Khám lớn Sài Gòn nỗi xử tử vì anh hùng lí Tự Trọng hiện nay là gì

Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Văn Trọng, người  chiến sĩ thanh niên cộng sản trẻ tuổi sinh ngày 20-10-1914, trong một gia đình Việt kiều yêu nước tại Thái-lan. Quê chính của anh là làng Kỳ Việt, xã Việt Xuyên [nay là xã Thạch Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh]. Khi gia đình mới sang Thái-lan, cảnh nghèo, anh chưa được học chữ quốc ngữ. Nhờ bà con Việt kiều ở Lạc Khon giúp, anh được đi học chữ và học rất chăm chỉ. Chỉ sau một tháng, anh đã đọc, viết thông thạo tiếng Việt, mà bà con Việt kiều dạy cho.

Nhận thấy Lý Tự Trọng  mới 10 tuổi nhưng thông minh, ham học hỏi, cho nên bà con Việt kiều ở bản Lạc Khon bàn với cha, mẹ cho anh vào lớp đào tạo cán bộ cách mạng để chuẩn bị cho lực lượng về nước hoạt động. Tại lớp học này, các đồng chí cán bộ chủ chốt Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái...  giảng  về những vấn đề chủ chốt của cách mạng. Lớp học chọn lựa những thanh, thiếu niên ưu tú đưa sang Quảng Châu, Trung Quốc học tập, rèn luyện theo chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tại đây chính Người đã trực tiếp đặt tên anh là Lý Tự Trọng, để sau này bí mật  đưa về nước. Lúc đó Lý Tự Trọng mới 15 tuổi. Ðầu năm 1929, dù chưa học xong Trường Tôn Trung Sơn do Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội gửi học, song do bọn phản động trong Quốc dân Ðảng Tưởng Giới Thạch bắt đầu trở mặt, phản bội lại tư tưởng Tôn Trung Sơn, cho nên bọn mật vụ Pháp bắt đầu lùng bắt những người yêu nước Việt Nam ở tại Quảng Châu.

Một số chiến sĩ cán bộ của Hội tạm lánh về nước, trong đó có Lý Tự Trọng. Qua quá trình học tập và sau nhiều thử thách trong công tác liên lạc bí mật và bảo vệ của tổ chức, anh được Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội cử về nước chuẩn bị cho vận động để thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản yêu nước tại Sài Gòn. Ngày 9-2-1931, tại Nhà thi đấu Sài Gòn có cuộc mít-tinh kỷ niệm Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái với sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tổ chức Ðảng dự tính trước, đã cử một số cán bộ đi tuyên truyền chớp nhoáng và  là để bảo vệ an toàn cho nhân dân tại cuộc mít-tinh, diễn thuyết nói trên. Ðúng 8 giờ 15 phút,  lúc sau trận bóng đá đã tan trên sân vận động Trường Mayer [nay là Trường THPT Võ Thị Sáu], cuộc diễn thuyết chớp nhoáng của cán bộ Ðảng cử ra vừa kết thúc, thì bọn mật thám thực dân Pháp tràn tới. Tên cò Pháp Lơ Grăng nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi, là người tổ chức Ðảng ta cử ra vừa diễn thuyết xong. Ngay lập tức người thanh niên trẻ tuổi Lý Tự Trọng - được tổ chức ta cử làm bảo vệ cho buổi diễn thuyết - rút súng ngắn bắn gục ngay tại chỗ tên mật thám thực dân Pháp Lơ Grăng.  Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp bắt  ngay sau đó. Chúng thay nhau tra tấn, hòng tìm ra tên tuổi những người chỉ huy cuộc diễn thuyết. Song càng tra hỏi, thì anh càng im lặng, cho tới khi chúng đánh anh ngất xỉu. Chúng nhốt anh vào hầm riêng, chờ ngày xét xử và cuối cùng kết án tử hình anh. Cuối năm đó, ngày 21-11-1931 tại Khám lớn Sài Gòn, đứng trước bàn máy chém, anh vẫn bình thản, hiên ngang như đã làm xong nhiệm vụ vinh quang mà Tổ quốc giao cho mình.

Trước khi lên máy chém, mấy lần anh gọi tên: Tổ quốc Việt Nam thân yêu và hát vang bài Quốc tế ca: "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!". Lời hát ấy vang mãi nơi anh bị giam giữ. Người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã ra đi khi mới bước sang tuổi 17, song lý tưởng của anh còn sống mãi trong câu nói nổi tiếng trước khi bị xử tử: "Con đường của thanh niên, chỉ có thể là con đường cách mạng".

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh [Hà Nội], hiện còn lưu giữ bốn bài viết của Bác Hồ khi còn sống về anh Lý Tự Trọng, như một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa và tinh thần yêu nước, bất khuất của tuổi trẻ Việt Nam.

HỒNG HÀ

Hy sinh khi tròn 17 tuổi, nhưng tinh thần, chí khí và tuyên ngôn bất tử của anh hùng Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” vẫn luôn là ngọn đuốc sáng ngời thôi thúc khát vọng của các thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng.

Chí khí người anh hùng trẻ tuổi và câu nói bất hủ

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914 tại bản Mạy - tỉnh Nakhonphanom - Thái Lan. Anh là con trai cụ Lê Khoan [tức Lê Hữu Đạt], quê ở làng Việt Xuyên [nay là xã Việt Tiến], huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Từ nhỏ, anh đã thể hiện được tư chất thông minh và trở thành một trong những học sinh giỏi của trường. Năm 1926, khi mới 12 tuổi, Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 thiếu niên xuất sắc được Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu [Trung Quốc] đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam sau này. Thời gian này, Lê Hữu Trọng được Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Lý Tự Trọng.

Vốn thông minh hoạt bát, mưu trí, Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội với đảng bạn và cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc chuyển thư từ, tài liệu của Đảng về nước.

Infographic về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lý Tự Trọng do Tỉnh đoàn Hà Tĩnh xây dựng.

Đến giữa năm 1929, tình hình cách mạng đã có chuyển biến mới. Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn để đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng; đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt, đó là vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Ngày 9/2/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Sau đó anh đã bị bắt giam vào khám lớn Sài Gòn và bị tra tấn dã man. Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng.

Lý Tự Trọng anh dũng hy sinh khi mới 17 tuổi nhưng tinh thần cách mạng bất khuất của anh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, đồng thời đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Câu nói của anh: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác…” đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu, kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua mọi thời kỳ cách mạng.

Tối 19/11, tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng [xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà], Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức lễ thắp nến tri ân tưởng niệm 90 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ [AHLS] Lý Tự Trọng [21/11/1931 - 21/11/2021].

Khát vọng của thanh niên Hà Tĩnh

Kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, noi gương anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Hà Tĩnh luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh nhà đã triển khai hiệu quả nhiều phong trào hành động cách mạng như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”…

Qua các phong trào đã tạo nên môi trường lành mạnh cho thanh niên được bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xã hội.

Liên đội Trường Tiểu học Kỳ Thịnh 2 [thị xã Kỳ Anh] tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Lý Tự Trọng - sáng mãi tên anh”.

Năm 2021, tròn 90 năm ngày đồng chí Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên anh dũng hi sinh, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã và đang triển khai hiệu quả đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “Tinh thần Lý Tự Trọng - Khát vọng của thanh niên” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động. Trong đợt cao điểm từ 14/11 đến nay, toàn tỉnh đã có 340 cơ sở đoàn và 285 liên đội, đoàn trường đồng loạt tổ chức sinh hoạt.

Chị Lê Thị Hòa, Phó Bí thư Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Hà chia sẻ: “Tham gia sinh hoạt chính trị với chủ đề “Tinh thần Lý Tự Trọng - Khát vọng của thanh niên” giúp chúng tôi được bồi đắp thêm về lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ thanh niên đi trước đã chọn. Từ đó thúc đẩy hành động, phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay”.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều đơn vị linh hoạt tổ chức sinh hoạt chuyên đề bằng hình thức trực tuyến.

Cùng với sinh hoạt chính trị, các cấp bộ Đoàn, hội đã xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền trực quan trên internet, trên mạng xã hội như tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, phướn, tranh ảnh, đồ họa thông tin, bộ ảnh tuyên truyền, video clip, infographic… về cuộc đời, tấm gương hy sinh của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng và các tấm gương anh hùng trẻ tuổi của dân tộc. Tổ chức hiệu quả đợt kết nạp lớp đoàn viên Lý Tự Trọng.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Hà tổ chức lễ kết nạp đoàn viên - lớp đoàn viên Lý Tự Trọng.

Vinh dự là quê hương của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên, dịp này ngay tại Khu tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, ở xã Việt Tiến [Thạch Hà] cũng diễn ra nhiều hoạt động cấp Trung ương như: lễ dâng hương, hoa tri ân; công bố mẫu tượng chân dung đồng chí Lý Tự Trọng; tu sửa, nâng cấp một số hạng mục tại khu tưởng niệm; thăm hỏi, tặng quà thân nhân gia đình đồng chí Lý Tự Trọng, gia đình chính sách, người có công với cách mạng và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh...

Kỷ niệm 90 năm ngày hy sinh của đồng chí Lý Tự Trọng là dịp ý nghĩa để ĐVTN tưởng nhớ, tri ân và quyết tâm tiếp bước truyền thống, thắp lửa khát vọng, góp sức dựng xây quê hương ngày càng phát triển.

Tuổi trẻ Hà Tĩnh nguyện một lòng tin tưởng, giương cao ngọn cờ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vững bước trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; phát huy vai trò, trách nhiệm, khát vọng của mình tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng và khơi dậy các giá trị chuẩn mực của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.

Bí thư Tỉnh đoàn Lê Thành Đông

Thu Hà

Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề