Mặt bằng Hoàng Thành Huế (theo B.A.V.H 1928)

Sự phân cấp và các loại hình kiến trúc Cung Điện

Sự phân cấp kiến trúc: Căn cứ vào mô tả từ các nguồn sử liệu của triều Nguyễn, sự phân cấp của các loại hình kiến trúc trong Hoàng Thành Huế được nhận biết một cách rõ ràng bằng những từ nguyên chữ Hán bao gồm:

  1. Miếu (廟): là công trình chính trong các khu vực có chức năng thờ cúng và đặt ở vị trí trung tâm trên trục chính của mỗi cụm kiến trúc.
  2. Điện (殿): là tên gọi loại công trình có 2 chức năng: nơi Hoàng đế và Hoàng gia làm việc, sinh sống hoặc có chức năng thờ cúng. Trong các khu vực có chức năng sinh sống và làm việc, Điện sẽ đóng vai trò là kiến trúc chính, nằm trên trục chính và ở vị trí trung tâm của mỗi khu vực. Trong các khu vực thờ cúng, Điện được phân cấp sau hình thức Miếu, lúc này Điện có chức năng phụ trợ cho công trình chính.
  3. Phủ (府): là công trình có chức năng làm việc của quan lại, trong Hoàng Thành Huế thể loại Phủ có chức năng quản lý và lưu trữ tài sản của triều đình nhà Nguyễn.
  4. Đường (堂), Vu (廡), Viện (院): Đường là tên gọi chung của các loại công trình giải trí, thư giãn của Hoàng đế hoặc nơi ở của Thái Tử; Vu là nơi làm việc của quan lại; Viện có nhiều chức năng khác nhau như: nơi làm việc của quan lại, nhà thuốc hay nơi ở của các phi tần.
  5. Lâu/Lầu (樓), Các/Gác (廡), Đình (亭), Tạ(榭): là công trình dùng để Hoàng đế và Hoàng Gia đến ngắm cảnh, dạo chơi và đọc sách.
  6. Tự/Từ (寺/祠), Miếu (廟), Am (庵): là công trình thờ cúng thần linh.
  7. Ty/Khố/Trù (司/庫/廚): là công trình phụ trợ như nơi làm việc của quan lại, nhà kho hoặc nhà bếp.
  8. Sở (所): là công trình nhà bếp, nấu ăn cho Hoàng đế và Hoàng gia.
  9. Xá (廊), Vệ (衞): là công trình dành cho lính canh gác.
  10. Lang (廊): lối giao thông có mái che, kết nối giữa các công trình kiến trúc.
  11. Hiên (軒): là công trình dùng để Hoàng đế và Hoàng gia ngắm cảnh và dạo chơi.
  12. Phòng (房): là nơi làm việc của quan lại, lính canh gác hoặc nhà kho chứa đồ.
  13. Đài (台): là thể loại nền đặc, được xây cao hơn mặt đường, là nơi binh lính canh gác.
  14. Môn (門): là công trình dùng để đi ra vào các khu vực.

Các loại hình kiến trúc Cung Điện: Dựa trên sự phân cấp ở trên và thông qua việc phân tích không gian mặt bằng, cấu trúc mặt cắt của các công trình, hình thức kiến trúc Cung Điện trong Hoàng Thành được nhận diện qua các loại hình sau:

1. Kiến trúc Miếu

  1. Trùng Thiềm Điệp Ốc (2 nóc, 2 tầng mái): kiểu công trình được hình thành từ các mặt bằng hình chữ nhật ghép cạnh nhau và cùng trên 1 nền, có 2 bộ mái riêng được nối với nhau bằng hệ thống vì vỏ cua, bên trên là máng thu nước mưa. Công trình thuộc thể loại Miếu chính có 2 nóc mái, 2 tầng mái, mái dốc 4 phía, tạo nên toàn bộ công trình có 12 mái.
  1. Phương Đình (1 nóc, 2 tầng mái): công trình có mặt bằng hình vuông, có 1 nóc mái, 2 tầng mái và mái dốc 4 phía, tạo nên công trình có 8 mái dốc.

2. Kiến trúc Điện

  1. Trùng Thiềm Điệp Ốc (3 nóc, 2 tầng mái): công trình có 3 mặt bằng hình chữ nhật ghép vào nhau trên cùng 1 nền, công trình có 3 nóc mái, với 2 tầng mái và mái dốc 4 phía tạo nên công trình có 16 mái dốc. Dưới đây là cấu trúc cơ bản của dạng Điện này, tuy nhiên công trình được chọn nghiên cứu điển hình là Ngưng Hy Điện (Lăng Đồng Khánh, nằm bên ngoài Hoàng Thành Huế), được xây dựng vào năm 1888.
  1. Trùng Thiềm Điệp Ốc (2 nóc, 2 tầng mái): công trình có 2 mặt bằng hình chữ nhật ghép vào nhau trên cùng 1 nền, có 2 nóc mái, với 2 tầng mái và mái dốc 4 phía tạo nên công trình có 12 mái dốc.
  1. Phương Đình (1 nóc, 2 tầng mái): công trình có mặt bằng hình vuông, 1 nóc mái, 2 tầng mái và mái dốc 4 phía, tạo nên công trình có 8 mái dốc. Hiện nay, công trình bị phá huỷ nên chọn Chiêu Kính Điện (khu vực Thái Miếu) làm trường hợp điển hình.

3. Kiến trúc Cung Các

  1. Kiến trúc Lâu/Các (1 nóc, 2 hoặc 3 tầng): công trình có mặt bằng hình chữ nhật, 1 nóc mái, cao 2-3 tầng, mái dốc 4 phía tạo thành công trình có 8 hoặc 12 mái.
  1. Kiến trúc Đường, Vu, Viện (1 nóc, 2 tầng mái): công trình có mặt bằng hình chữ nhật, cao 1 tầng, 1 nóc mái, có 2 tầng mái và mái dốc 2 hoặc 4 phía.
  1. Kiến trúc Hiên (1 nóc, 1 tầng mái): công trình có mặt bằng hình chữ nhật, cao 1 tầng, 1 nóc mái, 1 tầng mái và mái dốc 2 phía, tạo thành công trình có 2 mái.
  1. Kiến trúc Đình, Tạ: công trình có mặt bằng hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình bát giác. Kiến trúc này có 1 tầng, 1 hoặc 2 tầng mái, 1-2 nóc.
  1. Kiến trúc Trù, Khố: công trình có mặt bằng hình chữ nhật, cao 1 tầng, 1 nóc mái, 1 tầng mái và mái dốc 4 phía.
  1. Kiến trúc Lang: công trình có mặt bằng hình chữ nhật kéo dài, cao 1 tầng, 1 nóc mái, 1 tầng mái và mái dốc 2 phía.

So sánh tử cấm thành với kinh thành huế

Một số công trình tiêu biểu cho các kiểu kiến trúc trong Hoàng thành Huế

Kết luận

Kiến trúc Cung Điện trong Hoàng thành Huế từng tồn tại một số lượng lớn, tuy nhiên xét theo từng nhóm tên gọi thì có 23 tên gọi cho các thể loại: Miếu, Điện, Phủ, Đường, Vu, Viện… Việc phân cấp 23 thể loại này thành 14 cấp bậc nhằm làm rõ nguyên tắc bố trí các công trình kiến trúc trong từng khu vực của Hoàng Thành nói riêng và tổng thể Hoàng Thành Huế nói chung. Đồng thời, thông qua phân tích không gian mặt bằng và cấu trúc mặt cắt có thể nhóm các loại hình kiến trúc đó thành 3 nhóm kiến trúc chính: kiến trúc Miếu, Điện và Cung Các. Với mỗi nhóm kiến trúc chính có những dạng cấu trúc cơ bản để bước đầu nhận diện quy chế trong thiết kế kiến trúc Cung Điện triều Nguyễn.