Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

Câu hỏi Sinh học mới nhất

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8
Hãy lấy 5 ví dụ về biến dị ở sinh vật (Sinh học - Lớp 9)

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

2 trả lời

Tóm tắt thí nghiệm của Menđen (Sinh học - Lớp 9)

1 trả lời

Công thức về ARN (Sinh học - Lớp 12)

1 trả lời

Tổng hợp các công thức về ARN (Sinh học - Lớp 12)

1 trả lời

đặc điểm đặc trưng chỉ có ở vật sống là? (Sinh học - Lớp 6)

4 trả lời

Ruột non là nơi xảy ra sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể. Trong cơ thể người, ruột non nằm sau dạ dày và trước ruột già (còn gọi là đại tràng). Ở người trưởng thành, chiều dài của bộ phận này giao động từ 5 – 9m, rộng khoảng 1.5 – 3cm.

Ruột non là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, kéo dài từ môn vị dạ dày đến van hồi manh tràng. Ruột non gồm ba phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng

1.1 Tá tràng

Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có hình chữ C, kéo dài từ môn vị dạ dày đến chỗ nối tá hỗng tràng. Nó được chia làm bốn đoạn: trên, xuống, dưới và lên.

Tá tràng nhận mật từ túi mật và các enzym tiêu hóa từ tụy qua “nhú tá tràng chính”. Đây là nơi mà phần lớn sự tiêu hóa thức ăn xảy ra.

1.2 Hỗng tràng, hồi tràng

Hỗng tràng là phần tiếp theo của ruột non, nó kéo dài từ góc tá hỗng tràng đến hồi tràng. Ranh giới của hỗng tràng và hồi tràng không rõ ràng, khó xác định. Phần cuối của ruột non là hồi tràng, nó nối với đại tràng qua van hồi manh tràng. Quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra chủ yếu ở hai phần này của ruột non.

Cấu tạo của ruột non giống như cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

Hình ảnh cấu tạo của ruột non

2.1 Nguyên nhân u ruột non

Chưa rõ nguyên nhân gây u ác ruột non. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Bệnh Crohn, u nấm gia đình, bệnh coeliac, người đã cắt bỏ túi mật, hút nhiều thuốc lá, nghiện rượu, ăn nhiều thịt đỏ.

2.2 Các u ruột non thường gặp

Có 2 dạng u ruột non thường gặp là u lành tính và u ác tính.

  • U lành tính: Chiếm 25%, bao gồm: U mỡ, bệnh đa polyp ruột.
  • U ác tính: Ung thư tuyến ở tá tràng và hỗng tràng; u lympho ruột; u sarcoma; u đường tiêu hóa (là dạng ung thư có thể phát sinh ở các vị trí khác ở dạ dày, ruột kết).

2.2.1 Các u lành tính

U tuyến lành chiếm 25% toàn bộ các u lành của ruột. Các u lành tính thường không có triệu chứng rõ ràng chỉ được phát hiện tình cờ khi phẫu thuật. Điều trị các u lành tính thường bằng phẫu thuật cắt bỏ.

  • U mỡ thường xảy ra nhất ở hồi tràng; triệu chứng bộc lộ thường là tắc ruột do lồng ruột, u cơ trơn thường liên quan với xuất huyết và cũng gây lồng ruột, u mạch có tác động như các u nhỏ ở ruột khác nhưng có xu hướng xuất huyết nhiều hơn.
  • Bệnh đa polyp ruột của đường dạ dày là một bệnh nhẹ. Đã có báo cáo về biến đổi ác tính nhưng hiếm

2.2.2 Các u ác tính

Việc điều trị các u ác tính và các biến chứng của chúng thường là phẫu thuật.

  • Ung thư tuyến là ung thư thường gặp nhất của ruột non, xảy ra nhiều nhất ở tá tràng và hỗng tràng. Các triệu chứng là do tắc hoặc xuất huyết. Tiên lượng xấu.
  • U lympho: U lympho ruột non tiên phát ác tính là các tổn thương khu trú chủ yếu ở ruột non và ngay từ đầu không có tổn thương hạch ngoại biên; các triệu chứng lâm sàng khởi phát liên quan đến tổn thương ở ống tiêu hoá. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn biết rõ, có một số yếu tố được xem là nguy cơ như: Bệnh Crohn, bệnh phì đại lan toả u lympho ở ruột non, do giảm gammaglobulin máu, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Sarcoma hay xảy ra nhất ở giữa ruột non, và có thể biểu hiện lần đầu là khối u, tắc và xuất huyết. Tiên lượng dè dặt.
  • Các u carcinoid xảy ra phổ biến nhất ở đường tiêu hóa hoặc phổi và có thể phát sinh ở các vị trí khác kể cả ở dạ dày, ruột kết, phế quản, tụy và buồng trứng. Hội chứng dạng ung thư chỉ xảy ra với các u ác tính đã có di căn. U có thể tiết ra serotonin và bradykinin. Các biểu hiện toàn thân có thể gồm: Cơn đỏ mặt bột phát và những triệu chứng vận mạch khác, khó thở và thở khò khè, các đợt tái phát đau bụng và tiêu chảy.

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

U lympho ruột non là một trong các loại u ác tính khu trú chủ yếu ở ruột non

2.4 Các thủ thuật chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh khá khó vì, đa số u lành không có triệu chứng. Chỉ khoảng 20-50% chẩn đoán được trước mổ.

Nếu là u ác thì chụp hình ruột non có cản quang tốt có thể thấy hình ảnh u từ 50-70%. Nội soi ống mềm trên xuống có thể thấy được u ở tá tràng còn nội soi từ hậu môn lên có thể thấy u ở hồi tràng.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của nội soi viên nang, truyền hình ảnh ra ngoài qua 1 camera nhỏ, đã giúp cho thấy hình ảnh tổn thương ruột non khá tốt.

  • Chụp hình X quang bụng có thể thấy hình ảnh tắc ruột nhưng không thể xác định được u ruột non.
  • Chụp hình động mạch mạc treo ruột (DSA hay MSCT- 64) có thể gián tiếp thấy u do nhiều mạch máu nuôi quy tụ vào một vùng.
  • CT scan ổ bụng có thể thấy được u cơ trơn khi u lớn ra ngoài lòng ruột.

2.5 Điều trị u ruột non

Điều trị u ruột non chính là cắt bỏ đoạn ruột có khối u. Với u lành, cắt bỏ rộng là điều trị tiệt căn, hiếm khí tái phát nhưng với u ác thì khó thực hiện phẫu thuật triệt căn kể cả nạo hạch vùng và phẫu thuật Whipple trong u ác tá tràng.

Với u ác, điều trị hỗ trợ như xạ-hóa kết hợp chỉ có hiệu quả với u lympho; u ác tuyến, u cơ trơn thì kháng với hoá trị kinh điển. Đối với u carcinoid, ngoài cắt bỏ, nạo hạch còn có thể điều trị bằng somatostatin hay interferon alpha và hóa trį, Với điều trị đa mô thức như thế, u carcinoid cho kết quả tốt hơn tất cả các u ác ruột non.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ruột thừa nằm bên phải hay bên trái ổ bụng?

XEM THÊM:

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Tiêu hóa ở ruột non

  • A. LÝ THUYẾT SINH HỌC 8
    • I. CẤU TẠO RUỘT NON
    • II. TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
  • B. TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8

A. LÝ THUYẾT SINH HỌC 8

I. CẤU TẠO RUỘT NON

- Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày

- Dài 2,8 – 3m

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

- Cấu tạo:

+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào.

+ Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.

+ Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết ra chất nhày.

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

- Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.

- Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.

II. TIÊU HÓA Ở RUỘT NON

- Biến đổi lý học:

+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn.

+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa.

+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ.

- Biến đổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng .

Ruột non có cấu tạo nhu thế nào SINH 8

B. TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8

Câu 1: Ruột non có cấu tạo mấy lớp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Chọn đáp án: C

Giải thích: Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp (màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc) nhưng thành mỏng hơn, lớp cơ gồm cơ dọc và cơ vòng

Câu 2: Tá tràng nằm ở vị trí nào?

A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già

B. Đoạn đầu của ruột non

C. Đoạn cuối của ruột non

D. Đoạn cuối của ruột già.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có dịch tụy và dịch mật đổ vào

Câu 3: Lớp niêm mạc ruột non có chứa

A. Tuyến ruột

B. Lông nhung

C. Tế bào tiết chất nhầy

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến ruột và các tế bào tiết chất nhày,các lông nhung làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.

Câu 4: Lớp niêm mạc ruột không có vai trò nào dưới đây?

A. Nhào trộn thức ăn

B. Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột

C. Làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn

D. Tạo viên thức ăn

Chọn đáp án: D

Giải thích: viên thức ăn được tạo do hoạt động ở khoang miệng

Câu 5: Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?

A. Ruột non

B. Ruột già

C. Dạ dày

D. Gan

Chọn đáp án: A

Giải thích: Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Câu 6: Dịch mật bao gồm

A. Muối mật và muối kiềm

B. Muối mật và HCl

C. Muối mật và muối trung hòa

D. Muối mật và muối acid

Chọn đáp án: A

Giải thích: Dịch mật có các muối mật và muối kiềm

Câu 7: Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là

A. Chỉ có biến đổi hóa học

B. Chỉ có biến đổi lí học

C. Có cả biến đổi lí học và hóa học

D. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học

Chọn đáp án: C

Giải thích: Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột). Biến đổi lí học thể hiện ở chỗ: thức ăn được hoà loãng và trộn đểu với các dịch tiêu hoá,…

Câu 8: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là?

A. Biến đổi hóa học

B. Biến đổi lí học

C. Biến đổi cơ học

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

Câu 9: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?

A. Tá tràng

B. Manh tràng

C. Hỗng tràng

D. Hồi tràng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có dịch tụy và dịch mật đổ vào

Câu 10: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: B

Giải thích: Khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột, dịch ruột mới được tiết ra

Câu 11. Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ?

A. 1 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Câu 12. Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?

A. Hồi tràng

B. Hỗng tràng

C. Dạ dày

D. Tá tràng

Câu 13. Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu

A. đóng tâm vị.

B. mở môn vị.

C. đóng môn vị.

D. mở tâm vị.

Câu 14. Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò nhũ tương hoá lipit?

A. Dịch tụy

B. Dịch mật

C. Dịch vị

D. Dịch ruột

Câu 15. Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành

A. glucôzơ.

B. axit béo.

C. axit amin.

D. glixêrol.

Câu 16. Lớp cơ của thành ruột non có vai trò nào sau đây?

1. Dự trữ chất dinh dưỡng, phòng khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng vì nguyên nhân nào đó

2. Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa

3. Co bóp giúp thức ăn thấm đều dịch tụy, dịch mật và dịch ruột, tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn

A. 1, 2, 3

B. 1, 3

C. 1, 2

D. 2, 3

Câu 17. Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?

A. Dịch tụy

B. Dịch ruột

C. Dịch mật

D. Dịch vị

Câu 18. Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Gan

C. Ruột non

D. Tụy

Câu 19: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hóa học là

A. Đường đơn, axit amin, glixerin, axit béo

B. Axit amin, glixerin, axit béo, đường đôi

C. Đường đơn, lipit, axit amin

D. Đường đơn, glixerin, protein, axit béo

Đáp án

1. C2. B3. D4. D5. A6. A7. C8. A9. A10. D
11. D12. D13. C14. B15. C16. D17. A18. C19. A

Với nội dung bài Tiêu hóa ở ruột non các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về cấu tạo ruột non, quy trình tiêu hóa ở ruột non...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Chuyên đề Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.