Sinh 8 miễn dịch là gì

Khả năng miễn dịch đạt được đối với một căn bệnh được đánh giá thông qua sự hiện diện của kháng thể đối với căn bệnh đó trong hệ miễn dịch của cơ thể. Kháng thể là các protein đặc biệt được cơ thể sản xuất ra nhằm mục tiêu trung hòa hoặc tiêu diệt độc tố và các sinh vật mang mầm bệnh. Kháng thể mang tính đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào đó. Ví dụ, kháng thể đối với virus sởi sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus gây bệnh sởi, tuy nhiên sẽ không có tác dụng nếu người đó tiếp xúc với virus quai bị.

Có hai loại miễn dịch: chủ động và thụ động.

1.1. Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động là loại miễn dịch có được khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, qua đó kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra các kháng thể bảo vệ đối với một căn bệnh cụ thể. Tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có thể xảy ra thông qua tình trạng nhiễm trùng bệnh lý (dẫn đến hiện tượng miễn dịch tự nhiên) hoặc thông qua tiêm chủng vào cơ thể một dạng sinh vật bị bất hoạt hoặc làm suy yếu (miễn dịch đạt được do tiêm phòng vắc - xin). Trong đó, vắc - xin thường là biện pháp cung cấp miễn dịch chủ động cho cơ thể từ khi còn nhỏ. Đây là chế phẩm sinh học mang tính kháng nguyên, nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể có cấu trúc tương tự hoàn toàn hoặc một phần), được tiêm vào cơ thể để tạo miễn dịch chủ động đặc hiệu, giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch đối với một hoặc một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Dù bằng cách nào đi nữa, nếu một người đã có miễn dịch chủ động với một bệnh lý và tiếp xúc với chính căn bệnh đó trong tương lai, hệ thống miễn dịch của họ sẽ nhận diện nhanh chóng và ngay lập tức tạo ra các kháng thể cần thiết để chống lại tác nhân gây bệnh.

Miễn dịch chủ động khi đã đạt được sẽ tồn tại rất lâu, đôi khi suốt đời.

1.2. Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động đạt được khi một người được cung cấp kháng thể đối với một bệnh lý nào đó thay vì cơ thể phải sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Em bé sơ sinh thường có được khả năng miễn dịch thụ động từ mẹ qua nhau thai. Một người cũng có thể có được miễn dịch thụ động thông qua các chế phẩm máu có chứa kháng thể, như globulin miễn dịch, được cung cấp khi cần tác dụng bảo vệ ngay lập tức khỏi một bệnh cụ thể. Đây là lợi thế chủ yếu đối với khả năng miễn dịch thụ động, mang đến hiệu quả bảo vệ ngay lập tức, trong khi đó, miễn dịch chủ động cần có thời gian (thường là vài tuần) để hình thành khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ kéo dài trong một vài tuần hoặc vài tháng, trong khi miễn dịch chủ động là lâu dài.

2.1. Khả năng nhận diện và phát hiện tác nhân gây bệnh

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận diện, phát hiện mầm bệnh và những tác nhân gây hại khác trong cơ thể.

Ví dụ, nếu bạn hít phải virus gây bệnh cảm lạnh qua hệ hô hấp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện virus đó là tác nhân gây bệnh, dẫn đến kích hoạt cơ chế để ngăn chặn virus hoặc hỗ trợ cơ thể để phục hồi. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian để cơ thể vượt qua nhiễm trùng, đôi khi bệnh nhân cần sử dụng thuốc hỗ trợ. Như vậy, các loại miễn dịch là nền tảng cung cấp sự phòng ngừa và phục hồi.

2.2. Hệ miễn dịch hoạt động tốt khi bạn thư giãn

Để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ của hệ miễn dịch, hãy cố gắng làm giảm căng thẳng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Khi bị căng thẳng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ không thể hoạt động tốt như khi bạn lạc quan và được thư giãn. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn.

2.3. Hệ miễn dịch là cơ quan hoạt động liên tục

Khác với hệ thần kinh, hệ miễn dịch là hệ thống phức tạp nhất của cơ thể. Hệ miễn dịch được tạo thành từ các mô, tế bào và các cơ quan khác nhau, bao gồm:

  • Amidan;
  • Hệ thống tiêu hóa;
  • Tủy xương;
  • Làn da;
  • Hạch bạch huyết;
  • Lá lách;
  • Niêm mạc ở bên trong mũi, cổ họng và bộ phận sinh dục.

Tất cả những bộ phận này hoạt động liên tục suốt ngày đêm để giữ cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh.

2.4. Khả năng ghi nhớ

Tất cả mọi người được sinh ra với một khả năng miễn dịch nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch của cơ thể sẽ ngày càng tốt hơn theo thời gian nhờ vào khả năng ghi nhớ của hệ miễn dịch.

Cụ thể, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp giúp người mẹ truyền một lượng kháng thể cho em bé. Mặt khác, một số trẻ thường xuyên mắc các bệnh cảm lạnh, sốt, đau tai và các bệnh vặt khác cũng kích hoạt phản ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ tạo ra những kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với bệnh, chính những kháng thể này giúp trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh trong tương lai.

Cơ chế hoạt động của vắc - xin cũng gần giống như vậy. Chúng kích hoạt hệ miễn dịch bằng cách đưa vào cơ thể một lượng nhỏ virus (thường là những virus đã bị giết hoặc làm suy yếu). Qua đó, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể để đáp ứng lại với vắc- xin, ví dụ như kháng thể bệnh sởi, ho gà, cúm hoặc viêm màng não. Như vậy, khi tiếp xúc với virus thật sự trong tương lai, hệ thống miễn dịch đã sẵn sàng nhận diện và tấn công chúng trước khi cơ thể bị ảnh hưởng.

2.5. Hệ miễn dịch sẽ thay đổi theo thời gian

Hệ miễn dịch của cơ thể thường hoạt động kém hiệu quả hơn khi tuổi cao. Điều này có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn khi có tuổi hoặc khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Sinh học 8 miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch?

Hệ miễn dịch của cơ thể thường bao gồm hai loại chính: Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Miễn dịch chủ động: Đây kết quả khi cơ thể bạn tiếp xúc với sinh vật gây bệnh sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chống lại căn bệnh đó.

Miễn dịch nhân tạo là gì Sinh học 8?

Miễn dịch nhân tạo hay còn gọi là miễn dịch thu được, miễn dịch đặc hiệu. Đây hoạt động miễn dịch được tạo ra sau khi chúng tiếp xúc với mầm bệnh và học được cấu trúc của mầm bệnh.

Trong cơ thể người có bảo nhiêu loại bạch cầu sinh 8?

Bạch cầu được phân thành ba loại chính là bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu lympho. Nhìn chung các loại bạch cầu trong cơ thể được chia thành 3 loại gồm : bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu lympho.

Miễn dịch có nghĩa là gì?

Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ (trong miễn dịch học gọi kháng nguyên). Hệ thống miễn dịch cũng một hệ thống như tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu hay thần kinh, nội tiết.