Sau sinh bao lâu thì được ăn măng

Có bạn nào biết đang cho con bú có được ăn canh măng không ? Mình nghe nói là ăn măng hại máu, nhưng mình tìm trên mạng thì không thấy nói gì về việc kiêng ăn măng khi cho con bú. Mình đang thèm ăn bún măng vịt quá, nhưng mẹ mình thì bảo không được ăn. Nói thât là mình không mấy tin vào vào "kinh nghiệm nhiều đời" của các cụ, nhưng nếu quả thật có hại thì mình sẽ nhịn vì con, còn nếu ăn ít không sao cả thì mình phải ăn một bữa cho đã thèm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh ăn măng được không? Theo ý kiến chuyên gia, mẹ sau sinh không nên ăn măng, thực phẩm này sẽ khiến thay đổi mùi sữa mẹ, thậm chí là mất sữa.

  • Giá trị dinh dưỡng của măng
  • Sau sinh ăn măng được không?
  • Ăn măng có mất sữa không?
  • Sau khi ăn măng bị mất sữa chúng ta nên làm gì?

Giá trị dinh dưỡng của măng

Công dụng tuyệt vời của măng:

  • Giảm cân: giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói, có đường lẫn calo không đáng kể.
  • Kiểm soát cholesterol: măng chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ, giúp giảm lượng cholesterol xấu.
  • Tốt cho tim: selen, kali trong măng có lợi cho tim
  • ​Chống ung thư: giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống bệnh ung thư.
  • Tăng cường miễn dịch: nhờ thành phần giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Chống viêm: giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Tốt cho người ăn kiêng

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh ăn trứng gà được không? Mẹ sau sinh ăn gì để mau hồi phục?

Bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua thành phần dinh dưỡng của măng nhé. Hãy cùng xem lí do vì sao măng lại được mọi người yêu thích đến vậy.

Măng tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho…

Giá trị dinh dưỡng của măng [Nguồn ảnh: unsplash]

Những khoáng chất này rất có ích cho sức khỏe. Hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Theo nghiên cứu, thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali sẽ có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ.

Trong măng tươi có hàm lượng chất xơ rất cao lên tới tận 2,56%. Lượng chất xơ này giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư liên quan tiêu hóa. Măng còn có chứa ít chất béo và đường.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường. Trong măng tươi có chứa chất Phytosterol. Phytosterol giúp chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của tế bào trong cơ thể.

Sau sinh ăn măng được không?

Dù bổ dưỡng là vậy nhưng ăn măng sau sinh thì bạn nên cân nhắc. Sau sinh cơ thể mẹ rất yếu, cần được chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Măng là món ăn ngon, thường được dùng để nấu canh với sườn hoặc thịt gà.

Sau sinh ăn măng được không? [Nguồn ảnh: unsplash]

Bà đẻ có ăn được măng không? Cho con bú ăn măng được không? Với phụ nữ sau sinh thì nên hạn chế ăn măng. Dù ăn măng khô hay tươi cũng có thể gây đau nhức vú, đổi mùi sữa khiến bé không bú.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ ngay lập tức biến thành acid cyanhydric [HCN]. Acid cyanhydric là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi. Nhưng cũng chỉ mất một phần chứ không mất toàn bộ chất độc.

Vậy ăn măng sau sinh có bị mất sữa?

Đang cho con bú có ăn được măng không? Măng [trừ măng tây] không tốt cho phụ nữ mang thai và sinh con.

Cụ thể, khi ăn măng có thể khiến bạn bị ít sữa, mất sữa hoặc tắc sữa. Các chất trong măng khi ăn vào có thể làm ức chế tuyến sữa. Cơ thể người mẹ sẽ ngừng tiết sữa cho dù chỉ ăn măng một bữa. Đến đây, câu hỏi sau sinh ăn măng được không đã có đáp án rồi đúng không nào. Thế nhưng nếu sau khi ăn măng bị mất sữa chúng ta nên làm gì?

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh có được ăn mít không? Nên ăn mít như thế nào thì tốt?

Sau khi ăn măng bị mất sữa chúng ta nên làm gì?

Ăn măng bị mất sữa phải làm sao? Việc đầu tiên là bạn nên loại măng ra khỏi thực đơn của mình. Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên ăn măng. Người bình thường ăn măng cũng phải hết sức cẩn trọng. Phải chế biến thật kĩ mới có thể ăn.

BS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy – Theo Nội khoa Việt Nam chia sẻ “Nếu mẹ sau sinh bị mất sữa do nguồn dinh dưỡng hay do sức khỏe, mẹ có thể dùng chè vằng để gọi lại nguồn sữa. Đây là một loại thảo dược thiên nhiên được bán rộng rãi trên thị trường, vì thế mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn những nơi uy tín, đảm bảo nguồn gốc để mua. Bên cạnh đó, đu đủ xanh cũng là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của mẹ sau sinh. Trong đu đủ xanh có nhiều protein, giàu viatmin giúp làm đặc và thơm sữa hơn”.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thực phẩm lợi sữa như quả sung, các loại thịt cá, sữa…Bạn có thể đun lấy nước một số loại lá như đinh lăng, mít…Những lá này theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp sữa mau về.

Sau khi ăn măng bị mất sữa chúng ta nên làm gì? [Nguồn ảnh: unsplash]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trong thời gian này, bạn phải tăng cường cho con bú, vắt và hút sữa. Điều này giúp kích thích tuyến sữa hoạt động trở lại. Nếu sau 1 tuần mà tình trạng mất sữa vẫn không cải thiện, bạn có thể uống viên lợi sữa.

Một số thực phẩm lành mạnh nên có trong khẩu phần của bà mẹ sau sinh bao gồm: DHA trong cá hồi cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng mẹ sau sinh, mẹ nên sử dụng 360gr cá hồi để cung cấp thêm dưỡng chất cho con qua nguồn sữa; Thịt bò nạt cung cấp lượng sắt lớn, còn là nguồn protein và vitamin B12 rất cần cho bà mẹ cho con bú; Qủa việt quất chứa nhiều vitamin và chất khoáng lành mạnh cho mẹ sau sinh; Qủa cam không những cung cấp nguồn năng lượng cho mẹ mà còn cung cấp lượng vitamin C phong đáp cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm khác như: Trứng, bánh mì nguyên chất, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,…Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ bầu có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con bằng sữa của mình.

Nguồn tham khảo: Cách gọi sữa về khi bị mất sữa – Thầy thuốc Việt Nam.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cho con bú ăn măng được không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bỉm không nên ăn măng dù tươi hay khô. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Giá trị dinh dưỡng của măng
  • Cho con bú ăn măng được không? Ăn măng có mất sữa không?
  • Lỡ ăn măng bị mất sữa thì phải làm sao?
  • Những món ăn giúp mẹ gọi sữa trở lại

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là thức ăn rất sẵn ở miền núi nhất là ở những nơi có rừng tre, nứa, bương, trúc… Giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau tươi. Trong măng ngoài 91% là nước có đủ các chất protid, glucid, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt là hàm lượng kali trong măng khá cao. Theo ước tính, cứ 100g măng chứa khoảng 533mg kali. Những thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali/100g đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ. Vì thế măng cũng rất tốt trong việc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Măng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khả năng chống oxy hóa tốt [Ảnh: istockphoto]

Măng tươi có nhiều chất xơ hơn rau. Hàm lượng chất xơ trong măng lên đến 2,56%, giúp giảm nguy cơ ung thư. Nhất là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa. Măng càng già tỉ lệ chất xơ càng cao tuy nhiên cứng và khó tiêu hơn.

Trong măng tươi còn chứa chất phytosterol chống sự oxy hóa, có tác dụng giảm viêm. Măng còn có chứa ít chất béo và đường. Do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường. Trong măng khô, tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao hơn hẳn măng tươi.

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bà đẻ ăn măng có mất sữa không và cách khắc phục để sữa về ào ào cho con

Mẹ cho con bú ăn măng được không?

Măng là một món ăn tương đối dễ sử dụng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ sau sinh nên hạn chế ăn măng nhất có thể và tốt nhất là không nên ăn măng dù là măng khô hay măng tươi. Vì măng sẽ gây ra những cơn đau nhức vùng ngực và có thể làm cho sữa có mùi khó chịu khiến trẻ bỏ bú. Nếu mẹ tiết nhiều sữa nhưng trẻ không bú sẽ khiến vùng ngực bị căng tức và ảnh hưởng lớn đến các nang vận chuyển sữa bên trong ngực.

Măng là loại thực phẩm không được dành cho mẹ sau sinh [Ảnh: istockphoto]

Ngoài ra, mùi hăng của măng cũng làm sữa mẹ có mùi khó chịu khiến trẻ không muốn bú. Khi sữa tiết ra nhiều mà trẻ không bú, vú của người mẹ sẽ bị căng tức. Điều này có ảnh hưởng bất lợi đến các nang sữa. Khi quy trình tiết sữa, bé bú bị rối loạn, mẹ sữa dễ bị tắc sữa hoặc mất sữa.

Lỡ ăn măng bị mất sữa thì phải làm sao?

Ăn măng có làm mất sữa không? Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể rơi vào tình trạng mất sữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa, trong đó có cả việc ăn măng. Nếu mẹ xác định được nguyên nhân mất sữa do măng thì cần dừng lại ngay.

Tiếp đó, bạn hãy đưa vào thực đơn những món lợi sữa như rau ngót, đậu xanh, thịt nạc… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống các loại nước lợi sữa như lá đinh lăng, lá vối, lá mít… Những thực phẩm trên sẽ giúp mẹ tiết tạo sữa trở lại.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Song song việc thay đổi chế độ ăn, mẹ nên kết hợp massage ngực. Đồng thời thường xuyên cho con bú để kích thích tuyến sữa hoạt động. Nếu vẫn không cải thiện được tình hình, mẹ sữa nên đi khám để tránh bị tắc sữa vĩnh viễn.

Bạn có thể chưa biết:

Cách gọi sữa về nhiều cực đơn giản, mẹ không nên bỏ qua!

Những món ăn giúp mẹ gọi sữa trở lại

Mẹ đã biết cho con bú ăn măng chua được không, thay vì măng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm tốt thay thế sau. Chúng không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng gọi sữa về rất tốt.

Cháo đậu xanh nấu thịt nạc

Thịt lợn nạc chứa nhiều protein cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Đậu xanh giúp tuyến vú phát triển và lợi sữa sau sinh. Vì thế cháo đậu xanh nấu thịt nạc là món ăn lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé.

Cách nấu: Đậu xanh để cả vỏ, rửa sạch, ngâm với nước khoảng 4 giờ cho đậu mềm. 50 gr gạo tẻ và 50gr gạo nếp vo sạch cùng với đậu xanh. Sau đó mẹ cho vào nồi ninh lửa nhỏ cho tới khi chín mềm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thịt nạc mẹ cần rửa với nước muối, bằm nhỏ. Sau đó mẹ ướp thịt với chút hạt nêm, bột canh, hành khô trong 15 phút. Bắc chảo với ít dầu lên bếp, phi hành khô băm nhỏ rồi cho thịt băm vào xào săn lại. Khi cháo đã chín mềm, cho thịt băm vào nồi đun thêm khoảng 3 phút. Mẹ sữa có thể rắc chút hành lá thái nhỏ lên trên.

Cháo đậu xanh nấu thịt nạc [Ảnh: istockphoto]

Canh rau ngót nấu thịt bò

Rau ngót rất giàu sắt giúp tốt cho máu của người mẹ. Rau ngót cũng là loại rau lợi sữa.

Cách nấu: Sau khi rửa và cắt thịt bò thành miếng vừa ăn, mẹ ướp với ít hạt tiêu, gừng tỏi. Sau đó, mẹ xào thịt bò trên chảo dầu nóng với thật ít bột nêm cho đến khi thịt chín.

Rau ngót đã lặt cũng được xào sơ với ít dầu ăn, nêm thêm bột canh, bột nêm. Sau đó, đổ vào một lượng nước vừa phải, đun lửa vừa. Khi rau ngót sôi được 5 phút thì mẹ hãy cho thịt bò vào. Canh sôi lại thì mẹ nhắc xuống và có thể nêm nếm một lần nữa cho vừa miệng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tạm kết

Măng là một thực phẩm được người dân Việt Nam rất ưa thích. Nhất là khi có cỗ và dịp lễ Tết, măng thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình. Nhưng có ưa thích đến mấy thì các mẹ sữa cũng không nên ăn măng nhé vì những tác hại có thể gây nên của nó là không hề nhỏ. Dù là măng tươi, măng khô hay măng chua [trừ măng tây] thì phụ nữ sau sinh cũng nên hạn chế vì loại thực phẩm này dù không trực tiếp làm mất sữa nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các mẹ nên kiêng cữ cẩn thận và tìm hiểu về các món mình sắp ăn để đảm bảo không đem lại nguy cơ nào cho sức khỏe cả 2 mẹ con. Nếu là tín đồ của các món măng thì mẹ cũng nên hạn chế để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và sức khỏe của bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề